Hoàn thiện các thủ tục phân tích.

Một phần của tài liệu kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán bctc tại công ty tnhh kiểm toán quốc gia việt nam (Trang 65 - 66)

- Xem xét các loại HTK vào thời điểm cuối năm về tuổi thọ, về các đặc điểm

4.3.4. Hoàn thiện các thủ tục phân tích.

Thủ tục phân tích là một trong những phương pháp kiểm toán có hiệu quả cao, cho phép kiểm toán viên tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời phản ánh được mối liên hệ bản chất giữa các số dư của các chu trình trên Báo cáo tài chính. Từ đó kiểm toán viên xác định được trọng tâm công việc. Tuy nhiên, trong thực tế tại MEKONG-NAG, các kiểm toán viên chỉ chủ yếu sử dụng thủ tục phân tích ở mức độ cơ bản (so sánh biến động tuyệt đối của hàng tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ …); thủ tục phân tích chưa được tách ra thành bước riêng biệt.

Trong thời gian tới, kiểm toán viên sẽ lưu ý sử dụng thủ tục phân tích tỷ suất (phân tích xu hướng) là những công cụ phân tích mạnh. Có thể kể ra những chỉ tiêu phân tích dọc như:

Các chỉ tiêu phân tích dọc hàng tồn kho

Chỉ tiêu 2009 2010 Chênh lệch(%)

HTK/ TS HTK/ DT HTK/ GVHB

Ngoài ra, kiểm toán viên cần thực hiện theo các thủ tục phân tích khác để đánh giá chính xác những nguyên nhân tạo nên sự biến động của chu trình hàng

tồn kho. Có thể sử dụng một số tỷ suất:

Tỷ suất lợi nhuận gộp = Tổng lợi nhuận gộp Tổng doanh thu Tỷ lệ vòng quay HTK = Tổng GVHB

Số dư HTK bình quân

Bên cạnh đó, KTV có thể lưu ý đến các thông tin liên quan như: So sánh khối lượng hàng tồn kho thực tế với khả năng bảo quản hàng tồn kho, tỷ lệ phế phẩm thu hồi của đơn vị kỳ này so với kỳ trước, với số liệu bình quân ngành.

Bên cạnh việc phân tích các thông tin tài chính, kiểm toán viên nên xem xét đến các thông tin phi tài chính để kiểm tra tính hợp lý của số dư chu trình cân kiểm

toán, từ đó có những nhận xét xác đáng hơn vì nó kết hợp được giữa những thông tin do khách hàng cung cấp với thông tin kiểm toán viên tự phát hiện hoặc lấy từ nguồn độc lập khác dựa trên chỉ tiêu phi tài chính. Ví dụ như đối với việc kiểm tra tính hợp lý của số dư hàng tồn kho, khi khách hàng lưu trữ hàng tồn kho ở nhiều kho khác nhau, kiểm toán viên có thể so sánh giữa số lượng hàng tồn kho trên sổ sách với diện tích có thể chứa của kho đó. Các chỉ tiêu phi tài chính này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với việc xem xét trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong công ty khách hàng.

KTV cũng phải chú ý đến các rủi ro trong quá trình thực hiện các thủ tục phân tích:

- Các rủi ro liên quan đến sản phẩm hàng hoá: lỗi thời, lạc hậu, mất phẩm chất, quá hạn...

- Các rủi ro liên quan đến sản xuất: Chất lượng nguyên vật liệu, tính chất của quá trình hoạt động sản xuất...

- Các rủi ro liên quan đến quá trình kinh doanh: Việc mở rộng và thu hẹp thị trường, các chính sách cạnh tranh của đơn vị, ...

- Các rủi ro liên quan đến đánh giá hàng tồn kho: Hệ thống kế toán quản trị, môi trường kiểm soát, trình độ nhân viên,...

Một phần của tài liệu kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán bctc tại công ty tnhh kiểm toán quốc gia việt nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w