CHƯƠNG III: KHÁI NIỆM VỀ VIRUS

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI xây DỰNG PHIẾU học tập tổ CHỨC học SINH HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM hợp tác (Trang 56 - 62)

VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH VẬT

CHƯƠNG III: KHÁI NIỆM VỀ VIRUS

Khi hoàn thành chương này đòi hỏi học sinh giải thích được víu là mức độ trung gian giữa vật vô sinh và sinh vật.

Bài 43: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUS

. Mục tiêu bài giảng:

- Mô tả cấu tạo chung của virus. - Ba tính chất cơ bản của virus. - Bản chất của viroit, prion. . Dàn ý:

- Hinh thái cấu tạo: + Cấu tạo. + Hình thái. + Kích thứơc. + Phân loại. - Viroit và prion. . Xây dựng phiếu học tập

Kênh thông tin

- Lệnh thí nghiệm 1957 của Franken và Conrat:

+ Virus là vật vô sinh? Có thể nuôi virus trong môi trường nhân tạo như vi khuẩn được không?

+ So sánh sự khác biệt giữa virus, viroit, prion, vi khuẩn. - Hình 43.1 So sánh virus trần và virus có vỏ ngoài.

- Hình43.2 Hình thái virus.

- Hình 43.3 Sơ đồ thí nghiệm Franken – Conrat.

Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Mục tiêu:

- Nắm đựơc câú tạo chung của 1 virus. - Phát triển năng lực so sánh.

2. Tổ chức: 2 học sinh/nhóm Thời gian 2 phút 3. Kết quả khám phá:

Phân biệt đựơc cấu tạo giữa virus trần và virus có vỏ. 4. Nội dung: Trang 184 Phần phụ lục.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1. Mục tiêu: Cũng cố kiến thức về các khái niệm virus, viroit, prion, vi khuẩn. 2. Tổ chức: 2 học sinh/nhóm.

Thời gian 2 phút.

3. Kết quả khám phá: hoàn thành bảng so sánh. 4. Nội dung: Trang 186 Phần phụ lục.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

1. Mục tiêu:

Thông qua thí nghiệm Franken, Conrat làm sáng tỏ ý kiến virus vừa là thể vô sinh vừa là sinh vật.

2. Tổ chức: 3-4 học sinh/nhóm Thời gian 3-4 phút

3. Kết quả khám phá: xác định được thời điểm virus là sinh vật và virus là thể vô sinh trong thí nghiệm.

4. Nội dung: Trang 188 Phần phụ lục.

*Ghi chú: Các hình ảnh góp phần tăng thêm sự hiểu biết, bổ sung kênh hình trong SGK tăng sự chú ý của học sinh vào phiếu học tập.

Bài 44: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS TRONG TẾ BÀO VÀ BỆNH AIDS

. Mục tiêu bài giảng:

- Nắm được quá trình nhân lên của virus. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiểu đựơc cơ chế nhân lên của HIV(từ lúc nhiễm cho đến lúc AIDS). . Dàn ý:

- Chu trình nhân lên của virus. + Sự hấp thụ.

+ Xâm nhập. + Sinh tổng hợp. + Lắp ráp.

+ Phóng thích. - HIV/AIDS.

. Xây dựngphiếu học tập

Kênh thông tin

Lệnh: Điều gì khiến cho mỗi virus chỉ nhân lên trong mỗi tế bào nhất định. Các đối tượng nào có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

Hình 44.1 Chu trình nhân lên của phage.

Hình 44.2 Sự nhân lên của phage theo chu trình sinh tan và tiềm tan.  Nhận xét:

Kiến thức mới phức tạp do đó chọn kênh hình 44.2 (bao gồm lệnh số 1).

Lệnh 2 liên quan đến kiến thức thực tế thích hợp cho phương pháp hỏi đáp nên không chọn làm nội dung phiếu học tập.

Phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Mục tiêu:

Cũng cố kiến thức về sự nhân lên của virus (tiềm tan, sinh tan). Làm rõ vấn đề mỗi virus chỉ xâm nhập vào mỗi tế bào nhất định.

