2.3.3. 1. Hệ thống thông tin phản hồi
Tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC là một quá trình liên tục, phức tạp đòi hỏi các cơ quan chính quyền phải thường xuyên nắm bắt thông tin để có các tác động nhằm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn, chính quyền thị xã sử dụng hệ thống thông tin phản hồi thông qua các báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng tháng, báo cáo quý, báo cáo năm của UBND các xã, phường, báo cáo của các phòng ban ngành chuyên môn như Thanh tra Nhà nước thị xã về việc tuân thủ các quy trình, thủ tục của Nhà nước, tình hình đơn thư khiếu nại của công dân; hoặc thông qua các Báo cáo kết quả thực hiện của Hội đồng BTHTTĐC thị xã, Tổ tư vấn BTTTĐC thị xã.
2.3.3.2. Công tác đánh giá, giám sát.
Với đặc thù là hoạt động đòi hỏi cần có sự đánh giá, giám sát thường xuyên, việc kiểm soát thực thi chính sách BTHTĐC của chính quyền thị xã Thái Hòa được thực hiện bởi các cơ quan:
Các chủ thể kiểm soát: Thị ủy, HĐND, UBND, phòng Tài nguyên – Môi trường, Tài chính – Kế hoạch, Quản lý Đô thị, Kinh tế, Thanh tra Nhà nước thị xã.
Công cụ và hình thức kiểm soát:
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện kê khai, kiểm đếm đất và tài sản trên đất, phương pháp xác định nguồn gốc sử dụng đất, phương pháp lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng.
- Các văn bản đôn đốc chỉ đạo, kiểm tra của Thị ủy, Ban pháp chế, Ban kinh tế xã hội thuộc HĐND thị xã.
- Các báo cáo về tình hình tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC, báo cáo thu hồi đất của Hội đồng BTHTTĐC thị xã, Tổ tư vấn BTHTTĐC, UBND các xã, phường, các báo của các cơ quan đoàn thể về việc cháp hành chủ trương chính sách của các hội viên.
- Tiến hành thu thập thông tin, các ý kiến phản hồi đóng góp của người dân bị thu hồi đất và những đối tượng liên quan.
Bước tiếp theo trong giai đoạn kiểm soát quá trình tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC là đánh giá việc tổ chức thực thi chính sách để kịp thời có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trong quá trình thực hiện chính quyền thị xã đánh giá theo các tiêu chí sau:
Đánh giá tính phù hợp của chính sách: do đặc thù chính sách BTHTTĐC chỉ được ban hành bởi các cơ quan Trung ương và các cơ quan cấp tỉnh nên địa bàn, quy mô, đối tượng điều chỉnh của văn bản rất rộng nên trong một số trường hợp chính sách của cấp tỉnh ban hành chưa thực sự phù hợp văn hóa, phong tục, tập quán tại địa phương triển khai chính sách. Ví dụ như đối với tập quán của người dân tộc Thổ tại xã Nghĩa Hòa, thị xã Thái Hòa do từ lâu đời có thói quen sống trên một địa bàn rộng lớn, diện tích sử dụng đối với vườn, ao, chuồng trung bình là 500 m2, trong quá trình bố trí các khu tái định cư nếu
chính quyền thị xã không kịp thời xin ý kiến của UBND tỉnh để điều chỉnh hạn mức diện tích suất đất tái định cư theo quy định(là 200m 2 đối với địa bàn đô thị) thì chính sách tái định cư đối với các dự án có liên quan đến những người bị thu hồi đất là dân tộc Thổ sẽ thất bại.
Đánh giá hiệu lực của chính sách: mục tiêu của các chính sách BTHTTĐC thường rất cao và tốt đẹp, tuy nhiên do tính phức tạp và đa dạng, nhạy cảm do đó trong quá trình thực thi kết quả đạt được thường không như mục tiêu đã đề ra. Một trong những nguyên tắc cơ bản của thu hồi đất là phải đảm bảo cho người bị thu hồi đất có nơi ăn, chốn ở tốt hơn nơi ở cũ, có điều kiện để được làm việc ổn định, thuận lợi để có cơ hội đóng góp tốt hơn cho xã hội, tuy nhiên, thực tiễn tại địa bàn thị xã Thái Hòa các khu tái định cư thường có cơ sở hạ tầng yếu kém, các tiêu chí cơ bản như điện, đường, trường trạm chưa đảm bảo, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người bị mất đất, phải di chuyển nhà cửa.
