Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành đối với Điều 257 Bộ luật Hình sự

Một phần của tài liệu Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh) (Trang 85)

Bộ luật Hình sự

Nhận thấy những quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình về Tội chống người thi hành công vụ còn nhiều kẽ hở, chưa thực sự cụ thể và rõ ràng, chính vì vậy, để hỗ trợ cho việc hiểu đúng và áp dụng một cách khoa học những quy định tại Điều 257 vào thực tế cuộc sống, các nhà làm luật ở nước ta đã có những văn bản hướng dẫn thi hành về Tội chống người thi hành công vụ cũng như những vấn đề liên quan đến hoạt động công vụ nhằm làm rõ hơn những quy định tại Điều 257, góp phần tạo nên sự thống nhất trong cách hiểu, cách áp dụng những quy định của điều luật này vào những tình huống cụ thể trong đời sống, tránh trường hợp xét xử sai hoặc nhầm lẫn trong quá trình định tội danh.

Khi đi vào nghiên cứu những quy định của pháp luật về Tội chống người thi hành công vụ còn một số vấn đề mà các nhà làm luật chưa điều chỉnh, chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành kịp thời, để tạo nên sự đồng nhất trong cách hiểu, và làm cơ sở để các cơ quan chức năng căn cứ vào đấy để xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến người thi hành công vụ như sau:

Mặc dù để hỗ trợ cho việc áp dụng những quy định trong BLHS về tội chống người thi hành công vụ các nhà làm luật đã ban hành Nghị quyết 04- HĐTPTANDTC/NQ hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự ngày 29/11/1986, Nghị quyết đã đưa ra khái niệm về người thi hành công vụ, tuy nhiên giải thích về người thi hành công vụ tại Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ so với tình hình tội phạm ngày càng phức tạp hiện nay lại có phần không phù hợp, bởi những giải thích ấy là dựa trên những quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 và tình hình đất nước trong những ngày đầu của công cuộc đổi mới. Chính vì vậy cần phải ban hành một văn bản mới, giải thích cụ thể về Tội chống người thi hành công vụ thay cho Nghị quyết 04HĐTPTANDTC/NQ, trong đó giải thích cụ thể hơn vể năm

tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại Khoản 2, Điều 257 về Tội chống người thi hành công vụ tại BLHS năm 1999.

Cần phải có văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể về đường lối xử lý đối với hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ ở nơi công cộng, đưa ra các tiêu chí phân biệt giữa Tội chống người thi hành công vụ và các tội như Tội gây rối trật tự công cộng, Tội cố ý gây thương tích… bởi trên thực tế, giữa các tội phạm này có rất nhiều đặc điểm giống nhau, gây khó khăn trong quá trình định tội danh. Ví dụ như: Anh Nguyễn Văn A sau khi uống rượu say đã gây náo loạn và mất trật tự tại địa bàn nơi anh A sinh sống, có hành vi chửi bới và đe dọa những người dân trên địa bàn. Nhận được tin báo, lực lượng công an Phường B nơi anh A sinh sống đã đến xem xét và xử lý, tuy nhiên lúc lực lượng công an có mặt anh A đã xông vào đánh một đồng chí công an, gây tỉ lệ thương tật 9%, sau đó còn cố ý đuổi đánh một đồng chí khác nhưng đã bị lực lượng công an và người dân khống chế và ngăn chặn.

Qúa trình xử lý tình huống này, sẽ gây ra nhiều tranh cãi trong vấn đề định tội danh, trường hợp này anh A sẽ bị truy tố về tội danh nào: Tội chống người thi hành công vụ và Tội gây rối trật tự công cộng hay là Tội cố ý gây thương tích với định khung tăng nặng “để cản trở người thi hành công vụ” và Tội gây rối trật tự công cộng?, chính vì thế các nhà làm luật nên nghiên cứu và đưa ra các tiêu chí phân biệt, nhằm hỗ trợ cho quá trình xét xử những vụ án trong quá trình định tội danh, để việc định tội danh được chính xác, nhanh gọn và không để lại những hậu quả tiêu cực.

