Kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại cảng cái cui (Trang 42 - 68)

∗ Kinh nghiệm của Singapore:

Singapore là một đảo quốc nhỏ tách ra từ Malaysia. Singapore có tổng diện tích lên tới 667,5 km2 gồm 1 đảo chính và 63 đảo nhỏ với chiều dài bờ biển là 150,5 km. Với thế mạnh sẵn có là ngành dịch vụ hàng hải cũng như nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa sống còn của hoạt động logistics đối với sự phát triển của đất nước, chính phủ Singapore đã có nhiều chính sách thông thoáng, kịp thời nhằm tạo động lực cho sự phát triển của loại hình dịch vụ này.

Tận dụng vị trí chiến lược trên tuyến đường hàng hải quốc tế, Singapore đã phát triển thành trung tâm hàng hải và trở thành cảng trung chuyến lớn vào bậc nhất trong khu vực. Điều này đã giúp Singapore trở thành đầu mối quan trọng trong hoạt động logistics trên phạm vi toàn thế giới. Bên cạnh đó, chính phủ Singapore không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý thông qua việc cải cách thủ tục hải quan theo hướng hiện đại, đơn giản và minh bạch; chú trọng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng bao gồm cả hạ tầng công nghệ thông tin; đầu tư hệ thống kho bãi, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics. Thành lập Hiệp hội Logistics Singapore (SLA – Singapore Logistics Association) với nhiệm vụ hỗ trợ và phát triển hoạt động logistics, cũng như đẩy mạnh chương trình đào tạo, huấn luyện nhằm phát triển theo hướng chuyên nghiệp đội ngũ lao động trong ngành logistics, nhằm thực hiện chiến lược đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics ở Singapore, biến Singapore trở thành một trục e – logistics hàng đầu thế giới.

Cho đến nay, hệ thống cảng của Singapore được đánh giá là cảng thu hút nhiều tàu thuyền qua lại nhất trong khu vực châu Á, là nơi trung chuyển của hơn 400 hãng tàu lớn trên thế giới và liên kết hơn 720 cảng của trên 130 quốc gia; sân bay quốc gia Singapore – Changi Airport nối với hơn 150 thành phố thuộc 50 quốc gia trên thế giới. Singapore là đầu mối quan trọng trong hoạt động logistics trên phạm vi toàn thế giới. Theo đánh giá của WB, Singapore được xếp hạng là quốc gia thuận lợi nhất để kinh doanh (chỉ số LPI xếp hạng 2 năm 2010 và vươn lên hạng 1 năm 2012).

∗ Kinh nghiệm của Trung Quốc:

Tuy không nhanh nhạy bằng Singapore, nhưng Trung Quốc cũng đã có được những bước tiến mạnh mẽ trong quá trình hoạt động logistics. Trong những năm đầu thế kỷ 21 ngành logistics của Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc. Chi phí cho logistics vào năm 2005 chiếm 21,3% GDP cả nước và Ngân hàng Thế giới ước tính rằng chỉ cần giảm 1% chi phí logistics thì

34

Trung Quốc có thể tiết kiệm được 240 triệu nhân dân tệ. Số lượng các công ty logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics) tăng lên rất nhanh, trong đó có không ít doanh nghiệp có vốnNhà nước tham gia.

Để đảm bảo cho ngành logistics phát triển, Trung Quốc tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cho cả đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không và đường biển. Chú trọng xây dựng hệ thống kho bãi và phát triển hệ thống thông tin liên lạc, áp dụng các chương trình EDI, ERP, MRP và GPS cho quản lý dữ liệu qua mạng. Ngoài ra Trung Quốc đã xây dựng được những trung tâm logistics lớn, hiện đã có 45 trung tâm đi vào hoạt động, trong đó Thượng Hải và Bắc Kinh là những trung tâm hàng đầu. Hiện Thượng Hải đã trở thành trung tâm hoạt động của hàng loạt hãng logistics hàng đầu thế giới như: UPS Supply Chain Solutions, Excel PLC, DHL, Danzas,… Ngay tại trung tâm logistics Thượng Hải các hãng này cũng đã xây dựng trung tâm trung chuyển hàng hóa của mình. Chính sự hoạt động của các tập đoàn logistic mạnh trên thế giới đã giúp ngành logistics của Trung Quốc đạt mức tăng trưởng bình quân 25%/năm.

Trong vòng 10 năm tới Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành logistics thông qua việc khuyến khích hợp tác giữa các công ty nước ngoài và các công ty trong nước. Chính sách ưu tiên hỗ trợ ngành logistics phát triển không chỉ dừng ở mức quan tâm của chính quyền trung ương mà giờ đây đã trở thành ưu tiên hàng đầu của chính quyền địa phương. Điển hình như Thiên Tân đã xếp logistics vào một trong ba ngành mũi nhọn của tình vả ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển. Bắc Kinh thực hiện các nghiên cứu có hệ thống và lên kế hoạch chi tiết để xây dựng cơ sở hạ tầng cho logistics.