Đánh giá hiệu quả của chính sách: thu hồi đất và thực hiện chính sách BTHTĐC là mối quan hệ hai chiều giữa nhà đầu tư và đối tượng bị thu hồi đất, việc tổ chức thực thi chính sách chỉ đạt hiệu quả cao khi có mặt bằng sạch để xây dựng dự án nhưng đồng thời cũng đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho người dân được chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm, được đào tạo nghề theo nguyện vọng
2.4. Đánh giá tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhànước thu hồi đất của chính quyền thị xã Thái Hòa giai đoạn 2008-2011 nước thu hồi đất của chính quyền thị xã Thái Hòa giai đoạn 2008-2011
2.4.1. Đánh giá tổ chức thực thi chính sách theo các tiêu chí 2.4.1.1. Kết quả đạt được:
- Các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do chính quyền Trung ương, tỉnh ban hành cơ bản đã giải quyết triệt để các vấn đề mà thực tiễn yêu cầu.
- Việc thực hiện các mục tiêu của của chính sách BTHTĐC đã góp phần vào thực hiện các mục tiêu theo định hướng kế hoạch của địa phương, cụ thể trong số 43 dự án đã và đang triển khai tại địa bàn thị xã các chủ đầu tư đã có đất để xây dựng các công trình theo thiết kế, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra, đa số nhân dân đồng tình ủng hộ các chủ trương chính sách của Nhà nước và chủ trương thực hiện dự án, những người bị thu hồi đất được quan tâm đào tạo nghề mới, cuộc sống ổn định và an tâm làm việc. Qua đó
giúp cho thị xã Thái Hòa thuận lợi hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Các chương trình, dự án được triển khai tại địa bàn đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thị xã cũng như các vùng phụ cận, một số dự án về nông nghiệp như Công ty Cổ phần sữa Việt Nam(Vinamilk) đã tạo được thêm việc làm, nâng cao thu nhật cho người lao động tại địa phương, qua đó giảm các gánh nặng về giải quyết việc làm cho xã hội.
- Việc tổ chức thực thi các chính sách đã các cơ quan ban ngành và người bị thu hồi đất đánh giá đảm bảo công khai, công bằng, minh bạch, dân chủ.
2.4.1.2. Một số tồn tại, hạn chế:
- Các chính sách về bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp trong ranh giới phường, đất nông nghiệp tiếp giáp khu dân cư đã tạo nên sự mất công bằng về số tiền được bồi thường, hỗ trợ trong cùng một khu đất bị thu hồi.
- Chính sách của nhà nước chỉ quy định ở mức độ pháp luật chung trên địa bàn toàn tỉnh nên chưa tính tới các yếu tố về văn hóa, tập quán, đặc thù của địa phương nên trong quá trình thực thi chính quyền thị xã chưa giải quyết được tận gốc của vấn đề, gây ảnh hưởng đến tiến độ các dự án chậm theo kế hoạch, như: chính sách tái định cư đối với người dân tộc thiểu số; chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp có nguồn gốc từ Nông trường Đông Hiếu...vv.
- Việc thực thi chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động chưa được chính quyền cấp thị xã, các xã phường, các chủ đầu tư dự án thực sự quan tâm và giải quyết hiệu quả, một số chương trình đào tạo nghề còn mang tính hình thức mà chưa đi vào chiều sâu, do đó đã làm gia tăng số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, gia tăng các tệ nạn xã hội.
2.4.2. Điểm mạnh
Trong giai đoạn 2008 – 2011 việc tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại Thái Hòa có những điểm mạnh như sau:
- Thị uỷ, UBMTTQ, HĐND, UBND, các phòng ban ngành của thị xã và chính quyền các xã, phường đã quan tâm chỉ đạo đối với việc tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
- Việc tổ chức thực thi các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật của Trung ương và tỉnh đề ra, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; đảm bảo an sinh xã hội và quyền lợi cho người bị thu hồi đất.
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban mặt tổ quốc các cấp, cơ quan Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân đã thực hiện tốt chức năng kiểm tra, đánh giá và có văn bản kiến nghị để các cơ quan thực thi chính sách kịp thời điều chỉnh những vấn đề còn bất cập.
- Chính quyền thị xã quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho cán bộ trực tiếp tham gia từ cấp thị xã đến các xã, phường; chủ đồng ghép các chương trình, dự án tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho nhân dân.
- Công tác hoà giải, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng đã quan tâm tập trung giải quyết dứt điểm, không để tình trạng đơn thư vượt cấp kéo dài, số lượng đơn thư đã giảm theo từng năm: 2008 có 128 đơn, 2009 có 93 đơn, 2010 có 80 đơn, 2011 có 65 đơn khiếu nại về chính sách bồi thường, hỗ trợ và thái độ làm việc của cán bộ công chức trực tiếp tham gia giải phóng mặt bằng.
- Chính quyền thị xã đã kịp thời trong việc xin ý kiến của các cơ quan cấp tỉnh, trung ương đối với những cơ chế chính sách chưa được quy định rõ trong văn bản của Nhà nước hoặc chưa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương như giá đất ở trung bình để hỗ trợ đất nông nghiệp nằm trong ranh giới phường, hỗ trợ đối với hộ gia đình bị thu hồi trên 30 % đất nông nghiệp, hoặc bồi thường, hỗ trợ đối với đất sản xuất nông nghiệp có nguồn gốc từ Nông trường Đông Hiếu; bồi thường đất vườn liền kề đất ở trước năm 1980.
