Những tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội chống người thi hành công vụ

Một phần của tài liệu Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh) (Trang 72 - 83)

chống người thi hành công vụ

Thứ nhất, tồn tại trong quá trình áp dụng pháp luật, thực tiễn tiễn áp

dụng pháp luật hình sự về Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng còn rất nhiều tồn tại, vướng mắc. Những tồn tại và vướng mắc xuất phát từ sự hạn chế của những quy định pháp luật, sự yếu kém của đội ngũ thực thi pháp luật, cũng như những hạn chế trong ý thức pháp luật của người dân, cùng với những tác động từ các nguyên nhân khách quan khác khiến cho những quy định về Tội chống người thi hành công vụ chưa thực sự phù hợp với thực tiễn của tình hình tội phạm, quá trình áp dụng pháp luật vào những tinh huống, những vụ án cụ thể còn gặp nhiều khó khăn.

Tồn tại lớn nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật về Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn cả nước xuất phát từ những hạn chế trong quy định

pháp luật về Tội chống người thi hành công vụ. Hiện nay trong hệ thống pháp luật nước ta những quy định về Tội chống người thi hành công vụ còn mang tính chất chung chung, chưa cụ thể trong khi đó hành vi chống người thi hành công vụ lại diễn ra trên nhiều lĩnh vực, tính chất phạm tội của các đối tượng thực sự rất nghiêm trọng, nhất là trên địa bàn ma túy, buôn lậu, kiểm lâm... Những quy định về Tội chống người thi hành công vụ tại Điều 257 BLHS năm 1999 cũng như những văn bản hướng dẫn thi hành đều không thực sự chặt chẽ. Nhất là tại Điều 257, những quy định trong mặt khách quan của Tội chống người thi hành công vụ chưa thực sự rõ ràng, khiến cho quá trình định tội danh gặp rất nhiều khó khăn và không ít trường hợp nhầm lẫn với các loại tội phạm khác như tội: Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng…

Một vụ án cụ thể về hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích được đăng tải trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 9/2001 của tác giả Võ Tề, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xung quanh vấn đề định tội danh cho Lã Văn Ba, người đã trực tiếp có những hành vi chống đối và gây thương tích cho người thi hành công vụ. Vụ án cụ thể như sau: “Thực hiện thông báo của UBND xã Thanh Lương, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, ngày 7-6-1995 Công an xã Thanh Lương đã giao nhiệm vụ cho tổ bảo vệ gồm: Lê Đăng Thông, Lê Đăng Huân, Đinh Văn Tạch và Đỗ Văn Ngô do anh Lê Đăng Thông làm tổ trưởng, trông coi đồng lúa và hoa màu của xã. Khoảng 10 giờ cùng ngày, tổ bảo vệ phát hiện Lã Văn Ba thả 500 con vịt vào khu ruộng lúa chín của thôn. Tổ bảo vệ yêu cầu Lã Văn Ba lùa đàn vịt về trụ sở UBND xã Thanh Lương để giải quyết. Khi đến ngõ nhà anh Khúc Văn Nhâm thì đàn vịt chạy vào sân nhà anh Nhâm, anh Đỗ Văn Ngô dùng cây thuốc lào vụt xuống sân để đuổi đàn vịt ra khỏi sân, vịt sợ chạy xô đẩy lên nhau, thấy vậy ông Lã Văn Hóa (chú ruột của Lã Văn Ba) đang đứng ở ngõ đã túm cổ áo anh Ngô chửi bới, gây sự, còn Lã Văn Ba chạy lại giữ tay anh Ngô, anh Ngô gạt tay ra, không may va vào cổ Ba,

lập tức Lã Văn Ba đấm vào mặt anh Ngô. Anh Thông thấy vậy chạy đến thì Lã Văn Ba lùi lại dùng thanh sắt dài khoảng 50cm vụt vào lưng anh Ngô hai cái. Anh Thông giữ tay Ba thì bị Ba vụt vào tay nhưng không gây thương tích. Ngay sau đó mọi người can ngăn, giằng được thanh sắt vứt đi. Ba chạy về nhà và trốn khỏi địa phương, sau đó đã đến cơ quan Công an tự thú.” [59].

