Theo số liệu của Bộ Công Thương, dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm từ 15 - 20% GDP (khoảng 12 tỷ USD) một khoản tiền rất lớn và gắn với toàn bộ khâu lưu thông, phân phối của nền kinh tế. Tỷ trọng dịch vụ logistics chiếm khoảng 15% trong kim ngạch xuất khẩu. Trong mười năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 200 tỉ USD/năm và do đó tiềm năng phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam là rất lớn. Với những ưu thế đó, ngành dịch vụ logisics Việt Nam được đánh giá là một thị trường non trẻ đầy tiềm năng phát
triển, như là chiếc “bánh ngon” đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
Theo đúng lộ trình các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, đến năm 2014 ngành logistics sẽ mở rộng hoàn toàn. Như vậy, thời gian để bước sang thời kì mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ logistics chỉ còn rất ngắn, như chiếc đồng hồ “điếm ngược”. Điều này hứa hẹn sẽ có một sự cạnh tranh rất gay gắt trong thời gian sắp tới giữa các doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước.
Các chiến lược, chương trình trọng tâm đã được Chính phủ Việt Nam đề
ra để thực hiện trong thời gian tới là:
- Phát triển logistics điện tử (e-logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả và thân thiện.
- Giảm chi phí logistics bằng cách can thiệp vào các điểm hạn chế
(bottleneck) của chuỗi cung ứng như năng suất của các cảng, kho bãi và điểm trung chuyển; quy hoạch vận tải đa phương thức thúc đẩy phát triển nhanh hơn các phương thức vận tải hàng hóa có chi phí thấp; xác định các cơ hội cải tạo sản xuất cụ thể
50
- Đào tạo nguồn nhân lực ngành logistics, đáp ứng nhanh nhu cầu nhân
lực qua đào tạo cho ngành, đẩy nhanh chương trình đào tạo các chuyên gia logistics có kỹ năng ứng dụng và triển khai các thực hành quản trị logistics và
chuỗi cung ứng theo kịp các nước công nghiệp phát triển.
- Tái cấu trúc logistics, thúc đẩy tăng trưởng những nhà cung ứng dịch
vụ logistics bên thứ ba (3PL) trong nước, xem đây là tiền đề phát triển thị
trường dịch vụ logistics tại Việt Nam.
- Thúc đẩy và gắn kết công nghệ thông tin trong logistics, đặc biệt là
khâu thủ tục hải quan tại biên giới, tăng cường tổ chức, thúc đẩy tiêu chuẩn
hóa trong khai thác như chứng từ, tiêu chuẩn công nghê…, phát triển các cổng
thông tin logistics, EDI, e – logistics
- Phát triển các khu công nghiệp logistics miền Bắc, miền Nam phục vụ
nhu cầu trung chuyển hàng hóa, vận tải container quốc tế thông qua cảng biển container quốc tế và cảng hàng không quốc tế
- Phát triển khu logistics cùng với việc cải tại cửa khẩu Lào Cai thúc đẩy
trao đổi thương mại với Trung Quốc
- Phát triển đa dạng các trung tâm phân phối tại các thành phố lớn, các đô
thị lớn trên cả nước nhằm phục vụ thị trường bán lẻ, các trung tâm logistics
51
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CẢNG 5.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CẢNG