- Quan tâm tổ chức tổng kết, rút bài học kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống chính trị các cấp cũng như về chuyên môn nghiệp vụ, từ đó có
kiến nghị để sửa đổi chính sách và phương pháp tổ chức thực hiện chính sách cho phù hợp hơn với tình hình thực tiễn.
2.4.3. Điểm yếu
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC của chính quyền thị xã còn tồn tại một số điểm yếu như sau:
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo về thực thi chính sách khi đi vào nội dung triển khai cụ thể ở một số xã, phường còn lúng túng. Sự phối kết hợp giữa Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các phòng, ban ngành, cơ sở trong việc tuyên truyền và triển khai thực hiện chưa nhịp nhàng nên hiệu quả chưa cao.
- Công tác tuyên truyền chưa quyết liệt và chưa thường xuyên liên tục, chưa đồng bộ, sức lan toả chưa nhiều.
- Bộ máy làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định từ cấp thị xã đến cấp xã chưa có sự thống nhất, chủ yếu là kiêm nhiệm, chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng; trình độ, năng lực và phẩm chất ở một bộ phận cán bộ còn hạn chế. Đến nay cơ chế hoạt động của Tổ tư vấn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn còn mang tính chất lâm thời, chưa phải là đơn vị có tư cách pháp nhân, cán bộ làm việc chủ yếu là Hợp đồng ngắn hạn, tư tưởng chưa ổn định và chuyên tâm công tác.
- Tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định và thực hiện giải phóng mặt bằng của một số dự án chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, nhất là đối với các công trình, dự án trọng điểm phát triển kinh tế- xã hội của thị xã.
- Việc giải quyết tồn tại, vướng mắc trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất có lúc, có nơi chưa kịp thời; một số trường hợp chưa được sự đồng thuận cao của người bị thu hồi đất.
- Phần lớn việc thu hồi đất do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng thực hiện, hoạt động của Hội đồng dựa trên nguyên tắc hành chính và không theo cơ chế thị trường. Sự tham gia của cộng đồng, tổ chức xã hội và những người bị ảnh hưởng còn rất hạn chế. Các yếu tố như các hoàn cảnh riêng của cộng đồng dân tộc thiểu số, tôn giáo chưa được xem xét cụ thể. Mặt khác thiếu sự tham gia của các bên liên quan
cũng làm cho chi phí bồi thường cao hơn mức cần thiết khi không có điều kiện tổ chức thương thảo với cộng đồng nhằm đưa ra những giải pháp đối mới có khả năng đem lại lợi ích cho cả Nhà nước và người dân.
- Nhận thức về trách nhiệm đối với công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở một số ban ngành, địa phương, cơ sở còn chưa thực sự đầy đủ, thiếu chủ động, chưa sâu sát trong tổ chức thực hiện.
- Sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng, UBND các xã, phường với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thiếu tính đồng bộ, chưa phân rõ trách nhiệm cụ thể, nên việc tổng hợp, đôn đốc chỉ đạo chưa được thường xuyên.
- Công tác thông tin, báo cáo chưa kịp thời, thiếu dữ liệu, cơ chế báo cáo chưa rõ ràng, nội dung báo cáo chưa đầy đủ.
- Các kế hoạch triển khai thực hiện còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, các mục tiêu đề ra cho mỗi giai đoạn chưa đạt so với yêu cầu.
- Hoạt động đánh giá, giám sát có thực hiện nhưng còn mang tính chất hình thức, chiếu lệ nên chất lượng thấp, công tác đánh giá cũng được tiến hành nhưng không liên tục, kịp thời. Các cán bộ tham gia tại các cơ Cơ quan có chức năng giám sát, các Đoàn giám sát chưa am hiểu sâu đối với chính sách BTHTTĐC. Việc theo dõi tổ chức thực thi chính sách nhằm phát hiện ra những vấn đề bất cập để khắc phục kịp thời chưa được thực hiện nghiêm túc. Thông tin mà hoạt động giám sát và đánh giá cung cấp chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho quá trình hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách.
Tóm lại, cho dù còn bộc lộ một số yếu kém nhất định nhưng thực tiễn cho thấy quá trình tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC của chính quyền thị xã Thái Hòa trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào việc xây dựng, chỉnh trang đô thị nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để đề xuất định hướng cũng như giải pháp để hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC khi Nhà nước thu hồi đất của chính quyền thị xã Thái Hòa đến năm 2015.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT CỦA CHÍNH QUYỀN
THỊ XÃ THÁI HÒA, TỈNH NGHỆ AN
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒITHƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ XÃ THÁI HÒA. THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ XÃ THÁI HÒA. 3.1.1. Mục tiêu của tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của