Phân biệt tội phạm và vi phạm hành chính có liên quan đến hành vi chống ngƣời thi hành công vụ

Một phần của tài liệu Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh) (Trang 29 - 38)

hành vi chống ngƣời thi hành công vụ

Vi phạm hành chính và tội phạm là hai dạng vi phạm phổ biến nhất của pháp luật, mặc dù là hai loại vi phạm pháp luật khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và trong một số trường hợp còn có thể chuyển hóa cho nhau. Việc nghiên cứu những điểm giống và khác nhau giữa hai loại vi phạm này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật cũng như góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn cuộc sống. Cũng như đa số các hành vi vi phạm pháp luật khác, hành vi chống người thi hành công vụ được điều chỉnh bởi Luật hành chính và cả Luật hình sự. Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng mà hành vi chống người thi hành công vụ có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Như đã nói ở trên, giữa tội phạm và vi phạm hành chính liên quan đến hành vi chống người thi hành công vụ, có rất nhiều điểm chung, bởi vì xét một cách tổng quát chúng đều là dạng của vi phạm pháp luật.

Những điểm giống nhau giữa vi phạm hành chính và tội phạm thể hiện rõ nhất ở chỗ, đều là vi trái pháp luật: Tội chống người thi thành công vụ

được quy định trong Luật hình sự và vi phạm hành chính liên quan đến chống người thi hành công vụ trong Luật hành chính đều là những hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ mà cụ thể là quyền lợi, sức khỏe, danh dự và tính mạng của người thi hành công vụ; Đều được thực hiện bằng hành vi có lỗi của chủ thể: lỗi ở hành vi chống người thi hành

công vụ là lỗi cố ý, mặc dù người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là chống đối, ngăn cản người thi hành công vụ nhưng vẫn thực hiện. Hành vi chống người thi hành công vụ dù là tội phạm hay là vi phạm hành chính đều

là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được pháp luật quy định và đều bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với chủ thể; Có khách thể chung: khách thể của hành vi chống người thi hành công vụ là sự xâm phạm trật tự quản lý hành chính, xâm phạm sự hoạt động bình thường và đúng đắn của cơ quan nhà nước làm giảm hiệu quả quản lý của Nhà nước; Có chủ thể chung: chủ thể của vi phạm hành chính và tội phạm có liên quan đến hành vi chống người thi hành công vụ là người có năng lực hành vi, là người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình và đương nhiên là đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật. Tại Điều 6 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt đối với những vi phạm hành chính thực hiện do cố ý. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Tương tự như vậy, Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước ta cũng quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tại Điều 12 BLHS năm 1999 quy định: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng[31]. Về quan hệ trách nhiệm: chủ thể thực hiện vi phạm hành chính hoặc tội phạm có hành vi chống người thi hành công vụ đều phải chịu trách nhiệm trước nhà nước chứ không phải trước phía bên kia như trong vi phạm dân sự, lao động, kinh tế…

Tuy nhiên giữa vi phạm hành chính và tội phạm cũng có rất nhiều điểm khác biệt, đó là những tiêu chí để phân biệt những hành vi nào chỉ bị xem là vi phạm hành chính còn hành vi nào lại bị xem là tội phạm. Những điểm khác nhau giữa vi phạm hành chính và tội phạm là, Về khái niệm: Theo quy định

tại Khoản 2 Điều 2 Phát lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì Vi phạm hành chính là: “Những vi phạm do cá nhân hay tổ chức thực hiện một cách cố ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà theo quy định của pháp luật sẽ

bị xử phạt hành chính” [48]. Còn Tội phạm lại là: “hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” [31]. Về chủ thể:

Chủ thể của vi phạm hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức, trong khi đó chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân. Về khách thể: Hành vi vi phạm

hành chính xâm hại đến trật tự quản lý hành chính được pháp luật hành chính bảo vệ, còn tội phạm lại xâm hại tới những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Về mức độ nguy hiểm cho xã hội: Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm, cùng một hành vi vi phạm nhưng tùy vào mức độ gây thiệt hại cho xã hội (mức độ gây thương tật, giá trị hành hóa phạm pháp, giá trị tài sản bị xâm hại…) mà người vi phạm có thể xử lý theo những quy định cụ thể và rõ ràng trong pháp luật hình sự, ngược lại, nếu đối chiếu với những quy định tại các điều luật được quy định trong Bộ luật hình sự mà mức độ gây thiệt hại cho xã hội của hành vi vi phạm nhỏ hơn thì người vi phạm sẽ bị xử lý về hành chính. Về hình phạt: Biện pháp xử lý chính đối với những hành vi vi phạm hành chính được quy định trong pháp luật hành chính là hình phạt tiền, với những mức tiền phạt được quy định cụ thể và rõ ràng trong các Nghị định, Pháp lệnh. Còn hình phạt chính đối với tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự lại là hình phạt tù, tước quyền tự do của người vi phạm, bên cạnh đó còn có những hình phạt bổ sung khác như: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, cho hưởng án treo…

