Quy trình thiết kế một GAĐT

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Quyết Tâm – Thành phố Sơn la, tỉnh Sơn La (Trang 28 - 30)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.3. Quy trình thiết kế một GAĐT

2.1.3.1. Xây dựng giáo án gồm: chuẩn bị nội dung và sưu tập tài liệu a. Nội dung chính

Với mỗi bài học, GV cần phải chuẩn bị một số công việc sau:

- Soạn mục lục, nội dung chi tiết các mục cơ bản rồi nhóm lại thành mục lớn. Ở mỗi phần cần trình bày những nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm mà bài học yêu cầu.

- Soạn câu hỏi cho các mục cơ bản, cho từng phần hoặc từng bài đánh giá tƣơng tác và đánh giá hiểu bài.

- Soạn các bài thực hành, bài tập cho từng phần hoặc toàn bài. Khi soạn GAĐT lƣu ý:

+ Nội dung lý thuyết phải đƣợc chọn lọc và thiết kế trƣớc.

+ Phần câu hỏi và phần bài tập đƣợc thiết kế chi tiết cho từng mục nhỏ, từng phần, toàn bài.

b. Các hình minh hoạ, mối liên kết.

Các minh hoạ, mối liên kết là phần rất cần thiết. Nó thể hiện ƣu điểm nổi bật của GAĐT so với giáo án truyền thống. Giáo viên cần chuẩn bị các tƣ liệu ghi chú cụ thể vào từng mục, từng phần bao gồm:

+ Âm thanh: nhạc nền, nhạc cho từng mục, lời giới thiệu thuyết trình. + Ảnh: ảnh nền, ảnh minh hoạ.

+ Xác định mối liên kết bao gồm: liên kết giữa các phần trong nội dung, liên kết hình ảnh, chƣơng trình.

VD: Ở chủ điểm Gia đình (tuần 4) bài mở rộng vốn từ: Gia đình. Ôn tập câu: Ai là gì?

Ở bài tập 1: Tìm những từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.

GV: Đƣa hình ảnh tất cả những ngƣời trong gia đình và yêu cầu học sinh gộp 2 ngƣời trong gia đình lại một cặp, thì ta đƣợc các từ gồm hai tiếng nhƣ: ông bà, chú cháu, cha mẹ, chú thím, bố con, cô dì, cậu mợ, cô chú, cô cháu…

Sự chuẩn bị chọn lựa tƣ liệu điện tử này tuỳ thuộc vào nhu cầu thể hiện PPDH nêu vấn đề, xử lí tình huống thể hiện sự tƣơng tác thầy - trò, trò - trò hoặc nhằm mục đích thu hút sự tập trung của ngƣời học vào những nội dung trọng tâm. Vì thế cần ƣu tiên chọn lựa những tƣ liệu truyền tải tri thức, tổ chức đƣợc những hoạt động nhận thức, phát triển tƣ duy, không nhất thiết phải chọn lựa

những tƣ liệu cầu kì về mặt công nghệ, đòi hỏi quá nhiều công sức của giáo viên khi thiết kế hoặc gây phân tán sự tập trung của ngƣời học vào nội dung chính.

2.1.3.2. Thiết kế GAĐT bằng công cụ phần mềm

Giáo viên cần thực hiện từng bƣớc sau:

+ Tạo một thƣ mục riêng bài giảng, sao chép các tƣ liệu vào thƣ mục đó. + Kích hoạt phần mềm thiết kế GAĐT (ví dụ phần mềm powerpoint ) + Tạo một tập tin trình chiếu, thực hiện từng trang trình chiếu (slide) với công việc: chọn màu nền, kiểu chữ, màu chữ, cỡ chữ và nhập nội dung văn bản bài giảng vào, sắp đặt vị trí cho phù hợp với mục đích nội dung đƣợc trình bày rõ ràng khi dùng máy chiếu phóng to lên màn chiếu…

+ Chèn âm thanh, hình ảnh tƣơng ứng với mục chọn. + Thực hiện liên kết các trang trình chiếu.

+ Sau thiết kế xong từng phần cần chiếu thử để kiểm tra lỗi chính tả, quan sát phù hợp với màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ, vị trí từng đối tƣợng, âm thanh, phim minh hoạ.

2.1.3.3. Kiểm định sự hoàn thiện của GAĐT

Sau khi thiết kế xong GAĐT cần kiểm tra toàn thể để xem sự thống nhất ở mức độ tập thể so với kịch bản đề ra bao gồm: vị trí từng trang trình chiếu, mối liên kết giữa chúng, sự chuyển cảnh giữa các trang trình chiếu đặc biệt là ƣớc lƣợng thời gian để hiệu chỉnh lại.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Quyết Tâm – Thành phố Sơn la, tỉnh Sơn La (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)