7. Cấu trúc của đề tài
2.5.1. Dạy học theo nhóm
Dạy học theo nhóm là cách dạy học mà ngƣời GV phân công từng nhiệm vụ học tập cho một nhóm HS (bao gồm 2, hay 4, hay 6 HS), về thực chất đây là một phƣơng pháp đặc biệt của phƣơng pháp tích cực. Dạy học theo nhóm mang đầy đủ các hoạt động của phƣơng pháp dạy học tích cực là hoạt động cơ động, có cơ động và tự nguyện của HS trong bối cảnh đƣợc GV sẵn sàng hỗ trợ. Đặc trƣng của nó thể hiện ở chỗ các hoạt động cá nhân của từng HS riêng biệt đƣợc tổ chức lại và liên kết hữu cơ lại với nhau trong một hoạt động chung, nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập. Đồng thời trong quá trình liên kết hình thành và tích hợp các quan hệ qua lại: trò - nhóm - thầy, các yếu tố và các quan hệ tƣơng tác đƣợc thể hiện nhƣ sau:
- Trò: Đây là chủ thể tích cực sáng tạo của hoạt động học tập. Dạy học theo nhóm khơi dậy hứng thú học tập và giải phóng tƣ duy sáng tạo của HS. HS phải học bằng chính hành động của mình. Quá trình học sinh tự tìm ra tri thức cũng chính là quá trình HS tự phát hiện cách tìm ra tri thức.
- Nhóm học tập - môi trƣờng - phƣơng tiện để HS lĩnh hội tri thức phát triển trí tuệ và nhân cách. Suy nghĩ là hành động, hành động diễn ra trong hợp tác. Chân lí đƣợc nảy sinh ra từ tranh luận. Lao động cá nhân là điều kiện cần nhƣng chƣa đủ, phải bổ sung bằng lao động tập thể. Giao tiếp xã hội trong nhóm, một mặt là cơ hội cho sự cọ sát giữa các quan điểm, chính kiến về tri thức; mặt khác còn là điều kiện để HS so sánh đối chiếu mình với ngƣời khác về các định hƣớng giá trị từ đó xác định đúng mình, hình thành năng lực tự đánh giá, tự ý thức, tức là hình thành nên cái tôi của cá nhân.
- Giáo viên: Dạy học theo nhóm không làm lu mờ vai trò của GV, mà ngƣợc lại với tài năng và nghiệp vụ chuyên môn của mình, GV luôn luôn là ngƣời định hƣớng, tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của HS trong tất cả các khâu của quá trình dạy học.
Trong dạy học theo nhóm, tôi thực hiện các biện pháp sau đây: + Biện pháp thứ nhất là chia nhóm - bao gồm:
* Nhóm cặp đôi (2 ngƣời): Đây là hình thức HS trao đổi với bạn ngồi đối diện hoặc ngồi cạnh nhau để giải quyết tình huống do GV đặt ra hoặc sử dụng khi cho HS chấm bài, sửa bài cho nhau…Hình thức này thƣờng đƣợc sử dụng ở các lớp đầu cấp, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của các em trong buổi đầu đến trƣờng. Dần dần, GV giao những nhiệm vụ phức tạp hơn.
Ví dụ: Bài mở rộng vốn từ: Thiếu nhi. Ôn tập câu Ai là gì? - (Tập 1 trang 16)
Bài 3. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm:
a) Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam. b) Thiếu nhi là bộ phận tƣơng lai của Tổ quốc.
c) Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam.
Với bài tập này hai HS sẽ lần lƣợt đặt các câu hỏi cho phù hợp với nội dung của bài.
