7. Cấu trúc của đề tài
2.2. nghĩa của việc sử dụng GAĐT trong dạy học ở tiểu học
Nhƣ chúng ta đã biết, trong lứa tuổi này, do các em duy trì tập trung chú ý chƣa bền vững nên rất dễ bị chi phối bởi ngoại cảnh, các nhân tố khác từ bên ngoài. Tri giác còn mang tính cảm xúc, cảm tính không chủ định, HS dễ dàng tiếp nhận đƣợc sự việc hiện qua tranh ảnh, vật thật hơn là những khái niệm, lời
giảng của GV. Những hình ảnh rực rỡ, sinh động các em sẽ tri giác tốt hơn và dễ gây ấn tƣợng tích cực. Do vậy, GV cần sử dụng các phƣơng tiện trực quan khác nhau, đẹp mắt để HS dễ dàng nhận biết và ghi nhớ.
Trí nhớ của HS còn nhiều hạn chế, chủ yếu là ghi nhớ máy móc không chủ định chiếm ƣu thế. HS dễ nhớ lời bài hát, tên nhân vật trong phim, truyện tranh hơn là các khái niệm, công thức toán học. Do vậy trong dạy học tiếng Việt, các từ khó và trừu tƣợng HS thƣờng ghi nhớ chậm và mau quên. Vì vậy, những bài học có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu lại đƣợc minh hoạ bằng hình ảnh, âm thanh hay những đoạn video sinh động…thì giờ học sẽ dễ dàng đạt kết quả. Điều đó cũng có nghĩa, trong giờ học có sử dụng GAĐT và các phƣơng tiện hỗ trợ cho việc giảng dạy sẽ gây hứng thú học tập cho HS.
Mặt khác, với việc sử dụng GAĐT trong giờ dạy ở tiểu học giúp GV giảm nhẹ việc thuyết giảng, có điều kiện tăng cƣờng đối thoại, thảo luận với HS qua đó kiểm soát đƣợc HS, kích thích khám phá tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú hơn.
Ngoài ra với việc sử dụng GAĐT, GV dễ nhấn mạnh các kiến thức trọng tâm của bài bằng việc tạo màu sắc riêng làm nổi bật phần đó. HS quan sát và lĩnh hội tri thức mới hoặc khắc sâu kiến thức cũ một cách dễ ràng.
Một ƣu điểm nổi bật nữa của GAĐT đó là GV có thể xâu chuỗi, hệ thống toàn bộ kiến thức bằng cách nhấn chuột chạy lại những phần kiến thức trọng tâm của bài và học sinh có thể xem lại một cách chính xác kiến thức đó mà không phải tƣởng tƣợng nhƣ cách dạy truyền thống. Điều đó giúp HS khắc sâu kiến thức một cách đầy đủ, chính xác.