Dạy học chung cả lớp

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Quyết Tâm – Thành phố Sơn la, tỉnh Sơn La (Trang 44 - 51)

7. Cấu trúc của đề tài

2.5.2. Dạy học chung cả lớp

Dạy học chung cho cả lớp là phƣơng tiện hiệu quả để truyền tải những thông tin đến đƣợc một số lƣợng lớn ngƣời nghe cùng một lúc. Hình thức này thƣờng đƣợc sử dụng để giới thiệu những vấn đề chung trong nội dung chƣơng trình hay để HS cùng thảo luận những chủ đề có liên quan đến kinh nghiệm,

kiến thức của nhiều ngƣời. Hình thức tổ chức này thƣờng đƣợc dùng khi mở đầu và kết thúc của mỗi tiết.

Tổ chức dạy học chung cho cả lớp sẽ giúp giảm đƣợc số lƣợng giáo án và có thể tập trung vào điều khiển các hoạt động của HS trong giờ học nhƣ một đơn vị lớp học thống nhất. Cần lƣu ý rằng khi sử dụng hình thức dạy này, GV phải lựa chọn và điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với các đối tƣợng ở các nhóm đối tƣợng khác nhau.

Ở hình thức dạy học này, chúng tôi sử dụng hình thức chơi trò chơi.

Trò chơi là một hoạt động của con ngƣời nhằm mục đích trƣớc tiên và chủ yếu là vui chơi, giải trí, thƣ giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Trò chơi trong học tập còn giúp các em đi tới một kiến thức mới của nội dung bài học hoặc để củng cố lại kiến thức đã đƣợc học. Đối với HS Tiểu học, đặc biệt là HS đầu bậc Tiểu học, trò chơi có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp các em có thể “Vui học, học vui”. Trò chơi vừa giúp các em thƣ giãn vừa giúp các em củng cố kiến thức, kĩ năng của bài học, giúp các em nắm chắc, nhớ lâu kiến thức, có tác dụng kích thích hứng thú học tập, sáng tạo cho HS. Tùy vào từng bài học cụ thể, sự phong phú của trò chơi mà GV nên lựa chọn và tổ chức các trò chơi cho HS sao cho phù hợp với nội dung học tập và đối tƣợng HS.

Tổ chức trò chơi học tập giúp cho lớp học sôi nổi, nội dung bài học trở nên phong phú, HS có đƣợc cách tiếp cận nội dung học tập mới. Tuy nhiên, để tổ chức trò chơi cho HS trong quá trình giảng dạy đòi hỏi GV phải có những kĩ năng tổ chức nhất định và nắm đƣợc các bƣớc tổ chức trò chơi nhƣ sau:

Bước 1: Lựa chọn trò chơi

GV phải lựa chọn trò chơi sao cho phải phù hợp với đối tƣợng HS, mục tiêu và nội dung của từng bài học.

Bước 2: Chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ trò chơi

Sau khi xác định đƣợc trò chơi thì GV phải chuẩn bị ngay những điều kiện tối thiểu để tổ chức trò chơi nhƣ không gian chơi, tranh ảnh, phiếu lớn, bảng phụ,…

Bước 3: Tiến hành chơi

GV tổ chức lớp thành các đội chơi, giới thiệu sao cho hấp dẫn về tên trò chơi, mục đích yêu cầu, cách chơi, luật chơi, thƣởng phạt để gây hứng thú tham gia trò chơi của HS.

Bước 4: Tổng kết trò chơi

Sau khi cho HS tiến hành chơi, GV cần tổng kết và đánh giá lại về trò chơi nhằm rút ra những nội dung bài học cho các em.

Hiện nay, ngày càng có nhiều GV chú ý sử dụng trò chơi học tập trong tiết học. Có thể giới thiệu ở đây một số loại hình trò chơi dùng để dạy Luyện từ và câu nhƣ sau:

1) Trò chơi: Thi tìm từ nhanh

Mục tiêu: - Luyện kĩ năng tìm từ và mở rộng vốn từ cho HS

- Rèn trí thông minh và khả năng liên tƣởng cho HS về những từ ngữ cùng chủ đề.

