Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh) (Trang 95)

Tùy theo tính chất và nguyên nhân của các vụ chống người thi hành công vụ, các lực lượng chức năng nên có những giải pháp chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau để đạt được kết quả đấu tranh tốt nhất. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tổng thể về Tội chống người thi hành công vụ, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trên mỗi mặt trận, mỗi lĩnh vực thì hành vi và mức độ nguy hiểm của tội phạm này lại được thể hiện một cách khác nhau. Tội phạm với những hành vi nguy hiểm và để lại hậu quả nghiêm trọng thường xảy ra trên mặt trận chống buôn lậu, liên quan đến kiểm lâm, hải quan… Chính vì thế, việc xử lý những vụ chống người thi hành công vụ phải thật sự linh hoạt, phải có những chiến thuật, những phương pháp hợp lý, trên các lĩnh vực, hoàn cảnh khác nhau:

Phương pháp xử lý các vụ mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân và các chủ trương, chính sách của nhà nước đặc biệt là trong công tác giải tỏa mặt bằng. Những vụ mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân và các cấp chính

quyền trong khi thi hành các chính sách của nhà nước là do người dân chưa có sự am hiểu về pháp luật, mà cụ thể là những chính sách do nhà nước ban hành nên sẵn sàng chống lại lực lượng thi hành công vụ để bảo vệ quyền lợi mà họ cho là hợp pháp của mình. Một phần là do các cấp chính quyền, cũng như những người thi hành công vụ có những biểu hiện tiêu cực, cửa quyền, vi phạm pháp luật khiến cho người dân bất bình nên tỏ thái độ bất hợp tác. Công tác xử lý trong những trường hợp này đòi hỏi những người thi hành công vụ không được áp dụng các biệt pháp thô bạo, gây căng thẳng mà cần phải mềm dẻo, mang tính chất thuyết phục, hợp tình hợp lý, tránh gây ra những bức xúc cho bà con nhân dân. Đối với những trường hợp phát hiện ra những sai phạm, bất hợp lý trong hoạt động của những cán bộ trong Cấp ủy, Chính quyền cần có những biện pháp xử lý kịp thời, đúng đắn để lấy lại lòng tin của người dân,

tạo nên sự tin tưởng và hợp tác từ người dân. Bên cạnh đó Cấp ủy, Chính quyền địa phương trước khi thực hiện những chính sách do nhà nước ban hành phải có những hành động tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu đúng tinh thần pháp luật của các văn bản, để cho nhân dân biết rằng những công việc của những người thi hành công vụ là hợp pháp chứ không phải là những việc làm tùy tiện xâm hại đến lợi ích của người dân. Trong những trường hợp mặc dù đã có sự vận động, thuyết phục, giải thích nhưng người dân vẫn cố tình không hiểu, có thái độ phản kháng, thì các cơ quan chức năng sẽ dùng đến các biện pháp vũ trang nhưng không được gây thương tích cho người dân. Còn đối với những vụ chống đối có đông thành phần tham gia, lực lượng thi hành công vụ cần nắm rõ tình hình, có sự phân hóa các đối tượng, tìm ra được đối tượng cầm đầu, người chỉ huy để xử lý những phần tử ấy đầu tiên, kết hợp với phương pháp giải thích, thuyết phục cho quần chúng nhân dân để người dân không bị xúi giục, kích động, nhận ra lẽ phải và sẽ ngừng chống đối lại người thi hành công vụ. Như vậy công tác giải quyết những vụ chống người thi hành công vụ sẽ đạt được kết quả cao và mang lại hiệu quả tích cực.

