Kiểm soát sự thực hiện của chính sách BTHTTĐC:

Một phần của tài liệu ''hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của chính quyền thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 33 - 38)

Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi và thu thập thông tin thực hiện chính sách:

Tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC là vấn đề phức tạp, nhạy cảm do đó các cơ quan chính quyền cấp huyện cần có hệ thống thông tin phản hồi để nắm bắt các vướng mắc để kịp thời giải quyết. Thông tin có thể thu thập được qua công tác báo cáo năm, quý, tháng của chính quyền cấp xã, phường, các báo các đánh giá của tổ chức tư vấn chính

sách, qua công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chuyên môn hoặc cơ quan quản lý cấp trên như:

Ban chỉ đạo GPMB huyện, thị xã: Kiểm tra tập trung vào những vấn đề chủ yếu như: thủ tục lập dự án; các điều kiện về vốn; quỹ nhà tái định cư; tiến độ thực hiện; việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư...kịp thời phát hiện thiếu sót, bất cập trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thống nhất biện pháp xử lý, tháo gỡ vướng mắc.

Phòng Tài chính: Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, tổ chức kiểm tra việc thu, chi tiền bồi thường, hỗ trợ; kiểm tra nội dung và chi theo định mức chi phí phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; thu tiền bồi thường, hỗ trợ về tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, nộp ngân sách.

Thanh tra Nhà nước huyện, thị xã: Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về đất đai tại địa phương; tập trung giải quyết dứt điểm các đơn thư tồn đọng và giải quyết kịp thời đơn thư phát sinh thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật tại địa phương để hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài; khắc phục tình trạng chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết đơn thư; định kỳ, đánh giá rút kinh nghiệm về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, đảm bảo pháp luật đất đai được thực hiện nghiêm, hạn chế tiêu cực và vi phạm. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Kiên quyết thu hồi những diện tích đã giao, đã cho thuê nhưng chủ đầu tư không triển khai, triển khai không đúng tiến độ, chủ đầu tư không có năng lực thực hiện dự án.

Hội đồng bồi thường, HTTĐC cấp huyện, thị xã: Thường xuyên phối hợp với đơn vị được giao BTHTĐC, thẩm định nhanh chóng, kịp thời, chính xác phương án bồi thường, hỗ trợ. Kiểm tra quy trình thực hiện công tác GPMB và thường xuyên, định kỳ báo cáo UBND cấp huyện, thị xã về việc triển khai các dự án có GPMB trên địa bàn.

Những thông tin này có được thông qua các như sau:

- Báo cáo của Hội đồng BTHTTĐC cấp huyện, Ban giải phóng mặt bằng các xã phường.

- Thông qua hoạt động kiểm tra của cán bộ tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC như cán bộ thuộc Hội đồng BTHTTĐC cấp huyện, Ban giải phóng mặt bằng của các xã, phường.

- Ngoài ra, còn có thể thu thập thông tin phi chính thức bằng cách tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến của người bị thu hồi đất về việc thực hiện các chương trình, dự án tại địa bàn.

Đánh giá việc thực hiện chính sách:

Để đánh giá việc tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC chính quyền cấp huyện, thị xã thường sử dụng các tiêu chí sau đây:

Đánh giá tính phù hợp của chính sách:

Khi tổ chức thực thi chính sách chính quyền cấp huyện, thị xã bằng các kênh thông tin có thể thu thập được đều thăm dò, khảo sát các chính sách của trung ương, tỉnh có phù hợp với đặc thù địa bàn mình quản lý hay không; do thực tiễn công tác BTHTTĐC thường xuyên có những tình huống chưa có trong các quy định pháp luật của Nhà nước nên đòi hỏi các cơ quan quản lý phải kịp thời kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

Đánh giá hiệu lực của chính sách:

Sau khi tổ chức thực thi chính sách vào thực tiễn các cơ quan quản lý của chính quyền, thị xã cần đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra, như mục tiêu của chính sách tái định cư là nhằm hỗ trợ cho người bị thu hồi ổn định nơi ăn chốn ở, yên tâm ở nơi ở mới và để biết được mục tiêu đó có đạt được hay không thì các cơ quan quản lý cần thu thập thông tin để đánh giá các chính sách về tái định cư được ban hành có tạo cho người bị thu hồi đất tâm lý ổn định, phấn khởi và cơ sở hạ tầng tốt hơn nơi ở cũ hay không.

Đánh giá hiệu quả của chính sách:

Việc thực hiện chính sách nhằm đạt được các mục tiêu theo thiết kế ban đầu của dự án, tuy nhiên chính quyền cấp huyện cần phải nhìn nhận quá trình tổ chức thực thi ở góc độ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Một chính sách thành công nếu nó đạt được mục

tiêu đề ra về mặt kỹ thuật nhưng đồng thời cũng góp phần ổn định đời sống của xã hội, kinh tế phát triển, đảm bảo an sinh xã hội.