Chuẩn bị: - Giấy, bút để ghi chép.

- Cử trọng tài để điều khiển, theo dõi, đánh giá và ghi kết quả. - Đồng hồ để tính thời gian.

Cách tiến hành: Đầu tiên GV chia lớp thành các đội chơi (mỗi đội gồm

4- 6 HS) sau đó mỗi đội sẽ cử đại diện hoặc lần lƣợt từng ngƣời lên bảng đã dán sẵn bảng phụ để HS viết các tên theo đề bài yêu cầu. Mỗi ngƣời viết một từ, viết xong về chỗ để ngƣời khác lên viết (nếu cử từng ngƣời lên). GV quy định thời gian, nếu đội nào viết đƣợc nhiều hơn và đúng thời gian quy định thì là đội thắng cuộc. Sau khi các đội chơi đã hoàn thành bài của mình, GV chiếu đáp án đã chuẩn bị trƣớc lên phông chiếu. Cả lớp quan sát và đối chiếu với bài làm của đội chơi với của GV.

VD: Bài Mở rộng vốn từ: Thể thao. Dấu phẩy, tuần 29, trang 93, Tiếng Việt 3, tập 2.

Ở bài tập 1, GV có thể tổ chức trò chơi cho HS.

Yêu cầu: hãy kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng các tiếng: bóng, chạy, đua, nhảy.

Tƣơng tự cách tiến hành nhƣ trên, GV quy định thời gian chơi từ 5-7 phút, chia lớp thành 4 đội (mỗi đội bắt đầu bằng một tiếng khác nhau). Hết thời gian, GV tìm ra đội thắng cuộc, HS sẽ tìm ra đƣợc môn thể thao bắt đầu từ các tiếng khác nhau:

Bóng: bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, bóng rổ,... Chạy: chạy bền, chạy 100m, chạy vƣợt rào,… Đua: đua xe đạp, đua ngựa, đua thuyền,… Nhảy: nhảy xa, nhảy cao,…

2) Trò chơi: Tìm nhanh cặp từ trái nghĩa

Mục tiêu: Luyện kĩ năng tìm nhanh các cặp từ trái nghĩa trong Tiếng Việt

và củng cố kiến thức từ ngữ đã học.

Chuẩn bị: Kẻ các cột chữ ghi từ trên giấy theo từng cặp (A - B) nhƣ sau:

(1) A B Dài nhanh chậm nhỏ thấp gầy To ngắn Béo cao (2) hòa bình phức tạp

đơn giản khổ đau

ồn ào chiến tranh

hạnh phúc im lặng

- Chuẩn bị bút để thực hiện yêu cầu bài tập. Có thể mời một bạn làm trọng tài để đánh giá kết quả và cho điểm (nối đúng mỗi cặp từ trái nghĩa đƣợc 1 điểm).

Cách tiến hành:

- Đọc những từ ở cột A và cột B rồi dùng bút nối những cặp từ trái nghĩa ở 2 cột với nhau trong khoảng thời gian nhanh nhất.

- Đánh giá kết quả để xác định số điểm của từng ngƣời, ai nhiều điểm nhất là ngƣời thắng cuộc, 2 ngƣời có số điểm bằng nhau thì phần thắng thuộc về ngƣời thực hiện nhanh hơn.

Đáp án: nối các cặp từ trái nghĩa nhƣ sau là đúng

1) dài - ngắn, chậm - nhanh, thấp - cao, to - nhỏ, béo - gầy.

2) hòa bình - chiến tranh, đơn giản - phức tạp, ồn ào - im lặng, hạnh phúc - khổ đau.

3) Trò chơi: Thi đặt câu theo mẫu (Ai làm gì?) Mục tiêu:

- Luyện tập kĩ năng đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì)? - làm gì?