* Nhóm có từ 3 - 5 em. Ƣu điểm của nhóm này là gọn nhẹ, dễ dàng huy
động toàn bộ thành viên vào giải quyết các nhiệm vụ của nhóm. Những nhóm này thƣờng đƣợc tổ chức để HS giải quyết các tình huống hoặc bài tập vận dụng tri thức mới. Khi chia nhóm xong, GV nên giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng nhóm. Cần nêu lên những yêu cầu cụ thể của cả nhóm cũng nhƣ của từng cá nhân, đây là khâu đặc biệt quan trọng bởi vì nhiệm vụ giao cho nhóm và cách đánh giá kết quả sẽ quyết định mức độ hợp tác, giúp đỡ giữa các thành viên của nhóm trong quá trình hoạt động chung.
Trong hoạt động nhóm, nhiều khi các thành viên trong nhóm có thể giao nhiệm vụ để hoàn thành những công việc giống nhau, ví dụ nhƣ cùng làm những bài tập rèn luyện kĩ năng đơn giản. Để sử dụng hình thức giao việc này có hiệu
quả, GV cần chú ý tạo ra những tƣơng tác, những mối quan hệ công việc liên đới giữa các thành viên trong nhóm với nhau: các em cùng đọc trong nhóm, các bạn lắng nghe để góp ý, nhận xét và giúp bạn sửa lỗi phát âm. Sau những hoạt động nhóm, GV cần chú ý ghi nhận, đánh giá hoạt động của nhóm, có thể thông qua kiểm tra một cá nhân để khuyến khích các em có trách nhiệm và quan tâm đến nhau.
Ví dụ: bài Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấu phẩy (Tiếng Việt 3 - tập 2)
Ở bài tập 2: Dƣới đây là tên một số vị anh hùng dân tộc có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nƣớc. Em hãy nói về một vị anh hùng mà em biết rõ.
Trƣng Trắc, Trƣng Nhị, Triệu Thị Trinh, Lý Bí (Lý Nam Đế), Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vƣơng), Phùng Hƣng, Ngô Quyền, Lê Hoàn (Lê Đại Thành), Lý Thƣờng Kiệt, Trần Quốc Tuấn (Trần Hƣng Đạo), Lê Lợi, Nguyễn Huệ (Quang Trung), Hồ Chí Minh.
Sau khi chia nhóm cho HS xong, GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân HS trong nhóm. Mỗi em HS phải tìm hiểu về 4 vị anh hùng dân tộc lần lƣợt nhƣ trong SGK. Sau đó tổng hợp lại và nói lại cho các thành viên trong nhóm về bài làm của mình để các thành viên có những hiểu biết thêm về những anh hùng dân tộc.
Có hai cách chia nhóm: Nhóm cùng trình độ và nhóm hỗn hợp. Nhóm cùng trình độ bao gồm các HS có cùng trình dộ ngang nhau, GV làm việc trực tiếp với một nhóm trình độ để truyền tải những nội dung trong chƣơng trình hay hƣớng dẫn HS thực hành những thao tác làm bài cụ thể. Trong lúc dạy học trực tiếp, GV có thể cung cấp những thông tin, trình bày, giải thích những sự vật, hiện tƣợng, làm mẫu những thao tác hay tổ chức trao đổi với HS. Để duy trì hoạt động học tập của các nhóm khác, GV sẽ phải đƣa ra những bài tập hay nhiệm vụ để HS làm việc cá nhân hoặc cùng với các bạn trong nhóm nhỏ. Chính vì vậy, chất lƣợng dạy học trực tiếp của GV có liên quan trực tiếp với chất lƣợng quản lí học tập độc lập của HS trong những nhóm đối tƣợng khác có trong lớp học của mình.
Nhóm hỗn hợp là nhóm mà trong đó bao gồm cả HS giỏi, khá, trung bình, yếu. Vì vậy rất thuận lợi cho việc giúp đỡ, kiểm tra nhau, nhƣng lại có nhƣợc điểm là những nhiệm vụ giao cho mỗi nhóm khó mà thích hợp đƣợc với từng cá nhân.
