Dịch vụ logistics có mối quan hệ mật thiết đến sự phát triển hạ tầng giao thông vận tải, cảng biển, các phương thức vận tải… Trong quy hoạch phát triển cảng biển, vận tải biển Việt Nam cũng như Dự án phát triển bền vững giao thông vận tải Việt Nam (VITRANSS2) đến năm 2020, định hướng 2030, logistics được nhìn nhận là một thành tố thiết yếu thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
Theo quyết định số 175 QĐ-TTg ngày 16/11/2011 phê duyệt “Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020” phát triển bền vững, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ logistics được đưa vào làm một trong những chiến lược quan trọng để phát triển. Bên cạnh đó, thủ tướng còn nêu rõ “coi logistic là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu”, chỉ đạo các Bộ ngành liên quan xây dựng các chương trình hành động thực hiện chiến lược này
Các mục tiêu phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 và các năm tiếp theo đã được đề ra như:
- Hình thành dịch vụ trọn gói 3PL (Integrated Third Party Logistics), phát triển thị trường dịch vụ logistics của nước ta ngang tầm khu vực và thế giới
- Phấn đấu giảm chi phí logistics ở mức 20% GDP.
- Giữ vững tốc độ tăng trưởng trung bình thị trường dịch vụ logistics đạt 20 – 25% năm.
- Tỉ lệ thuê ngoài logistic (outsourcing logistics) đến năm 2020 là 40%. - Cơ cấu lại lực lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics: giảm số lượng tăng về chất lượng đến năm 2020 tương đương các nước trong khu vực hiện nay (Thái Lan, Singapore)
- Phấn đấu đến năm 2015 chỉ số LPI của Việt Nam do WB báo cáo nằm trong top 35 hoặc 40 trong các nền kinh tế trên thế giới
33