Kinh nghiệm của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu ''hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của chính quyền thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 38 - 41)

Quỳnh Lưu là huyện địa đầu xứ Nghệ, nằm về phía Bắc của tỉnh Nghệ An, với diện tích tự nhiên 607,378km2, dân số 381.948 (tính đến 31/12/2010); có 43 đơn vị hành chính (gồm 41 xã và 2 thị trấn), trong đó có 20 xã, thị trấn và có đồng bào theo đạo; có 538 thôn, bản, khối phố. Huyện có tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 48, đường sắt Bắc Nam, đường Tỉnh lộ 537 đi qua; có khu đô thị mới Hoàng Mai, khu du lịch biển Quỳnh, vùng thị tứ đang hình thành và phát triển. Địa hình được chia làm ba vùng gồm miền núi - bán sơn địa; đồng bằng và ven biển.

Quỳnh Lưu có đường biên giới dài 122km, trong đó đường biên giới đất liền 88km và 34 km đường bờ biển. Khoảng cách từ huyện lỵ là thị trấn Cầu Giát đến tỉnh lỵ là thành phố Vinh khoảng 60Km. Phía bắc huyện Quỳnh Lưu giáp huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá), có chung địa giới khoảng 24km với ranh giới tự nhiên là khe Nước Lạnh. Phía nam và tây nam Quỳnh Lưu giáp với Diễn Châu và huyện Yên Thành với ranh giới khoảng 31km. Vùng phía nam của huyện Quỳnh Lưu có chung khu vực đồng bằng với hai huyện Diễn Châu và Yên Thành (thường gọi là đồng bằng Diễn-Yên-Quỳnh). Phía tây, huyện Quỳnh

Lưu giáp huyện Nghĩa Đàn với ranh giới khoảng 33km được hình thành một cách tự nhiên bằng các dãy núi kéo dài liên tục mà giữa chúng có nhiều đèo thấp tạo ra những con đường nối liền hai huyện với nhau. Phía đông, huyện Quỳnh Lưu giáp biển Đồng.

Từ năm 2008 đến nay chính quyền huyện Quỳnh lưu đã triển khai hơn 100 dự án với tổng giá trị đầu tư đạt gần 1.000 tỉ đồng trong năm 2010 với các ngành nghề khách sạn nhà hàng, dịch vụ du lịch, sản xuất kinh doanh, Giao thông thủy bộ…Nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng đạt hiệu quả kinh tế cao đưa Quỳnh Lưu (Nghệ An) thành điểm dẫn đầu toàn tỉnh về thu hút đầu tư.

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện đầu tư, Quỳnh Lưu đã phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị vào việc tuyên truyền vận động nhân dân giải phóng mặt bằng nên chỉ trong năm 2010 đã giải phóng thành công 290 ha giao cho các nhà đầu tư, tạo ra nhiều khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Hoàng Mai 297 ha, khu công nghiệp Đồng Hồi 436 ha. UBND huyện ban hành đề án nâng cao chất lượng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn, tích cực củng cố hệ thống đê biển, đê sông, kè chắn sóng ở Quỳnh Lộc, Sơn Hải, đê Liên xã Long -Thuận - Thọ. Mạnh dạn xây dựng các bến thuyền neo đậu tránh sóng, tránh bão ở Lạch Quèn. Xây dựng mới hoặc nâng cấp hệ thống các tuyến đường giao thông nối liền vùng biển lên các vùng bán sơn địa như tuyến Lương - Thanh - Thạch - Hoa, tuyến Bảng - Văn - Tân và tích cực xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đào tạo tay nghề cho người lao động. Nhờ vậy, nhiều dự án lớn đã đầu tư vào Quỳnh Lưu nâng tổng số vốn đăng ký trong năm lên đến 3.325 tỷ đồng.