- Củng cố kĩ năng nhận biết các từ ngữ chỉ ngƣời, vật (danh từ) biết tìm nhanh những từ ngữ giới thiệu ngắn gọn về ngƣời, vật đó để tạo thành câu (kể).

- Kết hợp luyện tập kĩ năng giải nghĩa từ ở mức độ sơ giản dựa theo suy nghĩ và cảm nhận bƣớc đầu của HS.

Chuẩn bị:

- Quan sát ngƣời, vật xung quanh và nhớ lại các đối tƣợng sẽ nói đến để tìm các danh từ (Ai, cái gì, con gì? - vế A); suy nghĩ để tìm ra những từ ngữ giới thiệu về danh từ đó (làm gì - vế B) sao cho ngắn gọn và thích hợp, tạo thành câu (kể). VD: Con gà đang nhặt thóc.

- Chia hai nhóm đều nhau, ngồi đối diện (hoặc hai dãy bàn học ngồi trên lớp). Ghi mẫu để đặt câu vào bảng bảng lớp cho mọi ngƣời nhìn rõ và thực hiện đúng yêu cầu.

- Đồng hồ để đo thời gian.

- Cách tiến hành:

- Nhóm A cử ngƣời (H1.A) xung phong nêu lên vế A (từ chỉ ngƣời - ai? Hoặc từ chỉ vật - cái gì? Hoặc từ chỉ loài vật - con gì?), sau đó đƣợc quyền chỉ định một ngƣời của nhóm B (H1.B) nói nhanh vế B (làm gì?). Nếu H1.B nói

đúng sẽ đƣợc quyền chỉ định H2.A (nhóm A) nêu tiếp vế A (không đƣợc lặp lại từ đã nêu trƣớc đó); nếu sau khi đếm từ 1- 5 mà H1.B không nói đƣợc vế B (hoặc nói sai mẫu) thì H1.B phải đứng tại chỗ để ngƣời khác trong nhóm B (H2.B) xung phong nói hộ; H2.B nói đúng thì đƣợc chỉ định tiếp H3.A…

VD minh họa:

+ H1.A: Cô giáo / (chỉ định H1.B)

+ H1.B: đang giảng bài / (chỉ định H2.A) + H2.B: Con trâu / (chỉ định H2.B)

+ H2.B: (không nói đƣợc hoặc nói sai mẫu - đứng tại chỗ) + H3.B (xung phong): đang gặm cỏ / (chỉ định H3.A).

Số lƣợng trò chơi học tập rất nhiều và ngày càng nhiều vì đƣợc GV đang tiếp tục sáng tạo ra. Một số trò chơi vừa kể trên chỉ là một vài VD nhỏ. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học Luyện từ và câu lớp 3, GV nên vận dụng linh hoạt và sáng tạo các trò chơi học tập.

TIỂU KẾT CHƢƠNG

Chƣơng 2, chúng tôi đi vào nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống những vấn đề có liên quan đến việc thiết kế một BGĐT nhƣ: khái niệm, cấu trúc, qui trình và yêu cầu của một GAĐT chung. Tiếp theo, chúng tôi đã đề xuất qui trình thiết kế GAĐT trong phân môn Luyện từ và câu cho HS lớp 3 và đƣợc áp dụng vào việc soạn giảng những tiết minh hoạ sau này.

Ngoài ra, đề tài chúng tôi còn đi vào phân tích ý nghĩa và lƣu ý của việc sử dụng GAĐT trong giờ dạy học Luyện từ và câu. Nó không chỉ phát huy mặt mạnh của việc sử dụng máy tính điện tử mà phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Cuối cùng, đề tài chúng tôi còn nghiên cứu, phân tích, vận dụng PPDH nhóm, cá nhân, dạy học đồng loạt cả lớp nhằm nâng cao hiệu quả trong giờ học Luyện từ và câu cho HS lớp 3.

CHƢƠNG 3

THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Quyết Tâm – Thành phố Sơn la, tỉnh Sơn La (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)