35

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CẢNG.

4.1 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CẢNG LOGISTICS TẠI CẢNG

Là một cảng lớn – cảng trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cảng Cái Cui nhận thức được vai trò cũng như nhiệm vụ của mình trong việc đẩy mạnh cơ cấu phát triển kinh tế của cả vùng, luôn ra sức phấn đấu lấy mục tiêu của Chính phủ đề ra cho cảng “cảng biển có công suất bốc xếp, vận chuyển hàng hóa lớn nhất miền Tây” là mục tiêu phát triển. Muốn làm được đều đó cảng phải đẩy mạnh việc phát triển kinh doanh dịch vụ logistics bởi vì bốc xếp, cho thuê kho bãi và vận chuyển là những hoạt động chủ yếu nằm trong chuỗi dịch vụ logistics.

Có một thực tế phải nhìn nhận rằng mặc dù đã xuất hiện khá lâu ở Việt Nam nhưng cụm từ “logistics” hay “dịch vụ logistics” vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều người, hầu như chỉ có những chuyên gia trong ngành và những người có liên quan đến ngành này mới biết. Vì thế đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này nói chung và Cảng Cái Cui nói riêng, hoạt động này chỉ nằm ở giai đoạn mới phát triển chưa được biết đến rộng rãi.

Tính đến nay, Cảng Cái Cui đã thực hiện được nhiều hợp đồng lớn nhỏ có giá trị cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng trong và ngoài khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, cũng giống như đa phần các cảng và công ty kinh doanh dịch vụ logistics khác trên cả nước, hoạt động cung ứng dịch vụ này tại Cảng Cái Cui chưa hình thành một chuỗi các dịch vụ mà chỉ dừng lại ở vai trò cung ứng một số hoạt động đơn lẽ trong chuỗi dịch vụ logistics như: bốc xếp, dịch vụ kho bãi, cho thuê phương tiện vận tải,… ở cấp độ 2PL hay cao hơn là cấp độ 3PL.

Trong những năm qua, Cảng đã cung ứng dịch vụ logistics cho một số khách hàng lớn như: Trung tâm siêu thị Big C – Cần Thơ, Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ, Công ty TNHH Đá Xây Dựng F – C Việt Nam… đem lại nguồn lợi nhuận cao cũng như thu nhập đáng kể cho Cảng. Bên cạnh đó cảng cũng có một số khách hàng vừa là công ty đối tác như: Vinalines Cần Thơ, Công ty TNHH MTV Vận tải sông Hậu… Đối với những công ty này Cảng cung ứng dịch vụ logistics ở cấp độ 2PL.

36

Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh logistics tại cảng phân theo phương thức

Nguồn: Phòng khai thác Cảng Cái Cui, giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 Mức % Mức % Mức % 2 P L Sản lượng Ngàn tấn 163,5 139,6 157,7 51,32 81,7 (23,9) (14,6) 18,1 13 30,38 19,2 Đơn hàng Đơn 35 40 45 20 14 5 14,29 5 12,5 (6) 30 Doanh thu Triệu đồng 4.397,5 6.860,4 5.681,4 1.811,8 1.433,8 2.462,9 56,01 (1179) (17,19) (378) (20,86) 3 P L Sản lượng Ngàn tấn 286,8 378 307,3 141,4 169,8 91,2 32 (70,7) (18,7) 24,8 17,5 Đơn hàng Đơn 86 141 117 68 76 55 63,95 (24) (17) 8 11,76 Doanh thu Triệu đồng 3.392,6 7.997,9 8.731,4 5.640,1 6.461,9 4.605,3 135,75 733,5 9,17 821,8 14,57

37

Qua bảng 4.1 nhìn chung ta thấy hoạt động dịch vụ logistics theo phương thức 3PL giai đoạn năm 2010 đến 6 tháng năm 2013 luôn chiếm tỷ trọng cao hơn dịch vụ logistics theo phương thức 2 PL. Sản lượng hàng hóa theo phương thức 2PL giai đoạn năm 2010 đến 6 tháng năm 2013 chiếm khoảng 40% trong khi đó sản lượng hàng hóa theo phương thức 3PL chiếm tỷ trọng cao hơn khoảng 60% sản lượng. Phân tích sâu hơn tình hình hoạt động dịch vụ logistics theo từng phương thức qua các năm.