Cũng như trong Luật hình sự những hành vi chống người thi hành công vụ bị xử phạt hành chính theo pháp luật hành chính được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, phạm vi điều chỉnh chủ yếu trên các mặt trận an ninh, trật tự, an toàn xã hội, giao thông đường bộ… Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử phạt trong Luật hành chính là những hành vi có mức độ nguy hiểm thấp, thiệt hại gây nên không đáng kể, những hành vi bị xử lý chủ yếu là do người vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của người thi hành công vụ, có thái độ phản kháng lại người thi hành công vụ nhưng chủ yếu là bằng lời lẽ hoặc hành động không nguy hiểm… chính vì thế việc xử lý chỉ dừng ở mức độ cảnh cáo, phạt tiền, hình thức phạt trục xuất được áp dụng với người nước ngoài và một số hình phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính chứ chưa nhất thiết phải tước quyền tự do như quy định trong pháp luật hình sự.

Hành vi chống ngƣời thi hành công vụ trong pháp luật hành chính đƣợc quy định trong các văn bản sau:

Tại điểm d, h Khoản 3, Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình quy định như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án; Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức.

Cũng trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ tại Điều 20 quy định mức xử lý đối với các “Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra,

kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ” như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ; b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.

Nghị định số 146/2007/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma tuý, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ;

Tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự hoặc chống lại người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Xúi giục người khác không chấp hành các yêu cầu của người thi hành công vụ.

Nghị định số 71/2012/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ ngày 10/11/2012) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 về xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu điều khiển xe lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ mà gây tai nạn hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc chống người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma tuý, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông và người thi hành công vụ.

Ngày 17/12/2013 Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 208/2013/NĐ- CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chăn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Nghị định nêu rõ, việc xử lý người có hành vi chống người thi hành công vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, giải thích rõ các thuật ngữ liên quan đến người thi hành công vụ cũng như các nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.

Theo đó các nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ bao gồm: tuân thủ quy định của pháp luật; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; lấy phòng ngừa là chính, chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi chống người thi hành công vụ; thận trọng, linh hoạt trong ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản do hành vi chống người thi hành công vụ gây ra.

Đặc biệt, theo Nghị định, sau khi xử lý vi phạm đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ, cơ quan đã ra quyết định xử lý vi phạm có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản đến chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm học tập, làm việc để có biện pháp phòng ngừa, quản lý, giáo dục. Văn bản thông báo của cơ quan đã ra quyết định xử lý vi phạm đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người có hành vi chống người thi hành công vụ; hành vi vi phạm, hình thức, biện pháp xử lý vi phạm đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ.

Nhìn chung những quy định của Luật hành chính về hành vi chống người thi hành công vụ rất phù hợp với thực tiễn cuộc sống, tuy nhiên quy

định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội “phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng” đối với các hành vi “cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự hoặc chống lại người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Xúi giục người khác không chấp hành các yêu cầu của người thi hành công vụ” là quá thấp, bởi trên thực tế, những hành vi này xẩy ra khá nhiều, khá nghiêm trọng trong khi đó, mức xử phạt còn thấp khiến cho các đối tượng không hề lo sợ sẵn sàng chống lại người thi hành công vụ.

Hành vi chống người thi hành công vụ có thể chỉ bị xử lý vi phạm hành chính nhưng cũng có thể bị xử lý hình sự theo pháp luật hình sự. Căn cứ để xác định và phân biệt những hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự là dựa vào mức độ nguy hiểm mà hành vi đó gây nên đối với người thi hành công vụ.

Hành vi chống người thi hành công vụ trong pháp luật hình sự được quy định trong khá nhiều điều luật. Ngoài Điều 257 quy định trực tiếp và cụ thể về Tội chống người thi hành công vụ cùng với đầy đủ các cấu thành tội phạm và khung hình phạt, thì hành vi chống người thi hành công vụ còn là tình tiết cấu thành của nhiều tội phạm khác với khung hình phạt cao hơn, hậu quả gây ra nghiêm trọng hơn. Hành vi chống người thi hành công vụ được

Một phần của tài liệu Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh) (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)