Phương pháp xử lý các vụ chống người thi hành công vụ trên lĩnh vực an ninh, trật tự mà đối tượng là những tên côn đồ, hung hãn. Những tên côn

đồ, hung hãn phần lớn là những tên đã có tiền án tiền sự, hoạt động trong các lĩnh vực trái pháp luật, là đối tượng “có máu mặt” trên địa bàn chúng hoạt động. Những đối tượng này thường mang theo vũ khí nóng, trong người lúc nào cũng có dao, súng, gậy gộc… chúng rất manh động, sẵn sàng gây gổ đối với tất cả mọi đối tượng, mà đặc biệt là lực lượng thi hành công vụ. Bởi lực lượng thi hành công vụ là lực lượng trực tiếp ngăn cản, xử lý những hành vi vi phạm của bọn chúng. Chính vì vậy, khi có những hành vi chống người thi hành công vụ, những đối tượng này thường rất manh động, sẵn sàng gây

thương tích, sử dụng vũ khí có sẵn một cách rất bừa bãi. Đa số những hành vi chống người thi hành công vụ của đối tượng này đều có từ hai người trở lên, chúng sẵn sàng chống đối lại lực lượng thi hành công vụ ngay từ những phút ban đầu, và thường sau đó còn có những hành động trả đũa với quy mô và số lượng lớn hay nói cách khác là phạm tội có tổ chức. Vì vậy công tác giải quyết những vụ chống người thi hành công vụ đối với đối tượng này phải rất triệt để. Những người thi hành công vụ phải nắm rõ thông tin về các đối tượng, đề cao tinh thần cảnh giác và tự vệ, phải chuẩn bị đầy đủ các công cụ, phương tiện hỗ trợ cần thiết, nguồn nhân lực cũng phải có sự điều chỉnh phù hợp. Những người thi hành công vụ trong trường hợp này phải là những người có kinh nghiệm trấn áp tội phạm, giỏi võ thuật, cứng trong suy nghĩ và hành động, phản xạ nhanh và có thể uy hiếp được bọn tội phạm. Trong những trường hợp này, không nên nhờ vào sự giúp đỡ của nhân dân, bởi với bản tính của bọn tội phạm côn đồ này, chúng dễ gây nên thương tích cho những người tham gia truy bắt, ngăn cản chúng.

Phương pháp xử lý các vụ chống lại người thi hành công vụ khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hành chính về an toàn giao thông, trật tự công cộng. Đây là mặt trận có nhiều hành vi chống người thi hành công vụ xảy

ra, những hành vi chống người thi hành công vụ trên mặt trận này chủ yếu bị xử phạt hành chính với những hành vi chủ yếu như sau: có hành vi vi phạm như không chấp hành mệnh lệnh của cảnh sát giao thông; Có những lời lẽ lăng mạ, chửi bới, hoặc gây thương tích nhẹ cho cảnh sát giao thông; Gây mất trật tự công cộng, gây gổ, đánh nhau khi lực lượng chức năng can thiệp lại có những hành vi chống đối… Tuy nhiên trong những năm gần đây, trên địa bàn nước ta không chỉ gia tăng về số lượng vụ việc, mà mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng tăng lên, gây ra những hậu quả đáng để lưu tâm. Điển hình là hành vi chống đối lực lượng giao thông bằng chính phương tiện mà đối tượng đang lưu thông như xe máy, ôtô, bằng những cú đâm trực diện, hoặc là lạng

lách, đánh võng, chèn ép nhằm đẩy xe của cảnh sát giao thông ra khỏi trục đường, hoặc là những hành vi đâm, chém, cá biệt hơn là dùng súng bắn vào lực lượng giao thông mà đối tượng chủ yếu vẫn là những nhóm côn đồ hung hãn. Thế nhưng xét một cách tổng thể thì những vụ chống người thi hành công vụ trên mặt trận này không thực sự nghiêm trọng, vậy nên trong quá trĩnh xử lý, lực lượng có chức năng cần phải là những người am hiểu rõ về pháp luật, bởi hầu hết những đối tượng bị xử phạt về hành vi chống người thi hành công vụ trong mặt trận an toàn giao thông, trật tự công cộng đều là những người dân không am hiểu pháp luật, khi xử lý những đối tượng này những người thi hành công vụ cần có thái độ nhẹ nhàng, giải thích cặn cẽ cho người dân hiểu hành vi vi phạm của mình, lấy giáo dục, thuyết phục làm chính và nếu có xử lý vi phạm thì chỉ xử lý về hành chính. Khi đi sâu vào nhìn nhận một cách rõ ràng về những hành vi chống người thi hành công vụ trên mặt trận an toàn giao thông, trật tự công cộng chúng ta cũng sẽ dễ dàng phân hóa được một dạng đối tượng có những hành vi chống lại người thi hành công vụ với ý thức chống đối lại chính quyền, chống đối lại pháp luật nhà nước, nghĩa là họ nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, nhưng vẫn cố ý vi phạm, chống đối lại lực lượng thi hành công vụ. Đối với những đối tượng này, cần phải xử lý nghiêm minh, có các biện pháp mạnh, với những trường hợp nghiêm trọng phải đều chỉnh theo pháp luật hình sự, tránh trường hợp nhờn luật, thái độ ngông nghênh của những đối tượng vi phạm vì thường đối với những đối tượng này, xử phạt hành chính với mức tiền như vậy là không đáng kể, không thấm thía vào đâu so với những nguồn thu nhập của họ.