Tạp chí Luật học số 01 năm 2007 đă đăng tải bài viết “Từ vụ án Lã Văn Ba_Bàn thêm về điểm k khoản 1 Điều 104 và Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999” của TS. Trinh Tiến Việt_ Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Trong bài viết tác giả Trịnh Tiến Việt cũng đã chỉ ra cách phân biệt giữa Tội chống người thi hành công vụ quy định tại Điều 257 và Tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trường hợp “để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Theo tác giả cả hai tội phạm này “trong trường hợp người phạm tội sử

dụng vũ lực để chống đối, cản trở hoặc không tuân lệnh người thi hành công vụ thì chúng có sự trùng lặp về chủ thể và sự thể hiện hành vi phạm tội ra bên ngoài” [57]. Chính vì thế để phân biệt sự khác nhau trong trường hợp cụ thể

trên phải căn cứ ở chỗ hành vi nguy hiểm cho xã hội do người phạm tội thực đã gây ra hậu quả – thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho nạn nhân hay chưa? Từ đó căn cứ vào những quy định tại điểm k khoản 1 Điều 104 BLHS năm 1999 và quy định tại Điều 257 BLHS năm 1999 để xem xét hành vi phạm tội cấu thành tội phạm gì?. Điểm k, Khoản 1, Điều 104 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Còn nếu người đó có hành vi sử dụng vũ lực nhưng không (hoặc chưa) gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe cho người thi hành công vụ thì sẽ bị xử lý theo những quy định tại Điều 257 BLHS năm 1999 [57]. Những phân tích, đánh giá của các tác giả xung quanh những quy định tại Điều 257 BLHS năm 1999 là những ý kiến đóng góp hữu ích, là cở sở, là căn cứ để các nhà làm luận ban hành những văn bản pháp luật, làm rõ hơn về Tội chống người thi hành công vụ.

Trong quá trình bổ sung hay sửa đổi các quy định pháp luật nói chung các nhà làm luật thường chỉ chú ý nhiều đến những vấn đề cụ thể mà ít chú ý đến vấn đề tổng thể, đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự phát triển của luật hình sự nói chung và phần tội phạm nói riêng. Đối với

Tội chống người thi hành công vụ các nhà làm luật cần có một công trình nghiên cứu tổng thể về tội phạm này, để từ đó đưa ra được một cái nhìn tổng quát về nguyên nhân, thực trạng, hậu quả, mức độ nguy hiểm của Tội chống người thi hành công vụ đồng thời phải cụ thể hóa những hành vi chống người thi hành công vụ. Tùy theo tính chất và nguyên nhân của hành vi chống người thi hành công vụ mà đưa ra những giải pháp khác nhau, cũng như áp dụng các biện pháp mạnh, nhẹ khác nhau. Không chỉ chú trọng sửa đổi, bổ sung về nội dung của các quy định mà còn phải quan tâm đến kĩ thuật xây dựng các quy định, đặc biệt là kĩ thuật xây dựng các cấu thành tội phạm để đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng của các cấu thành tội phạm của Tội chống người thi hành công vụ. Tùy vào các lĩnh vực, các mặt trân, các địa bàn… mà Tội chống người thi hành công vụ có những biểu hiện khác nhau, với mức độ nguy hiểm khác nhau. Điển hình như trên mặt trận chống buôn lậu, buôn bán ma túy, mặt trận an ninh trật tự liên quan đến truy bắt những tên côn đồ, lưu manh, hoặc vấn đề chống người thi hành công vụ đối với lực lượng kiểm lâm là những mặt trận tuy số vụ án ít xảy ra nhưng lại để lại hậu quả rất nghiêm trọng, bởi hầu hết những người vi phạm đều trang bị vũ khí, có thái độ coi thường pháp luật và sẵn sàng chống đối nếu lợi ích mà họ đang cố để có được bị lực lượng chống người thi hành công vụ làm ảnh hưởng đến.

Một phần của tài liệu Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh) (Trang 85)