Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu bài 3 PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG của CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN NHÀ nước THUỐC lá THANH hóa (Trang 41 - 43)

Sản phẩm của Công ty Thuốc lá Thanh Hóa được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường miền Bắc và miền Trung. Trên khu vực thị trường này có sự tham gia của nhiều Công ty Thuốc là trong và ngoài nước. Nhưng việc tăng hoặc giảm thị phần của hai Công ty Thuốc lá Thăng Long vá Thuốc lá Hải Phòng là có ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần của Công ty Thuốc lá Thanh Hóa nên trong phạm vi báo cáo này hai công ty trên được coi là đối thủ cạnh tranh chính của Công ty.

Công ty thuốc lá Thăng Long - 235 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội:

Ra đời trước Công ty Thuốc lá Thanh Hóa và cũng là một thành viên của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, vốn điều lệ 152.764.000.000 đồng, chiếm hơn 50% sản lượng thuốc lá tiêu thụ tại miền Bắc. Có thể nói Công ty Thuốc lá Thăng Long là người dẫn đầu thị trường tại thị trường miền Bắc. So với Công ty Thuốc lá Thanh Hóa và Công ty Thuốc lá Hải Phòng, Thuốc lá Thăng Long mạnh hơn trên mọi phương diện. Nguồn tài chính mạnh đảm bảo cho Công ty có thể theo đuổi được các chiến lược kinh doanh dài hạn, đảm bảo nguồn ngân sách vững mạnh trong các chiến lược cạnh tranh cần có nguồn ngân sách lớn như: Cạnh tranh về giá, khuyến mại…

Thuốc lá Thăng Long là một trong những Công ty thuốc lá có cơ sở chất, máy móc hiện đại nhất tại Viêt Nam hiện nay. Cơ sở vật chất hiện đại và đồng bộ đảm bảo cho Công ty có thể sản xuất được các sản phẩm với chất lượng cao, đồng đều về mặt chất lượng, đồng thời giúp công ty tiết kiệm chí phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá trước các đối thủ cạnh tranh khác. Đi liền với cơ sở vật chất hiện đại là đội ngũ cán bộ công nhân viên chức có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều làm việc chuyên nghiêp, đây là lợi thế không nhỏ trong thời buổi cạnh tranh trên tất cả mọi mặt như hiện nay.

Không những có lợi thế về nguồn tài chính, cơ sở vật chất máy móc hiện đại, nhà máy này còn có lợi thế về vị địa điểm kinh doanh. Nhà máy đựợc đặt tại một trong hai thị trường phát triển nhất tại Việt Nam đó là thủ đô Hà Nội. Đây là thị truờng rất lớn và không ngừng phát triển với tốc độ cao, người tiêu dùng có thu nhập cao thuận lợi cho công ty trong việc phát triển các dòng sản phẩm cao cấp.

Cũng như hầu hết các thành viên khác trong Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, điểm yếu của Công ty Thuốc lá Thăng Long đó là cũng chưa có những đầu tư đúng mức vào các hoạt động Marketing, chưa có một đội ngũ nhân viên Marketing chuyên nghiệp, hoạt động nghiên cứu thị trường cũng chưa thực sự hiệu quả.

Công ty thuốc lá Hải Phòng - 280 đường Đà Nẵng, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

Ra đời chưa lâu, so với Công ty Thuốc lá Thăng Long thì Công ty Thuốc lá Hải Phòng kém hơn về mọi măt. Tiềm lực và khả năng kinh doanh cũng không mạnh hơn Công ty Thuốc lá Thanh Hóa. Đây là đối thủ cạnh tranh chính của công ty tại khu vực thi trường Quảng Ninh và Hải Phòng với sản phẩm Vinagold là sản phẩm đối đầu trực diện với sản phẩm Bông Sen của công ty, sản phẩm này đang dần khẳng định được vị thế tại hai thị trường trên, là nguyên nhân trực tiếp gây ra việc tụt giảm sản lượng tiêu thụ của công ty tại thị trường này. Điểm mạnh nhất của Công ty trên khu vực thị trường này đó là nắm vững được thị hiếu tiêu dùng của dân cư, có các chính sách khai thác hiệu quả và có lợi thê rõ ràng về vị trí địa lý.