- Phương thức 2PL:

Sản lượng hàng hóa theo phương thức 2PL có sự biến động không đều qua các năm. Năm 2011 sản lượng hàng hóa là 139,6 ngàn tấn giảm 14,6% so với sản lượng hàng hóa năm 2010. Năm 2012 là 157,7 ngàn tấn tăng 13% so với sản lượng năm 2011. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 là 81,7% tăng 18,2%

Về số đơn hàng ta thấy có sự tăng đều qua các năm điển hình như: năm 2011 là 40 đơn hàng tăng 5 đơn so với năm 2010, năm 2012 là 45 đơn hàng tăng so với năm 2010 là 5 đơn. Giai đoạn 6 tháng năm 2013 giảm đi 6 đơn hàng so với 6 tháng năm 2012

- Phương thức 3PL:

Sản lượng hàng hóa mặc dù có sự biến động giai đoạn năm 2011 – 2012 nhưng nhìn chung sản lượng vẫn tăng ở các năm sau. Năm 2011 sản lượng là 378 ngàn tấn tăng 32% so với năm 2010, năm 2012 là 307,3 ngàn tấn giảm 18,7% so với năm 2011 nhưng vẫn tăng so với năm 2010. So sánh tình hình sản lượng 6 tháng 2013 với 2012 ta thấy sản lượng tăng 17,5% (6 tháng 2012 là 141,4 ngàn tấn, 6 tháng 2103 là 169,8 ngàn tấn)

Về số đơn hàng ta thấy biến động theo sản lượng. Năm 2011 là 141 đơn tăng hơn so với năm 2010 là 86 đơn; năm 2012 là 117 đơn hàng tăng 24 đơn. 6 tháng đầu năm 2013 là 76 đơn, 6 tháng đầu năm 2012 là 68 đơn.

Để có thể hiểu rõ hơn về các dịch vụ thuộc các nhóm ngành 2PL và 3PL ta đi sâu vào phân tích từng phương thức.

4.1.1 Các nhóm ngành dịch vụ logistics theo phương thức 2PL

Các nhóm ngành dịch vụ logistic theo phương thức 2PL mà cảng đang hoạt động bao gồm những dịch vụ chủ yếu trong chuỗi logistics đó là những dịch vụ như: vận chuyển, bốc xếp, kho bãi và lưu giữ hàng hóa.

38

4.1.1.1 Kinh doanh dịch vụ bốc xếp

Bảng 4.2: Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ bốc xếp tại Cảng

Nguồn: Phòng khai thác Cảng Cái Cui

ĐVT 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 Mức % Mức % Mức % Sản lượng Ngàn tấn 99,4 84,8 35 15 22,2 (14,6) (14,7) (49,8) (58,7) 7,2 48 Số đơn hàng Đơn 12 11 10 5 1 (1) (8,3) (1) (9,1) (4) 80 Doanh thu Triệu đồng 1.987,5 1.782,5 3.735 814,4 1.542,9 (205) (10,3) 1952,5 110 (227,9) (28) Lợi nhuận Triệu đồng 139,12 135,5 306,3 68,4 44,8 (3,62) (2,6) 126 92,9 (12,2 (21,4)

39

Qua bảng 4.2 tình hình kinh doanh dịch vụ bốc xếp tại cảng ta thấy sản lượng và đơn hàng của dịch vụ này qua các năm có sự sụt giảm, còn doanh thu và lợi nhuận có sự biến động không đều qua các năm.

Năm 2010 sản lượng đạt 99,4 ngàn tấn, số đơn hàng có được trong năm là 12 đơn, doanh thu đạt 1.987,5 triệu tấn; lợi nhuận đạt 139,12 triệu đồng.

Năm 2011 có sự giảm nhẹ ở các khoản cụ thể như: sản lượng đạt 84,8 ngàn tấn giảm 14,7% tương đương 14,6 ngàn tấn so với năm 2010, doanh thu đạt 1.782,5 triệu đồng giảm 10,3% tương đương 205 triệu đồng so với năm 2010, lợi nhuận đạt 135,5 triệu đồng giảm 2,6% tương đương 3,62 triệu đồng so với năm trước. Nguyên nhân là do cuối năm 2010 cảng bắt đầu làm hàng container nên số lượng hàng container được chú trọng phát triển hơn, dẫn đến sản lượng hàng rời bốc xếp có sự sụt giảm,.

