Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại cảng cái cui (Trang 64 - 68)

Như chúng ta đã biết, con người là trung tâm của mọi hoạt động, một tổ chức muốn mạnh thì phải có những người tài. Để phát triển dịch vụ logistics tại cảng ngoài điều kiện về cơ sở vật chất hiện đại cần có một đội ngủ nhân viên giàu kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chuyên môn. Do đó cần phải có kế hoạch đầu tư, phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện.

- Nâng cao nhận thức, hiểu biết của đội ngũ nhân viên về hoạt động kinh doanh của cảng cũng như về dịch vụ logistics.

- Xây dựng một đội ngũ lành nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. - Cử người đi học các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn về logistics.

- Tuyển dụng những người tài, những người có chuyên môn về các lĩnh vực hoạt động tại cảng. Sẵn sàng loại bỏ những người có không có khả năng, chuyên môn thấp.

56 5.2.3 Chiến lược phát triển kinh doanh

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại.

- Nghiên cứu, mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới.

- Phát triển sản phẩm, dịch vụ. Đa dạng hóa dịch vụ theo hướng logistics. - Tăng cường hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng.

-Tiếp cận khách hàng, tìm hiểu những yêu cầu của khách hàng từ đó xây dựng chiến lược marketing cho cảng.

57 CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, logistics toàn cầu là một bước phát triển tất yếu. Logistics tồn tại và phát triển như là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó không những tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Logistics được đánh giá là một ngành tiềm năng và mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như các quốc gia. Song đa phần các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Cảng Cái Cui vẫn chưa tận dụng được hết những cơ hội mà logistics đem lại. So với thế giới thị trường logistics Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng được đánh giá là chỉ mới manh nha hoặc còn ở giai đoạn đầu của phát triển nên vẫn chưa phát huy một cách đầy đủ tác dụng của nó để cho sản xuất kinh doanh.

Năm 2014, thời hạn hội nhập quốc tế của lĩnh vực logistics đã gần kề, hứa hẹn sẽ có một cuộc cạnh trang gay gắt không chỉ giữa các doanh nghiệp logistics trong nước mà còn của các doanh nghiệp logistics nước ngoài. Trước áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt và để hội nhập quốc tế hiệu quả, có thể đứng vững cũng như cạnh tranh với các đối thủ khác thì đòi hỏi cảng Cái Cui cần phải có một chiến lược cụ thể xây dựng hệ thống dịch vụ logistics hiện đại với đầy đủ những yếu tố cần và đủ, cần có một cái nhìn khách quan, tổng quát để đánh giá đúng năng lực cũng như tìm ra và khắc phục những mặt còn hạn chế của Cảng để phát triển dịch vụ logistics một cách có hiệu quả cũng như thực hiện theo đúng chiến lược và định hướng của Chính phủ đã đề ra.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với doanh nghiệp

- Đa dạng hóa dịch vụ cung cấp

-Mở rộng mối quan hệ với các văn phòng đại diện và tổ chức kinh tế

nước ngoài tại Việt Nam để dễ dàng hơn trong việc quảng bá hình ảnh với các đối tác nước ngoài

-Có những chiến lược kết hợp, hợp tác với các đối tác để hình thành chuỗi dịch vụ logistics.

58 6.2.2 Đối với nhà nước

-Nâng cao nhận thức, vai trò của logistics trong nền kinh tế quốc dân, từ

đó nhận thức rộng rãi về logistics đối với các cơ quan quản lý, các ngành, địa phương ở nước ta.

-Cần thành lập Ủy ban quốc gia về logistics nhằm giải quyết các vấn đề

liên quan đến cơ sở hạ tầng, khung thể chế… để xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược ngành.

-Hoàn thiện chính sách đầu tư, cơ chế ưu đãi để phát triển cơ sở hạ tầng

logistics cả “phần cứng” và “phần mềm” trong hoạt động logistics.

-Xây dựng và phát triển các loại hình doanh nghiệp logistics có khả năng cạnh tranh nhằm phát triển bền vững thị trường logistics ở nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế.

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo hoạt động tài chính của Cảng Cái Cui giai đoạn năm 2010 đến 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tháng đầu năm 2013

2. Đoàn Thị Hồng Vân, 2006. Quản trị Logistics. NXB Thống Kê.

3. Đoàn Thị Hồng Vân và Phạm Thị Mỹ Lệ, 2013. Phát triển Logistics: Những

vấn đề lý luận và thực tiễn. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 8 (18), tháng

01- 02, trang 27 – 33.

[pdf]<http://www.uef.edu.vn/resources/newsletter_uef/thang01_2013/5_phat_t rien_logistics.pdf> [ngày truy cập: 10 tháng 09 năm 2013]

4. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế. NXB Văn Hóa

Thông Tin

5. Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống

Kê.

6. Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến, 2007. Quản trị học. NXB

Thống Kê.

7. Phan Thị Ngọc Khuyên, 2010. Giáo trình Kinh tế đối ngoại. Đại học Cần

Thơ.

8. Quyết định số 175/QĐ – TTg ngày 27/01/2011 về việc Phê duyệt “Chiến

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại cảng cái cui (Trang 64 - 68)