- Xem xét các loại HTK vào thời điểm cuối năm về tuổi thọ, về các đặc điểm
4.3.2. Phương hướng hoàn thiện đánh giá tính trọng yếu, rủi ro.
Khi phát hiện được một gian lận, sai sót trong BCTC, trước hết KTV phải đánh giá sai sót trên mọi khía cạnh xem có thể chấp nhận được không, nếu chấp nhận được, KTV có thể bỏ qua; nếu không chấp nhận được, KTV sẽ đưa ra ý kiến nhận xét phù hợp. Ngưỡng để xem xét sai phạm có ảnh hưởng đến thông tin trên BCTC không được gọi là mức trọng yếu. Mức trọng yếu có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng các thủ tục kiểm toán, giúp KTV xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán; xác định mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin BCTC cũng như đánh giá ảnh hưởng của những sai sót đến BCTC. Để có thể vận dụng hiệu quả tính trọng yếu
trong quy trình kiểm toán HTK, MEKONG-NAG cần xây dựng một quy trình các bước xác định tính trọng yếu cho khoản mục HTK một cách đầy đủ, hiệu quả
Việc lựa chọn chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu do Công ty kiểm toán quy định. Thông thường dựa trên các chỉ tiêu sau:
• Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10%
• Doanh thu: 0.5% - 3%
• Tổng tài sản/ Vốn chủ: 2%
• Chi dự án: 2%
Đối với Công ty cổ phần thực hiện hoạt động niêm yết, thông thường các cổ đông quan tâm nhiều tới lợi nhuận vì vậy các Công ty kiểm toán độc lập thường lựa chọn mức trọng yếu theo lợi nhuận. Với việc xác định mức trọng yếu theo lợi nhuận có nhiều nhược điểm: Lợi nhuận thường biến động bất thường và nếu lợi nhuận giảm thì theo đó cỡ mẫu nhỏ điều đó có nghĩa là rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. Nếu Công ty được kiểm toán có lợi nhuận âm (Lỗ), điều đó có nghĩa là không cần lấy mẫu trong kiểm toán thì điều này là vô lý.
Trong kiểm toán các Công ty thường lựa chọn mức trọng yếu theo doanh thu thuần bởi doanh thu thường ít biến động bất thường hơn lợi nhuận.. Và nếu trong quá trình kiểm toán nếu doanh thu của đơn vị được kiểm toán có sai sót lớn thì KTV phải xác định lại mức trọng yếu (Điều chỉnh lại mức trọng yếu kế hoạch và theo đó cỡ mẫu sẽ thay đổi).
(Xem Bảng xác định mức trọng yếu trong kiểm toán- phụ lục 05)
Khi kiểm toán BCTC để xem xét toàn bộ BCTC, kiểm toán viên phải xem xét từng khoản mục, từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.Việc ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu của toàn bộ BCTC và sau đó phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận của BCTC là công việc mang nặng tính chủ quan nó phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của kiểm toán viên, tính chủ quan của từng khoản mục, chi phí kiểm toán cho từng khoản mục trên BCTC và kết quả của các cuộc kiểm toán trước đó.