2. Tổ chức: 3 học sinh/nhóm. Thời gian: 3 phút.

3. Kết quả khám phá: hoàn thành thông tin trong hình. 4. Nội dung: Trang 190 Phần phụ lục.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1. Mục tiêu:

- Hình thành ở học sinh những kiến thức cần biết về căn bệnh thế kỉ (AIDS). - Ứng dụng kiến thức phần đầu (vẽ sơ đồ chu trình nhân lên của HIV).

2. Tổ chức: 3 học sinh/ nhóm Thời gian: 4 phút

3. Kết quả khám phá:

- Xác định được đối tượng dễ lây nhiểm HIV. - Vẽ được sơ đồ chu trình nhân lên của virus HIV.

4. Nội dung: Trang 192 Phần phụ lục.

Bài 45: VIRUS GÂY BỆNH CHO VI SINH VẬT

. Mục tiêu bài giảng:

- Tác hại của virus đối với động vật, thực vật và vi sinh vật và những tổn hại gây ra cho nền kinh tế quốc dân.

- Ứng dụng thực tiễn. . Dàn ý:

- Virus gây bệnh cho vi sinh vật thực vật và côn trùng. + Thể thực khuẩn.

- Ứng dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kỹ thuật di truyền. + Sản xuất dược phẩm. + Chế phẩm nông nghiệp. . Phiếu học tập

Kênh thông tin

-Hình 45.1 Sử dụng phage lamda làm vật chuyển gen. -Hình 45.2 Quy trình sản xuất interferon.

Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP

1. Mục tiêu:

Vai trò của virus trong kĩ thuật di truyền từ đó thấy được cách sản xuất sinh khối dựa vào virus.

2. Tổ chức: 4 học sinh/nhóm, thời gian 4 phút.

3. Kết quả khám phá: nêu đựơc vị trí của virus trong kĩ thuật di truyền và xác định dạng DNA của virus trong kĩ thuật di truyền

4. Nội dung: Trang 194 Phần phụ lục.

Bài 46: BỆNH TRUYỀN NHIỂM VÀ MIỂN DICH

. Mục tiêu bài giảng:

- Thế nào là bệnh truyền nhiểm, cách lan truyền và phòng tránh.

- Khái niệm miễn dịch, phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch lkhông đặc hiệu. . Dàn ý:

- Bệnh truyền nhiểm - Miễn dịch

+ Miễn dịch đặc hiệu + Miễn dịch không đặc hiệu + Phòng chống bệnh truyền nhiểm

. Phiếu học tập

Kênh thông tin:

Lệnh: - Dựa vào con đường lâyt nhiểm chỉ ra cách phòng chống bệnh truyền nhiểm - Vì sao chùng ta không mắc bệnh khi chúng ta sống trong môi trường đầy rẩy vi khuẩn

 Nhận xét: Các thông tin trong lệnh là những thông tin đơn giản không cần phải thảo luận nhóm

Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP

1. Mục tiêu:

Vận dụng kiến thức phân biệt các loại miễn dịch 2. Tổ chức: 2 học sinh/nhóm

Thời gian 2 - 3 phút

3. Kết quả khám phá: Phân biệt được các loại miễn dịch 4. Nội dung: Trang 196 Phần phụ lục.

Bài 48: ÔN TẬP PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT

Mục tiêu: Hình thành ở học sinh hệ thống kiến thức về vi sinh vật: Chuyển hóa vật chất, sinh trưởng,, sinh sản của vi sinh vật.

PHIẾU HỌC TẬP

1. Mục tiêu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Hệ thống kiến thức vềquá trình trao đổi chất ở vi sinh vật. -Vận dụng kiến thức đã học hình thành sơ đồ khái niệm.