Nhóm cùng trình độ tuy có khó khăn trong việc giúp đỡ, kiểm tra nhau ở những nhóm HS yếu, kém, nhƣng lại dễ dàng thực hiện dạy học phân hoá. Việc phân chia HS thành các nhóm cùng trình độ cho phép họ làm các bài tập với yêu cầu khác nhau. HS khá đƣợc làm các bài tập có yêu cầu cao hơn, đòi hỏi tốc độ nhanh hơn. Những nhóm học trung bình có nhiệm vụ chủ yếu là ôn tập phần kiến thức đã học và đƣợc giao thêm một số bài tập phát triển. Còn các nhóm yếu kém thì đƣợc GV trực tiễp giúp đỡ. Có thể nói các nhóm cùng trình độ đã giúp GV rất nhiều trong việc dạy học cá biệt hoá. Cả hai cách chia nhóm đều đƣợc phối hợp sử dụng, ƣu điểm của mỗi cách đều đƣợc triệt để khai thác. Đầu tiên HS học theo nhóm hỗn hợp theo sự phân công của GV để ôn tập hay học kiến thức mới theo nhiệm vụ GV giao cho. Sau đó, họ chuyển sang nhóm cùng trình độ để đƣợc phù hợp với khả năng của mình. Những nhóm HS khá giỏi sẽ làm thêm các bài tập khác theo yêu cầu bài học. Các nhóm HS trung bình sẽ tiếp tục ôn bài và nếu có thể cũng làm một số bài tập khác theo yêu cầu của GV. Những nhóm HS yếu thì chủ yếu làm các bài tập của bài học mà GV yêu cầu. Mỗi HS làm đƣợc từ bốn đến năm bài tập. GV đặc biệt quan tâm đến nhóm HS yếu. Các em tự suy nghĩ, tìm tòi theo khả năng, rồi sau đó trở về nhóm hỗn hợp để giúp đỡ hoặc kiểm tra lẫn nhau. Kết quả đƣợc ghi lại để GV đánh giá cho điểm.
Ví Dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Lễ hội. Dấu phẩy (Tuần 26,Tiếng việt 3 - tập 2)
Bài tập 2: Tìm và ghi vào vở:
a) Tên một số lễ hội. M: lễ hội đền Hùng b) Tên một số hội: M: hội bơi trải
c) Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội. M: đua thuyền
Ở bài tập này, GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm một nhiệm vụ khác nhau. Nhóm có HS có lực học loại giỏi làm ý a, nhóm lực học khá làm ý b, và nhóm có HS trung bình và yếu làm ý c. Trong thời gian nhóm hoạt động GV đến từng nhóm để quan sát và hƣớng dẫn các em. Sau khi làm xong, đại diện các nhóm
dán kết quả làm bài lên bảng lớp. GV chiếu đáp án đã chuẩn bị sẵn lên phông chiếu và so sánh với bài làm của các nhóm.
Đáp án:
Tên một số lễ hội
Lễ hội đền Hùng, đền Gióng, chùa Hƣơng, Tháp Bà, núi Bà, chùa Keo, Phủ Giầy, Cổ Loa,…
Tên một số hội
Hội vật, đua thuyền, chọi trâu, đua voi, đua ngựa, thả diều, hội Lim, hội khỏe Phù Đổng…
Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội
Cúng phật, lễ phật, thắp hƣơng, tƣởng niệm, đua thuyền, đua ngựa, đua mô tô, kéo co, ném còn, cƣớp cờ, thả diều, chơi cờ tƣớng, chọi gà,…
+ Biện pháp thứ hai là phân công nhiệm vụ trong mỗi nhóm. Mỗi nhóm có nhóm trƣởng điều khiển hoạt động. Vai trò của nhóm trƣởng là theo dõi kiểm tra và điều khiển cả nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập đƣợc giao.
Việc học tập theo nhóm nhƣ trên tạo điều kiện cho HS tự giác tích cực, đồng thời lại có thể học hỏi lẫn nhau. HS học cách cùng hợp tác cùng chia sẻ trách nhiệm và quan tâm chú ý đến nhau hơn. Đây là những kỹ năng xã hội mà GV thƣờng bỏ qua trong giờ học. Những nhóm đƣợc GV phân công thƣờng ít thay đổi trong năm học. HS đƣợc sinh hoạt trong nhóm và cùng nhau làm việc trong các giờ học.
