Công tác tổ chức

Một phần của tài liệu Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh) (Trang 88 - 90)

Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với quần chúng nhân dân. Nhìn nhận từ góc độ nguyên nhân của tội phạm chống người thi hành công vụ ta có thể dễ dàng nhận thấy, nguyên nhân chính khi một số người dân có những hành vi chống đối lại người thi hành công vụ là do họ không tin tưởng vào cách giải quyết của người thi hành công vụ, của chính

quyền nhân dân nên đứng ra tự xử lý nhằm bảo vệ quyền lợi của họ, dù đó là quyền lợi bất hợp pháp. Một số bộ phận khác thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ vì không am hiểu pháp luật nên họ không nghĩ rằng hành vi đó của họ là hành vi phạm pháp, mà đơn thuần họ thực hiện theo những suy tính bản năng của bản thân nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Chính vì vậy cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với quần chúng nhân dân để quần chúng nhân dân nâng cao hiểu biết và nhận thức về pháp luật, tuân thủ và chấp hành đúng pháp luật mà nhà nước đã quy định để từ đó người dân tin tưởng vào đội ngũ những người thi hành công vụ.

Tập trung làm rõ các vụ chống người thi hành công vụ, truy bắt bằng được đối tượng, phối hợp với Tòa án, Viện kiểm sát xử lý nghiêm minh, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền rộng rãi nhằm giáo dục chung và răn đe tội phạm. Định hướng kịp thời việc đưa tin đối với những vụ việc có tính chất nhạy cảm để tránh trình trạng người dân hiểu không đúng, hiểu sai nội dung sự việc và hoạt động của lực lượng Công an. Đẩy mạnh công tác quản lý các đối tượng lưu manh, côn đồ hung hãn, càng quấy, có biểu hiện coi thường pháp luật, các đối tượng chuyên lôi kéo, kích động các phần tử xấu gây rối trật tự xã hội.

Các địa phương, đơn vị tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc, phong cách ứng xử cho cán bộ chiến sĩ. Kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc; chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm, tiêu cực của cán bộ chiến sĩ.

Bộ Công an nên phối hợp với các lực lượng liên quan như: kiểm lâm, biên phòng… có các buổi tổng kết chuyên đề về tình hình công tác đấu tranh phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ từ đó trao đổi và rút kinh nghiệm nhằm đề ra các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, hợp đồng tác

chiến có hiệu quả. Bên cạnh đó siết chặt kỷ cương, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi sai phạm trong lực lượng Công an, nhất là hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, những sai phạm về tác phong, thái độ ứng xử, kỷ luật công tác. Đồng thời tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống Tội chống người thi hành công vụ.

Một phần của tài liệu Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh) (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)