Môi trường bên trong

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại cảng cái cui (Trang 56 - 58)

4.2.2.1 Sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics

Ở bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau là đều không thể tránh khỏi. Sư cạnh tranh giống như một đòn bẩy giúp xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ hơn. Nó là động lực thôi thúc các doanh nghiệp hướng tới những cái mới, những sản phẩm vượt trội, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics càng gay gắt thì loại hình dịch vụ logistics càng phong phú, chất lượng dịch vụ logistics càng được nâng cao. Khi đề cập đến vấn đề cạnh tranh, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics phải xem xét xem đối thủ cạnh tranh của mình là ai, số lượng bao nhiêu, mức độ cạnh tranh thế nào. Trong thời gian qua cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước là định hướng mở cửa kinh doanh dịch vụ logistics được mở ngày càng nhiều dẫn đến cạnh tranh trong ngành ngày một gay gắt hơn không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics

trong nước mà còn có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp logistics nước

ngoài.

- Là 1 ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, vì thế logistics được xem là “miếng bánh ngon” đối với các doanh nghiệp, là 1 ngành dịch vụ mới cho các nhà đầu tư có tầm nhìn xa. Hơn thế nữa hệ thống pháp luật Việt Nam

48

về dịch vụ này còn lỏng lẽo chưa tạo được rào cản, kiểm soát tốt các doanh nghiệp đang muốn tham gia kinh doanh dịch vụ này. Tránh hiện tượng các dịch vụ logistic mạnh về số lượng nhưng yếu về chất lượng. Điều này sẽ tạo nên một cuộc chiến đề dành thị trường giữa các doanh nghiệp , nhằm giúp doanh nghiệp có thể có thể đứng vững trêm thị trường.

- Đối với ngành dịch vụ logistics này không có khái niệm tuyệt đối về đối thủ tiềm ẩn hay nhà cung ứng bởi vì nếu xét trên một góc độ nào đó nhà cung ứng là các đối tác cùng hợp tác, kết hợp với cảng cùng thực hiện hợp đồng hay là khách hàng của cảng nhờ cảng thực hiện một số hoạt động nhỏ trong chuỗi logistics, có thể là đối thủ cạnh tranh của cảng.

4.2.2.2 Khách hàng

Khách hàng chiếm vị trí trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, để hoạt động có hiệu quả thì các doanh nghiệp phải bán được hàng tức là phải có khách hàng thuê dịch vụ logistics. Khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics chủ yếu là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lớn thì ngành dịch vụ logistics mới phát triển được. Hiện nay không ít doanh nghiệp tự mình thực hiện các hoạt động logistics mà không thuê dịch vụ ngoài. Vì vậy, ngành dịch vụ logistics muốn phát triển thì phải cho các doanh nghiệp sản xuất thấy được lợi ích to lớn của việc sử dụng dịch vụ logistics

4.2.2.3 Tiềm lực của cảng

Tiềm lực doanh nghiệp thể hiện ở nhiều mặt: qui mô của doanh nghiệp; cơ sở vật chất kĩ thuật; cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo; tài năng, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý của các nhà lãnh đạo; trình độ tay nghề, sự thành thạo kỹ thuật, nghiệp vụ của lao động; tiềm lực tài chính, khả năng huy động vốn…

-Tài chính có thể coi là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của

doanh nghiệp cũng như sự phát triển của các dịch vụ logistics. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cần một nguồn tài chính lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng: phương tiện vận tải, kho bãi… Có nguồn tài chính lớn doanh nghiệp

mới có thể mở rộng quy mô, đa dạng các dịch vụ cung ứng cho khách hàng.

-Doanh nghiệp có qui mô lớn thì có khả năng cung ứng các dịch vụ

logistics với nhiều loại hình dịch vụ, đảm bảo chất lượng của dịch vụ, có thể hoạt động trên phạm vi thị trường lớn, cung ứng dịch vụ cho nhiều khách hàng

49

-Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có đầy đủ, đảm bảo thì mới

có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ mà khách hàng yêu cầu với chất lượng tốt. Với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thì cơ sở vật chất kỹ thuật phải kể đến là: phương tiện vận tải, kho bãi, máy móc thiết bị

phục vụ cho đóng gói, bảo quản hàng hóa…

-Người lãnh đạo doanh nghiệp có tài năng, trình độ quản lý sẽ dẫn dắt

doanh nghiệp đi lên, ngày càng phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ ngày

càng đi xuống thậm chí dẫn đến phá sản.

-Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, các nhân viên là

những người trực tiếp cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Vì vậy, đây là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển

của dịch vụ logistics.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại cảng cái cui (Trang 56 - 58)