Năm 2012 có sự biến động bất thường và không đồng đều giữa sản lượng và doanh thu. Trong khi sản lượng sụt giảm thì doanh thu lại tăng mạnh cụ thể như: Sản lượng đạt 35 ngàn tấn giảm 58,7% tương đương 49,8 ngàn tấn so với năm 2011, trong khi số đơn hàng giảm 1. Điều này cho thấy sản lượng trong mỗi đơn hàng bị giảm đi đáng kể. Về khoản doanh thu có phần khả quan hơn khi đạt mức 3.735 triệu đồng tăng 110% tương đương 1.952,5 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự biến động đặc biệt này là do chi phí của dịch vụ tăng cao, nhu cầu sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng cao trong khi đó các doanh nghiệp cung ứng dịch này trong vùng chiếm rất ít, vì thế chi phí cũng như dịch vụ tăng lên kéo theo doanh thu tăng. Bên cạnh đó, cơ cấu mặt hàng kinh doanh tại cảng cũng có chút thay đổi, cảng chuyển từ kinh doanh những mặt hàng có giá trị thấp sang những mặt hàng có giá trị cao.

So sánh giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2012 ta thấy sản lượng có sự tăng trở lại, còn doanh thu có sự sụt giảm không đáng kể. Sản lượng 6 tháng đầu năm 2013 là 22,2 ngàn tấn tăng 48% tương đương 7,2 ngàn tấn so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh thu đạt 586,5 triệu đồng giảm 28% tương đương 227,9 triệu đồng so với cùng kì năm trước, lợi nhuận đạt 44,8 triệu đồng giảm 21,4% so với cùng kì năm 2012. Nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm 2013 cảng chỉ kí được một đơn hàng có giá trị cao.

4.1.1.2 Tình hình kinh doanh dịch vụ vận tải

Nhìn chung sản lượng, số đơn hàng và doanh thu của cảng có sự biến động liên tục tăng giảm qua các năm. Để có thể thấy rõ hơn ta đi sâu vào phân tích bảng 4.3 tình hình kinh doanh dịch vụ vận tải.

40 Bảng 4.3: Tình hình kinh doanh dịch vụ vận tải

Nguồn: Phòng khai thác Cảng Cái Cui ĐVT 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 Mức % Mức % Mức % Sản lượng Ngàn tấn 38,8 48,6 32,8 13,72 48,1 9,8 25,3 (15,8) (32,5) 34,38 250,6 Số đơn hàng Đơn 14 21 17 6 10 7 50 (4) (19,05) 4 66,67

Doanh thu Triệu đồng 403,5 2.836,9 1.060,1 491,1 847,3 2.433,4 603 (1.776,8) (62,6) 356,2 72,5 Lợi nhuận Triệu đồng 32,3 269.5 85 42,2 67,8 237,2 734,4 (184.5) (68,5) 25,6 60,7

41

Năm 2010 sản lượng đạt 38,8 ngàn tấn với số đơn hàng là 14, doanh thu đạt 403,5 triệu đồng, lợi nhuận là 32,3 triệu đồng. Năm 2011 tình hình có sự chuyển biến, sản lượng và số đơn hàng tăng nhẹ trong khi doanh thu và lợi nhuận tăng cao. Năm 2011sản lượng đạt 48,6 ngàn tấn tăng 25,3% tương đương 9,8 ngàn tấn so với năm 2010, số đơn hàng tăng thêm 7 đơn, doanh thu đạt 2.836,9 triệu đồng tăng vượt trội gấp 603% tương đương 1776,8 triệu đồng so với năm 2011có phần tăng mạnh, lợi nhuận đạt 269,5 triệu đồng tăng 734,4% tương đương 237,2 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do nền kinh tế dần dần được phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng các yếu phẩm cũng như dịch vụ cần thiết cho cuộc sống, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa ngày càng nhiều dẫn đến nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội địa tăng, góp phần nâng cao giá, chi phí của dịch vụ tăng. Thêm vào đó trong năm cảng vận chuyển những mặt hàng có giá trị cao, mặt dù sản lượng ít nhưng giá trị của những mặt hàng đó cũng phần nào đóng góp vào doanh thu của cảng tăng nhanh.

Năm 2012 có sự sụt giảm về sản lượng hàng hóa, số đơn hàng cũng như doanh thu và lợi nhuận của cảng. Sản lượng hàng hóa đạt 32,8 ngàn tấn giảm 32,5% tương đương 15,8 ngàn tấn so với năm 2010. Doanh thu đạt ở mức 1.060,1 triệu đồng giảm 62,6% tương đương 1.776,8 triệu đồng so với năm 2011. Lợi nhuận đạt mức 85 triệu đồng giảm 68,5% tương đương 184,5 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm này nhu cầu sử dụng dịch vụ không nhiều dẫn đến sản lượng hàng hóa, số đơn hàng cũng như doanh thu và lợi nhuận đều giảm.

So sánh kết quả kinh doanh dịch vụ 6 tháng đầu năm 2013 với 6 tháng đầu năm 2012 ta thấy có sự tăng đột biến về số đơn hàng, doanh thu, lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại cảng cái cui (Trang 42 - 68)