Quyết định tại bản án hình sự sơ thẩm số 07 ngày 20-2-2001 của Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Bảo kết án Lã Văn Ba phạm tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Khoản 1 Điều 257 BLHS năm 1999. Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng Lã Văn Ba phạm tội “Cố ý gây thương tích trong trường hợp để cản trở người thi hành công vụ” quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 104 BBLHS năm 1999.

Đánh giá về vụ án trên Tạp chí Luật học số 01 năm 2007 đă đăng tải bài viết Từ vụ án Lã Văn Ba – Bàn thêm về Điểm k Khoản 1 Điều 104 và Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999” của TS. Trinh Tiến Việt_ Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Theo đó TS. Trịnh Tiến Việt đồng tình với quan điểm cho rằng Lã Văn Ba phạm tội “Cố ý gây thương tích trong trường hợp để cản trở người thi hành công vụ” quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999” với những lập luận khoa học và phù hợp với những quy định của pháp luật [50]. Cùng là một vụ án nhưng với những tình tiết phức tạp, dưới những góc độ, những lập luận khác nhau đã có những ý kiến khác nhau, về bản thân tôi, tôi đồng tình với quan điểm của TS. Trịnh Tiến Việt.

Từ thực tế xét xử trên đã cho chúng ta thấy rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình định tội danh những vụ án có tính chất phức tạp liên quan đến chống người thi hành công vụ xen lẫn các yếu tố về cố ý gây thương tích hoặc gây rối trật tự công cộng.

Thứ hai, là những tồn tại trong hoạt động tố tụng, những sai sót trong quá

phần là do trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế của đội ngũ thực thi pháp luật. Một số những người thực thi pháp luật đặc biệt là đội ngũ Kiểm sát viên, Thẩm phán có trình độ học vấn thấp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn yếu kém, quá trình xử lý những vụ án liên quan đến Tội chống người thi hành công vụ còn gặp nhiều sai phạm, thiếu sót dẫn đến việc xét xử sai, nhầm lẫn trong quá trình định tội danh. Trong công cuộc điều tra, tuy tố, xét xử Tội chống người thi hành công vụ còn nhiều thiếu sót và hạn chế, chưa kiểm soát được tình hình chung của Tội chống người thi hành công vụ. Tỷ lệ khám phá, điều tra, xét xử tội phạm này còn thấp, chưa phù hợp với thực trạng của tội phạm này đã và đang diễn ra trên địa bàn nước ta. Có nhiều hành vi chống người thi hành công vụ không được xử lý hoặc xử lý không đúng với hậu quả gây ra do sự thiếu nghiêm minh, quan liêu của một số người thực thi pháp luật.

Thứ ba, là những tồn tại xuất phát từ sự hạn chế, yếu kém trong các lĩnh

vực kinh tế- xã hội, văn hóa- giáo dục, an ninh- trật tự cũng là những yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình áp dụng pháp luật hình sự về Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn nước ta. Sự phân hóa giàu nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm, trình độ học vấn thấp dẫn đến nhận thức kém về pháp luật thêm vào đó là sự xuống cấp về văn hóa và đạo đức của một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay là điều kiện làm gia tăng tình hình tội phạm nói chung và Tội chống người thi hành công vụ nói riêng.

Với những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên cũng như tình hình văn hóa, kinh tế, xã hội, an ninh trật tự… thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn Hà Tĩnh gặp rất nhiều hạn chế và không ít khó khăn. Qua thống kê số liệu xét xử về Tội chống người thi hành công vụ và thực tiễn về tình hình tội phạm này trên địa bàn Hà Tĩnh, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những vấn đề trong công tác xét xử so với