Sau khi đã phân chia nhóm xong, GV có thể đặt HS vào một tình huống giao tiếp giả định để thực hiện yêu cầu của bài tập. Chẳng hạn, với bài tập 3,
Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi để làm gì, Tiếng Việt 3, trang 85,
tập 2. Với bài tập này yêu cầu các thành viên trong nhóm đều đƣợc đóng vai
theo các nhân vật trong câu chuyện vui và thực hiện theo yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu: Em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong chuyện vui sau?
Nhìn bài của bạn
Phong vừa đi học về Thấy em rất vui, mẹ hỏi : - Hôm nay con được điểm tốt à
- Vâng Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bài bạn Long Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế. Mẹ ngạc nhiên :
- Sao con nhìn bài của bạn
- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!
Để hƣớng dẫn HS làm bài tập này, GV hƣớng dẫn HS xác định đúng yêu cầu, nhiệm vụ của bài tập, GV có thể cho HS đọc theo vai hoặc đóng vai. Các lời thoại hoặc lời dẫn truyện phải làm sao thể hiện đúng mục đích nói của câu. Sau khi đƣợc nghe giọng nói, ngữ điệu lời nói, các em sẽ xác định đƣợc loại dấu câu cần đặt vào mỗi ô trống.
Có thể điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than vào ô trống nhƣ sau: Đáp án
Nhìn bài của bạn
Phong đi học đi học về . Thấy em rất vui, mẹ hỏi : - Hôm nay con được điểm tốt à ?
- Vâng ! Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bài bạn Long . Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế. Mẹ ngạc nhiên :
- Sao con nhìn bài của bạn ?
- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!
Nguyên tắc tổ chức hoạt động nhóm
Để hoạt động nhóm mang lại những hiệu quả giáo dục cao, cần:
- Các thành viên phải hiểu rõ nhiệm vụ chung của nhóm và nhiệm vụ riêng của bản thân.
- Các thành viên trong nhóm phải lần lƣợt đảm nhiệm những vai trò khác nhau trong nhóm: thƣ kí, nhóm trƣởng, báo cáo viên,…và có trách nhiệm duy trì hoạt động trong nhóm.
- Mọi thành viên phải có thói quen ghi chép và tuân theo sự điều khiển của nhóm trƣởng.
- Mỗi thành viên đều đƣợc trình bày ý kiến của mình và các thành viên khác cần phải chú ý lắng nghe. Từng thành viên đều phải có ý kiến của mình trƣớc nhóm nhƣ tỏ thái độ đồng tình hoặc chƣa thống nhất.
- Mọi thành viên đều bình đẳng tham gia thảo luận. Tránh tình trạng để một em nói quá nhiều còn các em khác nói quá ít hoặc không nói gì.
- Khi thảo luận, HS phải hƣớng vào nhau, tập trung trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề đƣợc GV nêu ra.
- Tôn trọng ý kiến của mọi ngƣời, dù ý kiến đó là đúng hay sai, cần trao đổi để cùng nhau nhận ra ý kiến đúng.
Điều cần chú ý khi dạy học theo nhóm:
- GV phải thiết kế đƣợc những nhiệm vụ phù hợp, sao cho mỗi HS đều có trách nhiệm xây dựng kết quả chung của nhóm. Trong hoạt động nhóm cần đảm bảo tƣơng tác giữa các thành viên trong nhóm.
- GV cần chú ý công tác tổ chức quản lí hoạt động trong từng nhóm nhỏ để có thể giúp đỡ, can thiệp khi cần.
- GV cần nắm vững nguyên tắc hoạt động nhóm để khuyến khích mọi HS tham gia bình đẳng và tôn trọng nhau.
- Định thời gian cho mỗi vấn đề đƣa ra thảo luận theo mục đích định trƣớc