Phương pháp xử lý các vụ chống người thi hành công vụ trên mặt trận đấu tranh chống các tội phạm kinh tế. Đây cũng là một mặt trận phức tạp với

những điểm nóng mà tội phạm chủ yếu là các đối tượng buôn lậu, lâm tặc, làm hàng giả… Vì hầu hết những đối tượng này đều gắn liền với những lợi ích kinh tế của họ, và mục đích hoạt động của họ cũng vì những lợi ích kinh

tế đó chính vì vậy khi gặp các lực lượng chức năng bọn chúng thường có hai cách ứng xử: hoặc là mua chuộc hoặc là chống trả để bảo vệ lợi ích của mình đến cùng. Lợi nhuận càng cao thì thái độ sống chết chống cự, phản kháng của họ càng lớn, càng tinh vi, càng nguy hiểm. Đấu tranh giải quyết những vụ việc liên quan đến nhóm tội phạm này thực sự không đơn giản, đòi hỏi phải có sự liên kết, giúp đỡ, hỗ trợ giữa các cơ quan chức năng, tạo thành một mạng lưới trấn áp, không để lọt tội phạm. Qúy trình xử lý phải trấn áp đúng đối tượng, kiên quyết, dứt khoát không nhận nhượng, bởi trên thực tế, những tội phạm này không chỉ làm ảnh hưởng đến lực lượng thi hành công vụ mà còn xâm phạm đến nhiều lĩnh vực trong đời sống. Công tác giải quyết những vụ việc nay nhất là những vụ chống người thi hành công vụ mà đối tượng là những người buôn lậu, lâm tặc… đòi hỏi những người xử lý phải là những người có kinh nghiệm, nắm bắt được tình hình và được trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ hỗ trợ, bởi những đối tượng này có tính nguy hiểm cao, họ sẵn sàng chống đối đến cùng để bảo vệ những nguồn lợi nhuận của họ. Bên cạnh đó, lực lượng thi hành công vụ phải là những người nghiêm minh, không ăn hối lộ, kiên định, không để tội phạm dụ giỗ, mua chuộc.

Hình thức xử phạt phải tương xứng, đánh mạnh vào kinh tế để cho những đối tượng nhận thấy rõ những hành vi của họ sẽ không còn sinh lời nếu như bị pháp luật xử lý. Bên cạnh đó với những hành vi gây ra thiệt hại về sức khỏe và tính mạng của người thi hành công vụ cần phải áp dụng các biện pháp về hình sự, một mặt để ngăn cản các hành vi vi phạm tiếp theo, một mặt để cho họ thấy được vị trí và vai trò của những người thi hành công vụ, cũng như hậu quả mà họ phải gánh chịu khi có những hành vi vi phạm.

Phương pháp xử lý các vụ trong khi tiến hành lệnh bắt, khám xét những đối tượng phạm tội theo tố tụng hình sự. Những vụ việc này thường xảy ra

trên địa bàn mà đối tượng vi phạm sinh sống, đó là những nơi nhạy cảm với nhiều thành phần dân cư, nhiều mối quan hệ khác nhau, chủ yếu là những

