Khái niệm về chống người thi hành công vụ

Một phần của tài liệu Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh) (Trang 27 - 29)

Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó và có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính những người thi hành công vụ. Qua nghiên

cứu những quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999 ta có thể đưa ra khái niệm về chống người thi hành công vụ như sau:

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: có tổ chức; phạm tội nhiều lần; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm.

Bên cạnh đó để làm rõ hơn về hành vi chống người thi hành công vụ, tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 208/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã giải thích như sau:

Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khắc nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

Người đang thi hành công vụ là người đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ và chưa kết thúc, nếu chưa bắt đầu hoặc đã kết thúc nhiệm vụ mà bị xâm phạm thì không thuộc trường hợp chống người thi hành công vụ, mà tùy trường hợp cụ thể để xác định một tội phạm khác có tình tiết vì lý do công vụ của nạn nhân. Trên thực tế có rất nhiều đối tượng khi bị lực lượng thi hành công vụ xử lý vì những sai phạm sẽ không có những hành động hoặc thái độ phản kháng ngay lúc ấy, mà lại có những hành vi xâm hại đến người công vụ, sau giờ làm việc của họ, hoặc là khi họ trở về với cuộc sống thường ngày. Những hành vi đó cần phải xử lý nghiêm minh, bởi suy cho cùng đó là sự gián tiếp thể hiện thái độ phản kháng, tư thù đối với người thi hành công vụ.

Nếu người thi hành công vụ làm trái pháp luật mà bị cản trở, xâm phạm thì người cản trở, xâm phạm không phải chịu Tội chống người thi hành công vụ.

Một phần của tài liệu Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh) (Trang 27 - 29)