Điều chỉnh chính sách

Qua quá trình đánh giá việc thực hiện chính sách, có thể phát hiện vấn đề trong bản thân chính sách hoặc quá trình tổ chức thực thi, khi đó cần phải tiến hành điều chỉnh chính sách một cách kịp thời.

Có thể điều chỉnh về:

- Mục tiêu cần đạt của chính sách. - Giải pháp, công cụ

- Tổ chức thực thi: có thể là thời gian thực thi, điều chỉnh về cán bộ thực thi - Điều chỉnh ngân sách cho việc thực thi chính sách

- Xóa bỏ chính sách: đây là trường hợp xấu nhất mà Nhà nước phải cẩn trọng khi xử lý.

Tổng kết việc thực thi chính sách và đưa ra các sáng kiến đổi mới

Đây là bước cuối cùng của giai đoạn thực thi chính sách nhằm đánh giá toàn bộ quá trình thực thi chính sách. Việc tổng kết phải đáp ứng được các yêu cầu:

- Đánh giá cái được của chính sách, trên tất cả phương diện.

- Đánh giá cái mất mà chính sách đưa lại, những hạn chế, tiêu cực mà chính sách không thể né tránh được.

- Đưa ra các kết luận sau chính sách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc tổng kết thực hiện chính sách phải được tổ chức một cách khách quan với chi phí ít nhất và giao cho cơ quan chuyên trách thực hiện.

- Đề xuất những thay đổi để xây dựng được chính sách tốt hơn trong tương lai.

1.2.2.4. Các điều kiện để tổ chức thực thi chính sách thành công

Có thể nói, quá trình thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của chính sách và có tầm quan trọng lớn lao đối với hoạt động quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế xã hội. Do vậy để thực thi thành công chính sách BTHTTĐC, cần chủ động tạo ra các điều kiện sau đây:

Phải có chính sách hợp lý – điều kiện tiên quyết để thực hiện chính sách thành công

Có thể coi đây là tiền đề, điều kiện tiên quyết để thực thi chính sách BTHTTĐC thành công, bởi thực ra điều kiện này được xác định ngay từ quá trình hoạch định chính sách. Làm tốt công tác hoạch định sẽ cho ta chính sách hợp lý để chuẩn bị thực thi. Ngược lại, một chính sách sai thì dù cho công tác tổ chức thực thi có cố gắng đến đâu chăng nữa thì chính sách đó vẫn thất bại và mang lại những tổn thất cho đất nước.

Phải có nền hành chính công đủ mạnh, có khả năng thích nghi cao và trong sạch

Đây là điều kiện quyết định sự thành bại của công tác thực thi chính sách BTHTTĐC, nhưng cũng là điều kiện khó khăn nhất, không thể thực hiện một sớm một chiều là tạo ra được, mà đòi hỏi phải có thời gian.

Thực tiễn ở nước ta và kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho phép kết luận rằng: để thực hiện thành công chính sách BTHTTĐC, thì điều kiện quan trọng là phải có hệ thống tổ chức thực hiện chính sách từ trung ương đến tận cơ sở hoạt động một cách đồng bộ, kịp thời và một đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực và phẩm chất để làm công tác BTHTTĐC.

Sự cam kết của các nhà lãnh đạo cấp cao

Một chính sách luôn thể hiện quan điểm chính trị, lợi ích giai cấp. Do đó, khi chính sách BTHTTĐC được đưa ra rất có thể sẽ vấp phải sự phá hoại, sự chống đối của các lực lượng thù địch trong và ngoài nước, cũng sẽ không thể tránh khỏi những khó khăn phức tạp do nhiều yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thực hiện. Điều đó đòi hỏi các nhà lãnh đạo đất nước - những nhân vật quan trọng trên chính trường, những người có quyền quyết định chính sách cũng như quyết định tổ chức thực thi chính sách phải cương quyết, có đủ quyết tâm và bản lĩnh để thực hiện chính sách đến thắng lợi cuối cùng nếu thấy rằng đó là một chính sách đúng đắn và hợp lòng dân.

Phải tạo được niềm tin và sự ủng hộ của đại đa số quần chúng

Chính sách BTHTTĐC chỉ có thể thành công khi nó được nhân dân tin tưởng và ủng hộ. Khi những chính sách ấy đáp ứng và phục vụ vì lợi ích chính đáng của đa số. Để có thể sự ủng hộ của nhân dân, cần phải:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn chính sách một cách đầy đủ và kịp thời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các tổ chức đoàn thể, làm cho mọi người hiểu về nội dung của chính sách.

- Thực hiện cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

- Thực hiện các biện pháp khuyến khích bằng vật chất và tinh thần đối với công dân trong việc thực hiện chính sách.

Từ những điều kiện nói trên, có thể nhận thấy rằng: quá trình thực thi chính sách BTHTTĐC có liên quan đến nhiều cơ quan, chủ thể khác nhau. Để thực hiện thành công chính sách BTHTTĐC cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, chủ thể này, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhà đầu tư và sự nhất trí, đồng thuận của người dân.

Một phần của tài liệu ''hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của chính quyền thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 33 - 38)