Chính sách hình sự trong xử lý đối với hành vi chống người thi hành công vụ

Một phần của tài liệu Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh) (Trang 49 - 53)

sau: “là người phạm tội đã tái phạm về bất cứ tội gì, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội chống người thi hành công vụ”.

2.1.2. Chính sách hình sự trong xử lý đối với hành vi chống người thi hành công vụ hành công vụ

Chính sách hình sự theo nghĩa hẹp được hiểu là “Chính sách của Nhà

nước đối với đấu tranh phòng, chống tội phạm bằng biện pháp pháp luật hình sự nhằm đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.” [24].

Là một phần của chính sách xã hội nói chung, đồng thời là chính sách pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng và bao gồm tổng thể bốn chính sách: chính sách phòng ngừa tội phạm, chính sách pháp luật hình sự, chính sách pháp luật tố tụng hình sự và chính sách pháp luật thi hành án hình sự. Là những phương hướng có tính chất chỉ đạo, chiến lược của Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm nhằm đảm bảo thực hiện tốt đường lối xử lý về hình sự [24]. Chính sách hình sự có thể là đường lối chiến lược lâu dài về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và cũng có thể là sách lược đấu tranh phòng chống tội phạm trong một giai đoạn nhất định, đối với một loại tội phạm nhất định. Phần lớn, chính sách hình sự đối với các loại tội phạm đều được thể hiện trong BLHS năm 1999, Bộ luật Hình sự chính là cơ sở pháp lí để áp dụng, xử lý, để giải thích, tuyên truyền và thực hiện chính sách hình sự trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm. Chính sách hình sự chung cho các loại tội phạm được thể hiện một cách rõ ràng tại Điều 3, BLHS năm 1999 quy định về nguyên tắc xử lí như sau:

Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần,

địa vị xã hội. Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức xã hội hoặc gia đình giám sát, giáo dục. Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt. Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích..

Hành vi chống người thi hành công vụ là một trong rất nhiều hành vi được điều chỉnh bởi chính sách hình sự, mà cụ thể là BLHS năm 1999 của nước ta. Chính sách hình sự trong xử lý đối với hành vi chống người thi hành công vụ chính là sự đấu tranh, phòng, chống loại tội phạm này bằng pháp luật hình sự, là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Nhà nước đối với tội phạm này.

Chính sách hình sự rõ ràng và cụ thể nhất về hành vi chống người thi hành công vụ được thể hiện trong Điều 257 Tội chống người thi hành công vụ BLHS năm 1999. Tội chống người thi hành công vụ được xây dựng dựa trên chính sách hình sự chung cho mọi loại tội phạm, chính vì thế những quy định về hình phạt, các tình tiết tăng nặng của tội phạm đều thể hiện được tinh thần chung của chính sách hình sự. Với hai khung hình phạt cơ bản: Khung hình phạt thứ nhất được quy định tại Khoản 1, Điều 257, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Khung hình phạt thứ hai được quy định tại Khoản 2, Điều 257 với những cấu thành tội phạm tăng nặng

có mức hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Khung hình phạt thứ nhất được ban hành dựa trên sự xem xét, phân tích tổng thể và khái quát về mức độ nguy hiểm của những hành vi vi phạm do người phạm tội gây ra, những hành vi ấy chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, cấu thành tội phạm đơn giản, chính vì thế với tinh thần chung, thể hiện chính sách nhân đạo, nhằm giúp đỡ, cải tạo, giáo dục để người phạm tội nhận ra sai lầm từ đó sửa chữa những sai lầm của mình, các nhà làm luật quy định khung hình phạt khởi điểm thấp nhất là “cải tạo không giam giữ đến ba năm”. Đối với những hành vi vi phạm gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người thi hành công vụ một cách đáng kể thì áp dụng khung hình phạt tù, tước đoạt quyền tự do “từ sáu tháng đến ba năm”.

Khung hình phạt thứ hai với mức hình phạt từ hai năm đến bảy năm được áp dụng đối với những trường hợp chống người thi hành công vụ có tình tiết tăng nặng như: Phạm tội có tổ chức; phạm tội nhiều lần; xúi giục lôi kéo, kích động người khác phạm tội; tái phạm nguy hiểm. Quy định này phù hợp với tinh thần của chính sách hình sự chung được quy định tại Khoản 2, Điều 3 BLHS năm 1999 đó là: “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan

cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng”, với mức hình phạt cao

nhất là 7 năm tù. Tội chống người thi hành công vụ được xếp vào loại tội phạm nghiêm trọng theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 BLHS năm 1999, thông qua đó thể hiện thái độ, cách nhìn nhận của Nhà nước đối với tội phạm này, đây là loại tội phạm được xem là gây nguy hại lớn cho xã hội.

So sánh khung hình phạt cao nhất về Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Khoản 2, Điều 205 BLHS năm 1985 với khung hình phạt hiện nay được quy định trong BLHS năm 1999, ta có thể nhận thấy hình phạt tù đã được giảm xuống, BLHS năm 1985 quy định khung hình phạt cao nhất

là 10 năm tù, còn BLHS năm 1999 giảm xuống còn 7 năm tù. Sự thay đổi về khung hình phạt trong BLHS năm 1999 một phần là dựa trên tình thần nhân đạo chung của Luật hình sự Việt Nam, một phần là sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của Tội chống người thi hành công vụ trong thực tiễn ra đời của BLHS năm 1999 và trên cơ sở sự nhìn nhận, dự báo của các nhà làm luật. Thế nhưng đối chiếu với thực trạng của Tội chống người thi hành công vụ đang diễn ra trong thời kỳ này, chúng ta có thể nhận thấy, tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ đang ngày càng phức tạp, gia tăng về số lượng và có mức độ nguy hiểm ngày càng cao. Chính vì vậy, các nhà làm luật nên sửa đổi lại mức phạt tù đối với Tội chống người thi hành công vụ theo hướng tăng mức hình phạt nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong công cuộc phòng chống và ngăn chặn tội phạm này, thể hiện quan điểm kiên quyết đấu tranh sự nghiêm trị của Nhà nước đối với Tội chống người thi hành công vụ trong tình hình hiện nay. Mức xử phạt cao sẽ là biện pháp răn đe tốt nhất đối với người vi phạm và nó sẽ tác động tích cực đến ý thức pháp luật của người dân, tránh tình trạng nhờn luật.

Ngoài ra hành vi chống người thi hành công vụ còn là tình tiết tăng nặng được quy định ở một số điều luật khác như: Điểm d, Khoản 1, Điều 23 Tội giết người: phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Điểm k, Khoản 1 Điều 104 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới 11% để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; Điểm b, Khoản 2, Điều 103 Tội đe dọa giết người, phạt tù từ hai năm đến bảy năm đối với hành vi đe dọa giết người đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Điểm d, Khoản 2, Điều 121Tội làm nhục người khác, phạt tù từ một

Một phần của tài liệu Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh) (Trang 49 - 53)