người dân có các mối quan hệ mật thiết với đối tượng. Một phần vì không am hiểu pháp luật, một phần vì những tình cảm cá nhân, một phần bị những thành phần xấu dụ giỗ, kích động, xúi dục nên những người dân trên các địa bàn có người vi phạm thường tập trung thành một nhóm đông người, có những hành vi phản kháng, chống đối lại việc thi hành những quyết định của cơ quan nhà nước từ những người thi hành công vụ. Trong khi đó, không phải đối tượng bị bắt hay khám xét nào cũng có thái độ hợp tác, tự nguyện, mà hầu hết đều có thái độ phản kháng, những trường hợp này người thi hành công vụ phải giải quyết thật khôn khéo tránh kích động nhân dân, phải có sự phối hợp với cơ quan địa phương, lời nói, cử chỉ, hành động phải thực sự hợp tình, hợp lý, thực hiện các công việc theo đúng quy định của pháp luật.

Phương pháp xử lý các vụ chống người thi hành công vụ trong quá trình áp dụng các quyết định cưỡng chế hành chính, cưỡng chế thi hành án hoặc hỗ trợ các cơ quan thi hành biện pháp cưỡng chế. Áp dụng các quyết

định cưỡng chế hành chính, cưỡng chế thi hành án hoặc hỗ trợ các cơ quan thi hành biện pháp cưỡng chế thường hướng tới đối tượng là nhân dân lao động trong các vấn đề về dân sự, hôn nhân gia đình, tranh chấp kinh tế hoặc là cưỡng chế, thu hồi đất đai…. Với những trường hợp như thế này lực lượng thi hành công vụ trong quá trình thực hiện công vụ của mình phải tuân thủ theo trình tự thủ tục của pháp luật, có sự liên kết giữa các cơ quan, ban ngành. Trong trường hợp người dân có thắc mắc, chưa hiểu rõ về những việc làm của đội ngũ thi hành công vụ cần giải thích cho dân hiểu, không được nôn nóng, qua loa… nhưng ngược lại với những trường hợp đối tượng cố ý chống lại người thi hành công vụ thì phải xử lý nghiêm minh, không khoan nhượng.

KẾT LUẬN

Trong tình hình xã hội hiện nay, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đội ngũ những người thi hành công vụ là vô cùng quan trọng, bởi việc bảo vệ quyền lợi của họ cũng chính là những hành động gián tiếp bảo vệ pháp chế của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Một mặt sẽ nâng cao tầm quan trọng của pháp luật trong cuộc sống, mặt khác sẽ tác động tích cực vào ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện những nhiệm vụ được giao của đội ngũ thi hành công vụ. Bên cạnh ý thức pháp luật của người dân, thì đó cũng là những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo trật tự, an ninh xã hội nói chung và giảm thiểu Tội chống người thi hành công vụ nói riêng.

Từ việc xem xét thực trạng của Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng cũng như qua việc đi sâu nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự liên quan đến Tội chống người thi hành công vụ ta có thể dễ dàng nhận thấy: dù trên địa bàn cả nước hay bó hẹp trong phạm vi một tỉnh như tỉnh Hà Tĩnh thì tình hình Tội chống người thi hành công vụ ngày càng có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp và để lại hậu quả ngày càng lớn, trong khi đó pháp luật lại chưa thực thự sâu sát, chỉ mới đáp ứng được một phần yêu cầu của thực tiễn, tạo nên sự khó khăn trong quá trình đấu tranh, đẩy lùi tội phạm này cũng như trong thực tế xét xử những vụ án cụ thể. Cần có những sửa đổi về mặt pháp luật cho phù hợp với tình hình tội phạm thực tế, và cần có một cái nhìn tổng quan về tội phạm này, để từ đó ban hành những văn bản pháp luật phù hợp, dễ áp dụng, đó là một đòi hỏi tất yếu trong tình hình hiện nay.

Những quy định pháp luật điều chỉnh về Tội chống người thi hành công vụ hiện nay tuy đã được các nhà làm luật ban hành và có những văn bản hướng dẫn nhưng vẫn chưa thực sự sâu sát với tình hình thực tế. Hình phạt đưa ra còn nhẹ, những quy định còn chung chung, hướng dẫn thi hành chưa

cụ thể, việc áp dụng nhữn quy định ấy đối với một số hành vi chống người thi hành công vụ có tính nguy hiểm cao, trên những địa bàn phức tạp còn gặp

Một phần của tài liệu Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh) (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)