7. Cấu trúc của đề tài
2.4. Lƣu ý khi giảng dạy GAĐT
Giảng dạy bằng GAĐT hiện nay không còn xa lạ với GV và HS, thế nhƣng việc giảng dạy nhƣ thế nào để tránh tình trạng “chiếu, chép” và nâng cao đƣợc hiệu quả giáo dục, theo tôi cần lƣu ý những vấn đề sau:
Khi giảng dạy bằng GAĐT cần chú ý đến khâu chuẩn bị. Đầu tiên là soạn giáo án phải đầy đủ, xác định đúng mục tiêu bài học (kiến thức, kĩ năng, thái độ), xác định những thiết bị nào cần cho bài.
Khi soạn giáo án GV cần chú ý đến hệ thống câu hỏi, nên thiết kế các câu hỏi vừa bám sát SGK, vừa nâng cao và liên hệ thực tế. Dĩ nhiên câu hỏi phải phải rõ ràng, dễ hiểu, phải có định hƣớng trả lời cho HS. Trong đó, phần hoạt động của GV cần thể hiện kĩ năng và cách thức hoạt động.
Thực chất GAĐT là phƣơng tiện hỗ trợ cho GV, giúp bài giảng sinh động hơn, HS hứng thú học tập và dễ dàng tiếp thu bài. Vì vậy để giúp HS khắc sâu kiến thức, kích thích nguồn cảm hứng học tập, khi dạy GV cần kết hợp hài hoà giữa mô hình và lời nói, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một phía. Trong quá trình giảng dạy cần phải ghi những mục, ý chính của bài học, tránh ghi những chi tiết vụn vặn sẽ làm loãng bài giảng hoặc trùng với nội dung của màn hình.
Ngoài ra, tƣ liệu trên Internet rất phong phú. Vì vậy, ngƣời dạy phải thật sự có ý thức học hỏi, khai thác và sử dụng có chọn lọc những tƣ liệu trên Internet. Đừng quá tham lam dữ liệu sẽ làm cho bài giảng không có trọng tâm.
Tóm lại, dạy học bằng GAĐT đƣợc coi là cơ hội tốt để GV tiếp cận và sử dụng thành thạo CNTT, qua đó nâng cao chất lƣợng dạy và học.