tình hình thực tế của tội phạm. Mặc dù không phải là một loại tội phạm trọng điểm, xảy ra thường xuyên, liên tục… nhưng trên thực tế những hành vi chống người thi hành công vụ vẫn xảy ra với những mức độ và hậu quả khác nhau, xử phạt về hành chính là phần nhiều nhưng số liệu hạn chế về những vụ án được đưa ra xét xử từ năm 2008 đến năm 2012 là không phản ánh đúng tình hình của Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Những hạn chế, thiếu sót của quy định pháp luật liên quan đến Tội chống người thi hành công vụ gây không ít khó khăn cho đội ngũ những người thực thi pháp luật trong quá trình xử lý những hành vi chống người thi hành công vụ, việc hiểu đúng, áp dụng đúng, tránh sự nhầm lẫn trong quá trình định tội danh những quy định tại điều 257 BLHS năm 1999 trong một số trường hợp là không mấy dễ dàng, đó cũng là một trong những khó khăn lớn nhất đối với đội ngũ những người thực thi pháp luật trên địa bàn tĩnh Hà Tĩnh, đặc biệt là với cơ quan Viện kiểm sát và Tòa án.

Pháp luật quy định chưa thực sự rõ ràng cùng với trình độ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ còn yếu kém càng dễ dàng dẫn đến sự nhầm lẫn trong quá trình khởi tố, truy tố và xét xử những hành vi vi phạm liên quan đến Tội chống người thi hành công vụ. Số lượng vụ án được đưa ra tuy tố, khởi tố, xét xử trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt là các vụ án được đưa ra xét xử chưa phản ánh đúng tình hình thực tế của Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trên thực tế trong những năm qua tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh liên tiếp xảy ra những hành vi chống lại người thi hành công vụ với đầy đủ yếu tố để cấu thành tội phạm hình sự thế nhưng số vụ án bị đưa ra xét xử chỉ có 29 vụ với 81 bị cáo, hàng năm vẫn tồn tại những vụ án tồn từ năm trước do trả điều tra bổ sung (từ năm 2008 đến 2012 là 7 vụ). Số lượng vụ án bị đưa ra truy tố và khởi tố đã ít, đến giai đoạn xét xử lại còn thuyên giảm đi. Thực trạng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do trình độ năng lực của đội

ngũ thực thi pháp luật trên địa bàn tình Hà Tĩnh còn hạn chế nên khi xử lý các vụ án chống người thi hành công vụ có tính chất phức tạp còn nhiều lúng túng, dẫn đến nhiều sai sót, quá trình xử lý một số vụ án không nghiên cứu, điều tra rõ ràng, thái độ làm việc thiếu nghiêm túc dẫn đến tình trạng Tòa án phải đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Bên cạnh đó hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo trong các vụ án được đưa ra xét xử còn nhẹ, chủ yếu là án treo (chiếm 45,7%), còn khung hình phạt cao nhất “từ hai năm đến bảy năm” chỉ chiếm 7,4%. Những mức hình phạt được áp dụng đối với Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phần nào đó chưa phù hớp với mức độ nguy hiểm mà tội phạm này gây ra, đây cũng là một phần hạn chế nữa của đội ngũ cơ quan có thẩm quyền, việc áp dụng các hình phạt không thực sự nghiêm minh, thích đáng dẫn đến tình trạng những quy định của pháp luật về Tội chống người thi hành công vụ không đạt được hiệu quả răn đe và trừng trị.

Trong một số vụ án các cơ quan chức năng còn bộc lộ nhiều yếu kém và sai sót, lỏng lẻo, nhân nhượng, không nghiêm minh trong quá trình xử lý các vụ án. Một bộ phận không nhỏ những người thực thi pháp luật không giữ vững đạo đức nghề nghiệp, quá trình xử lý các vụ án còn chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Hiện nay, việc những người có chức, có quyền nói chung và người thi hành công vụ nói riêng, lợi dụng công vụ của mình nhằm trục lợi cá nhân là rất nhiều, điển hình là trong lực lượng công an, đặc biệt là lực lượng cảnh sát giao thông, họ ngang nhiên làm luật, làm giá với người dân mỗi khi người dân có vi phạm. Thái độ làm việc rất hách dịch, ngay chính lực lượng thi hành công vụ còn có những hành vi xúc phạm đến danh dự, tính mạng và sức khỏe của người dân. Có rất nhiều vụ án người thi hành công vụ đã đánh dân, tịch thu tài sản của người dân một cách vô cớ ngoài ra còn có lời lẽ xúc phạm người dân.