2. Tổ chức: 4 học sinh/nhóm. Thời gian 3-4 phút.

3. Kết quả khám phá: Lập được sơ đồ khái niệm đối với một số khái niệm vểtao đổi chất ở Vi sinh vật.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ



1. Kết luận

Năm học 2007 – 2008 chương trình sinh học lớp10 (chương trình đổi mới) sẽ được đưa vào dạy phổ biến trong cả nước, nhiều phương pháp giảng dạy đã được tiến hành thí điểm trong đó phương pháp tổ chức cho học sinh khám phá được xem là một nét mới nhằm phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh phù hợp với quan điểm lấy học sinh làm trung tâm.

Khi sử dụng phiếu học tập tổ chức hoạt động dạy và học người thầy để dàng thu được các thông tin từ học sinh để có sự điều chỉnh hoạt động dạy học kịp thời. Đối với học sinh, các em sẽ cảm thấy thoải mái hơn, hứng thú hơn vì các em có cơ hội tham gia vào các hoạt động thảo luận tìm tòi kiến thức thông qua thảo luận các vấn đề học tập. Các em sẽ nắm vững kiến thức hơn vì kiến thức đó là của các em do chính các em tìm ra. Với hoạt động tổ chức dạy học như vậy không những tăng cường khả năng độc lập sử dụng sách giáo khoa của học sinh mà quan trọng hơn thông qua hoạt động thảo luận các em sẽ hình thành được thói quen tư duy, qua đó các em sẽ dể dàng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống một cách khoa học. Mặc khác, tổ chức dạy học khám phá sử dụng phiếu học tập là phương pháp để tiến hành nhất trong điều kiện thiếu thốn cơ sở vật chất ở các trường phổ thông hiện nay. Vì vậy, thực hiện đề tài này là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy sau này.

2. Đề nghị

- Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn nội dung và hình thức của đề tài khi có bộ sách giáo khoa chính thức, nên tổ chức xây dựng phiếu học tập cho cả bài thí nghiệm. - Tổ chức cho sinh viên thực nghiệm đề tài trong đợt thực tập giảng dạy để xác định tính khả thi của đề tài.

- Triển khai đề tài đến các trường phổ thông nhằm giúp cho công tác giảng dạy sau này đạt hiệu quả cao phù hợp với quan điểm dạy học mới.

- Được rút kinh nghiệm để đề tàì được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

- Nguyễn Thành Đạt và ctv .2002. Sinh học 10 - sách giáo khoa thí điểm - bộ 2. NXBGD.

- Nguyễn Thành Đạt và ctv .2002. Sách giáo viên Sinh học 11 – sách giáo khoa thí

điểm - bộ 2. NXBGD.

- Bùi Văn Ngà và ctv. 2002. Giáo dục học đại cương. Tủ sách ĐHCT. - Lê Phước Lộc .2002. Lí luận dạy học. tủ sách ĐHCT.

- Phan Thị Mai Khuê, Đào Đại Thắng .1999. Phương pháp dạy học sinh học ở trường

phổ thông. Tủ sách ĐHCT.

- Đào Đại Thắng. 1999. chuyên đề dạy học nêu vấn đề. Tủ sách ĐHCT.

- Đào Đại Thắng. 2006. Chuyên đề sử dụng câu hỏi và bại tập và phiếu học tập trong

dạy học Sinh học. Tủ sách ĐHCT.

- Đinh Quang Báo .1996. Lý luận dạy học sinh học. NXBGD HN. - Ngô Quang Hưng. Giới thiệu giáo án sinh học 10. 2006. NXBHN. - Nguyễn Quang Vinh và ctv .2002. sinh học 6. NXGD.

- Nguyễn Quang Vinh và ctv .2004. sinh học 7. NXGD. - Nguyễn Quang Vinh và ctv .2004. sinh học8. NXGD. - Nguyễn Quang Vinh và ctv .2005. sinh học 9. NXGD. - Philips và Chilton. 2002. Sinh học tập 1.NXBGD.

- Trần Phước Đường. 2004.Công nghệ sinh học nhập môn. Tủ sách ĐHCT - Nguồn thông tin trên internet, Luận văn tố nghiệp của các sinh viên khóa trước.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI xây DỰNG PHIẾU học tập tổ CHỨC học SINH HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM hợp tác (Trang 56 - 62)