Hiện nay hai công ty đang có sức cạnh tranh với Công ty tương đối cao, Công ty nào cũng có thế mạnh riêng chiếm lĩnh phần thị trường nhất định. Vì vậy, để cạnh tranh trên thị trường thì Công ty cần có những chính sách hợp lý tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt cho Công ty như thêm các loại thuốc mới, xâm nhập vào thị trường tiềm năng…

2.2.QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 2.2.1 Quan điểm

Theo kết quả nghiên cứu thị trường của tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, mức tiêu dùng thuốc lá bình quân hiện nay trong nước là 460 điếu/người/năm. Con số này được đánh giá là khá thấp so với mức tiêu dùng bình quân trên thế giới (1.076điếu/người/năm). So với các nước trong khu vực thì đây là một con số thấp hơn rất nhiều. Dưới đây là con số thống kê về mức tiêu thụ của các nước trong khu vực năm 2011

BẢNG 2.7: Bảng thống kê mức tiêu thụ các nước trong khu vực năm 2011

Tên nước Dân số (triệu người) Lượng tiêu thụ (tỉ điếu/năm) Mức tiêu thụ (người/điếu/năm) Nhật Bản 122.5 306 2.497

Hàn Quốc 42 91 2.166 Malaixia 16.1 17 1.055 Trung Quốc 1200 1500 602 Indonexia 167 145 868 Thái Lan 53.5 37 691 Việt Nam 87 84 965 Nguồn: Phòng thị trường

Như vậy với dân số 87 triệu người, đứng thứ 12 trên thế giới, Việt Nam là một thị trường ổn định và rộng lớn cho ngành sản xuất thuốc lá. Nền kinh tế nước ta những năm qua có tốc độ tăng trường khá cao, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng cao, từ đó kéo theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là điều kiên thuận lợi để cho Công ty cũng cố và phát triển thị trường.

2.2.2 Nhu cầu

Theo dự báo của tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam trong năm 2011, dự báo trong năm 2012 mức cầu tiêu dùng về thuốc lá của Việt Nam sẽ tăng khoảng 2.5%. Đồng thời dân số Việt Nam chủ yếu sống bằng nghề nông nên nhận thức của họ về tác hại của thuốc lá còn chưa cao, mức tiêu dùng về thuốc lá của họ là tương đối ổn định. Do vậy, nhu cầu về thuốc lá trong những năm tới vẫn còn rất lớn. Đây là có hội thuận lợi để Công ty mở rộng sản xuất, phát triển thị trường.

Dựa trên những, những nghiên cứu, phân tích đánh giá thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh ban lãnh đạo Công ty Thuốc lá Thanh Hóa xác định chiến lược kinh doanh đến năm 2015: Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình mới, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển các sản phẩm phổ thông lên trung cấp, mở rộng thị trường xuất khẩu; tập trung nghiên cứu, cải tiến sản phẩm kể cả hợp tác với những nhà phối chế, thiết kế nước ngoài để có những sản phẩm có chất lượng và mẫu mã đẹp thâm nhập vào những phân khúc thị trường mới. Duy trì, cũng cố thị hiện có, lấy lại thị phần ở những khu vực thị trường đã mất đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phát triển và mở rộng thị trường.

Việc thực hiện các chiến lược Marketing phải đảm bảo các nguyên tắc: Luôn gắn liền với chiến lược chung của toàn Công ty.

Phù hợp với tiềm lực tài chính của Công ty.

Đạt được hiệu quả cáo nhất trong thời gian ngắn nhất với mức chi phí thấp nhất.

Một phần của tài liệu bài 3 PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG của CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN NHÀ nước THUỐC lá THANH hóa (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w