Thiên nhiên ưu đãi cho Quỳnh Lưu có sông, có núi, có biển, có rừng nên “Nền công nghiệp không khói” được phát triển mạnh mẽ và nhiều công trình lớn đã hoàn thành đi vào hoạt động như Quỳnh Lưu Palaza 14 tầng, Hương Quỳnh 2 đạt ba sao, khu du lịch biển Quỳnh, Phú Nghĩa, Bãi tắm Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, các khu du lịch sinh thái, khách sạn nhà hàng mọc lên, các quần thể đền chùa miếu mạo được tôn tạo phục hồi thu hút khách du lịch trong ngoài nước. Bên cạnh đó, nhiều công trình đã được khởi công như: Nhà máy xi măng Tân Thắng được triển khai trên vùng đất trọc, đồi hoang với công suất 1,9 triệu tấn/năm, đường Đông Hồi đi Nghĩa Đàn, nhà máy sản xuất sắt xốp KOBELCO 1 tỉ USD công suất 2 triệu tấn/năm. Trong tương lai không xa, Hoàng Mai sẽ thành đô thị

công nghiệp sầm uất nằm trong vùng kinh tế trọng điểm “Nam Thanh Bắc Nghệ”. Thị trần Cầu Giát đang được mở rộng thành trung tâm thương mại thủ công nghiệp. Trung tâm thương mại chợ Giát với cơ cấu quy mô hoành tráng đã đi vào hoạt động. Nhiều dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh đã giải quyết việc làm cho 3.000 lao động/năm. Một số xã trở thành đầu mối trong tiêu thụ hàng hóa xây dựng thành thị tứ như Tuần, Ngò, Phú Nghĩa, Quỳnh Thạch… tất cả hợp lại góp phần chuyển dịch cơ cấu, chuyển dịch lao động theo hướng đầu tư công nghiệp, làm thay đổi cơ cấu thuần lúa nghèo nàn lạc hậu, tạo nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, tạo sức bật để bộ mặt Quỳnh Lưu thay đổi tiến lên từng ngày, lãnh đạo chính quyền các cấp trên dưới 1 lòng tạo điều kiện thuận lợi nhất tiếp tục thu hút đầu tư, xây dựng Quỳnh Lưu thành đơn vị dẫn đầu về kinh tế sánh vai với các huyện mạnh trong tốp dẫn đầu của tỉnh.

Để đạt kết quả trên là nhờ sự đồng thuận cao trong cấp ủy, chính quyền huyện, nhằm vào các vùng đồi hoang hóa, vùng bán sơn địa nơi hạ tầng kỹ thuật, hệ thống điện nước khó khăn để đặt điểm xây dựng.

Tranh thủ tối đa các nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi nhất rải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư. Chủ động liên hệ với các doanh nghiệp ở Sài Gòn, Hà Nội và con em của huyện thành đạt trong ngoài nước. Tạo môi trường thông thoáng, cải cách triệt để thủ tục hành chính, chỉ đạo các ban phòng chuyên môn phối hợp đồng bộ, nhân dân đồng thuận ủng hộ các chủ trương, chính sách của nhà nước đề ra.

- Ban thường vụ huyện ủy huyện Quỳnh Lưu đã ra Nghị quyết số 12/NQ.HU về việc yêu cầu mỗi cán bộ Đảng viên có trách nhiệm tuyên truyền, vận động cho nhân dân hiểu về chế độ chính sách của Nhà nước, giao cho các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh vận động hội viên thực hiện tốt các chủ trương của Nhà nước.

- Chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng tăng cường phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến vận động, làm rõ lợi ích về nhiều mặt của dự án, qua đó để nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất.

sách của Đảng, Nhà nước để làm cho dân hiểu, dân tin tưởng và thực hiện tốt các dự án theo chủ trương đề ra. Trong năm 2011 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 51/2011/QĐ.UBND ngày 19/10/2011 về việc thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã huyện Quỳnh Lưu. Việc thành lập Trung tâm đã làm cho công tác thu hồi đất của chính quyền huyện chuyên nghiệp, bài bản hơn, công tác bồi thường, hỗ trợ được thực hiện đảm bảo cho quyền lợi của nhân dân.

Một phần của tài liệu ''hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của chính quyền thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 38 - 41)