Hàng năm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có không ít những hành vi chống người thi hành công vụ, có đầy đủ các điểu kiện để cấu thành tội phạm và xử lý theo quy định của pháp luật Hình sự, tuy nhiên, trong quá trình xử lý, một số vụ án lại không bị đưa ra xét xử, đối tượng chỉ bị xử phạt hành chính. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng chủ yếu là xuất phát từ chính những sai phạm trong lực lượng thi hành công vụ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, họ còn bị chi phối bởi những mối quan hệ, những áp lực “chức vụ”. Ví dụ, vào lúc 9h20 sáng 18/2, trên địa bàn phường Đại Nài, Thành Phố Hà Tĩnh. Cụ thể, vào thời điểm nói trên, khi thấy chiếc xe khách mang BKS 17B-00415 (Thái Bình) dừng xe, giao hàng cho hành khách không đúng nơi quy định (giao hàng tại một cây xăng ở trung tâm TP Hà Tĩnh), tổ tuần tra xử lý lực lượng CSGT Công an TP Hà Tĩnh đã tiếp cận để xử lý.Cho rằng lực lượng CSGT kiểm tra không đúng quy trình, chức năng, toàn bộ lái xe, lơ xe gồm 4 người đã nhảy xuống lớn tiếng đôi co với các chiến sĩ CSGT. Lợi dụng số đông người dân đứng xem, tài xế và lơ xe ra sức mạt sát các chiến sĩ. Chứng kiến hành vi thiếu văn hóa của nhà xe, một số người dân bức xúc đòi lao vào đánh nhóm tài xế trên, nhưng được các chiến sĩ CSGT can ngăn kịp thời. Khi tổ tuần tra đang yêu cầu chủ xe xuất trình các giấy tờ liên quan, một tài xế mặc áo đen tên Tám đã rút điện thoại di động gọi cho ai đó, rồi "dọa" tổ CSGT là vừa gọi cho trợ lý một Thứ trưởng Bộ Công an. Trung tá Nguyễn Trường Kỷ, một thành viên trong tổ xử lý CSGT Công an TP Hà Tĩnh, vặn hỏi gọi cho ai, đối tượng Tám trả lời: “Tôi gọi cho anh Tân, trợ lý anh Trường, Thứ trưởng Bộ Công an”. Ngay sau đó, tài xế Tám đưa máy điện thoại để Trung tá Kỷ nói chuyện với "trợ lý Thứ trưởng Bộ Công an". Sau đó, tổ tuần tra CSGT Công an

TP Hà Tĩnh chỉ xử lý mức độ nhắc nhở, “tạo điều kiện” cho nhà xe tiếp tục hành trình đưa khách vào Nam [68]. Nhiều người dân tỏ ra bất bình trước cách xử lý chưa thỏa đáng của tổ tuần tra CSGT Công an TP Hà Tĩnh. Theo

quan sát của người dân, đây chỉ là một cuộc điện thoại “ảo”, có sự mạo danh nhằm đánh đòn tâm lý vào người thi hành công vụ, hù dọa và “ bắt thóp” lực lượng cảnh sát giao thông và quả thật “chiêu thức” của những kẻ vi phạm đã có tác dụng. Việc xử lý vụ việc này của lực lượng CSGT Công an TP Hà Tĩnh là hoàn toàn không phù hợp với những quy định của pháp luật, những kẻ vi phạm không hề bị xử lý nghiêm minh mà chỉ nằm ở mức độ “nhắc nhở” và “tạo điều kiện”, rõ ràng trong trường hợp này lực lượng CSGT đã bị cuộc điện thoại “ảo” đó chi phối, họ dè chừng và không giám xử lý những vi phạm này vì sợ làm ảnh hưởng đến một “mối quan hệ” nào đó. Cách xử lý “êm đẹp” vụ việc này của lực lượng CSGT dường như đã thành tiền lệ, là một thói quen trong quá

Một phần của tài liệu Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh) (Trang 72 - 83)