Về chu trình kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC tại cty TNHH kiểm toán Quốc gia Việt Nam.

Một phần của tài liệu kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán bctc tại công ty tnhh kiểm toán quốc gia việt nam (Trang 56 - 59)

- Xem xét các loại HTK vào thời điểm cuối năm về tuổi thọ, về các đặc điểm

4.1.1.2. Về chu trình kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC tại cty TNHH kiểm toán Quốc gia Việt Nam.

TNHH kiểm toán Quốc gia Việt Nam.

a) Ưu điểm

- Kiểm toán HTK là một phần hành quan trọng trong kiểm toán BCTC. Cùng với việc xây dựng chương trình kiểm toán chung, công ty còn xây dựng chương trình kiểm toán riêng cho chu trình kiểm toán HTK với đầy đủ các thủ tục từ: đánh

giá hệ thống KSNB, thực hiện các thủ tục kiểm soát đối với HTK, thực hiện kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ số dư HTK.

- Các kỹ thuật thu thập bằng chứng của Công ty được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA), thủ tục kiểm toán trong chương trình kiểm toán mẫu của VACPA nên đáp ứng được nhu cầu thực hiện việc kiểm toán trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay.

- Các thử nghiệm trong chương trình kiểm toán HTK và giá vốn hàng tại Công ty được thiết kế rõ ràng và có sự linh hoạt nhất định. Mỗi KTV khi thực hiện có thể dựa vào kinh nghiệm, chuyên môn của mình mà đưa ra một chương trình kiểm toán cho phù hợp với từng khách hàng cụ thể, do đó KTV có thể thiết kế thêm hay bỏ bớt những thử nghiệm không cần thiết. Chính điều này giúp KTV ngày càng năng động, hoạt động hiệu quả và ngày càng nâng cao khả năng chuyên môn của mình.

- Các thử nghiệm trong chương trình kiểm toán HTK và giá vốn hàng bán tại Công ty được thiết kế phù hợp với điều kiện hoạt động của Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng như Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong từng thử nghiệm của chương trình kiểm toán giúp KTV thu thập bằng chứng có giá trị. Trình tự thực hiện các thử nghiệm này được thiết kế một cách độc lập và tuần tự sẽ giúp KTV thu thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp.

- Do khoản mục HTK là một phần quan trọng và phức tạp trong kiểm toán BCTC nên luôn được KTV chính trực tiếp thực hiện. Trong quá trình thực hiện, KTV chính luôn bám sát công việc của trợ lý kiểm toán. Các vấn đề phát hiện luôn được thảo luận kỹ cùng với thống nhất cách giải quyết. Các tài liệu thu thập được đánh số tham chiếu một cách hệ thống giúp cho KTV và người soát xét dễ dàng tra cứu.

- Trong quá trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho, kiểm toán viên luôn liên hệ với kết quả của các chu trình khác để khẳng định tính có thật của các nghiệp vụ về hàng tồn kho. Các thử nghiệm luôn bám sát mục tiêu để tránh thủ tục không có

hiệu quả tốt, kiểm toán viên luôn thận trọng xem xét các bằng chứng đối với một sai sót phát hiện để tìm ra nguyên nhân của sai sót đó.

b) Nhược điểm

Hiện nay Công ty đang trong giai đoạn phát triển, từng bước trưởng thành, tạo uy tín nghề nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ. Tuy nhiên do quá trình hoạt động chưa lâu, Công ty vẫn còn những hạn chế và điều đó là không thể tránh khỏi của một tổ chức đang trong giai đoạn trưởng thành và tự khẳng định mình.

- Việc đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán HTK còn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của KTV, chưa có bảng câu hỏi về hệ thống KSNB riêng cho từng khoản mục. Do đó nhận định của KTV về hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng đắn. KTV có thể sẽ không kiểm soát hết những rủi ro kiểm soát từ đó dẫn đến việc thiết kế các thử nghiệm kiểm toán không được hiệu quả.

- Việc đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán mới được đánh giá tổng quát cho BCKT và mới chỉ dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của KTV mà không có bảng phân bổ chi tiết cho từng khoản mục riêng.

- Trong nhiều cuộc kiểm toán mà hàng tồn kho có tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp nên cần có các chuyên gia đi cùng để đánh giá.

- Trong quy trình kiểm toán chu trình HTK, KTV phân tích sự biến động của HTK đã giúp KTV rất nhiều trong việc xác định nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự biến động. Thực tế kiểm toán chu trình HTK do MEKONG-NAG thực hiện, KTV chú trọng nhiều tới việc phân tích xu hướng, ít thực hiện các phân tích tỷ suất. Mặt khác các thủ tục phân tích xu hướng lại thường chỉ so sánh giữa 2 năm. Thủ tục phân tích được áp dụng chủ yếu là: So sánh tổng số dư HTK năm nay với năm trước. Hầu như KTV không lưu ý đến các thông tin liên quan như: So sánh khối lượng hàng tồn kho thực tế với khả năng bảo quản hàng tồn kho, tỷ lệ phế phẩm thu hồi của đơn vị kỳ này so với kỳ trước, với số liệu bình quân ngành.

- Đối với thủ tục chọn mẫu kiểm tra chi tiết, KTV vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân và thường lựa chọn những mẫu có quy mô lớn. Trong thực tế, có

nhiều mẫu quy mô không lớn nhưng thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần do đó khi cộng dồn cũng có giá trị lớn. Do đó, việc lựa chọn những mẫu có quy mô lớn phần nào đã hạn chế tính đại diện của mẫu chọn.

-Độ ứng dụng CNTT trong kiểm toán: Trong thời đại CNTT hiện nay đòi hỏi KTV phải trau dồi, bổ sung kiến thức về mặt tin học để có khả năng nắm bắt được bản chất hệ thống xử lý thông tin của khách hàng, các điểm yếu và khả năng gian lận của nhân viên thông qua hệ thống thông tin này. Bên cạnh đó, nhu cầu cấp thiết cũng đặt ra cho các công ty kiểm toán là cần hiện đại hoá công tác kiểm toán thông qua việc đầu tư các phần mềm chuyên dụng. Hiện nay, MEKONG-NAG vẫn chưa trang bị được phần mềm kiểm toán. KTV vẫn thực hiện kiểm toán dưới sự hỗ trợ của phần mềm ứng dụng thông thường. Đây là một hạn chế trong quá trình hội nhập, hạn chế sự cạnh tranh của MEKONG-NAG.

Một phần của tài liệu kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán bctc tại công ty tnhh kiểm toán quốc gia việt nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w