- Xem xét các loại HTK vào thời điểm cuối năm về tuổi thọ, về các đặc điểm
3.4.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán:
Thu thập thông tin về khách hàng:
Công ty XYZ là khách hàng thường xuyên của MEKONG-NAG nên thông tin về XYZ được lưu trữ tại hồ sơ kiểm toán lưu tại MEKONG-NAG:
Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng ZYZ được cổ phần hóa từ công ty ống thép-cơ khí xây dựng XYZ theo quyết định số 469/QĐ-BXD ngày 21/03/2006 của Bộ xây dựng về việc chuyển Công ty ống thép-Cơ khí xây dựng XYZ thành công ty cổ phần.
Công ty có trụ sở tại: TP. Vinh- Nghệ An Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu:
- Chế tạo cấu kiện, thiết bị nâng hạ, kết cấu thép, khung nhà tiêu chuẩn, các khung giàn kết cấu không gian, giàn giáo, cọc chống tổng hợp;
- Gia công, cắt gọt các mặt hàng cơ khí: tiện, phay, bào, mài;
- Mua bán vật tư, phụ tùng ô tô, thiết bị máy xây dựng, vật tư thiết bị ngành nước, vật liệu xây dựng;
- Đầu tư xây dựng các công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thong thủy lợi, thủy điện nhỏ;
- Kinh doanh nhà ở;
- Đại lý xăng dầu.
Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ:
Kiểm toán viên tiến hành phân tích một số chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của khách hàng, trong đó chủ yếu trên Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng Cân đối kế toán nhằm phát hiện các biến động so với các năm trước.Thông qua thủ tục phân tích đó kiểm toán viên có thể xây dựng những thủ tục cần thiết để tìm ra những sai sót, gian lận có thể có. Các thủ tục phân tích sơ bộ thường là: so sánh số dư hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán năm nay so với năm trước, so sánh tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản lưu động năm nay so với năm trước, so sánh giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả kinh doanh so với năm trước.
Đánh giá trọng yếu và rủi ro:
Sau khi thu thập những thông tin chung về công ty XYZ và phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của khách hàng, kiểm toán viên tiến hành đánh giá mức trọng yếu đối với Báo cáo tài chính của đơn vị đã lập. Mức trọng yếu tổng thể được xác định dựa trên chỉ tiêu doanh thu: 0.5% – 3% doanh thu. Doanh thu năm 2010 của công ty XYZ là 34.851.215.635 VNĐ, với mức độ 2% doanh thu thì mức trọng yếu trước thuế là 697.024.313 VNĐ, với mức thuế suất 25% thì mức trọng yếu sau thuế là PM = 929.365.750 VNĐ(Mức trọng yếu tổng thể), mức độ chính xác MP= 80% PM= 743.492.600. Đây là mức để KTV quyết định đưa ra bút toán điều chỉnh hoặc bỏ qua chênh lệch cho toàn bộ BCTC. Bất cứ chênh lệch nào lớn hơn mức đều được điều chỉnh ( Giấy tờ làm việc 1710)
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Công ty áp dụng chế độ kế toán VN ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006, các hướng dẫn sửa đổi bổ sung và các chuẩn mực kế toán việt nam đã được ban hành.
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc là ngày 31/12 hàng năm Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ
Hình thức sổ kế toán trên máy vi tính Phương pháp kế toán Hàng tồn kho
+ Nguyên tắc đánh giá: hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc HTK bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung (nếu có) để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
+ Phương pháp hạch toán HTK: kê khai thường xuyên
+ Phương pháp tính giá: theo phương pháp bình quân gia quyền
Khoản mục HTK của công ty chủ yếu gồm:
+ Nguyên vật liệu: NVL chính, NVL phụ và phụ tùng + Công cụ dụng cụ: Công cụ dụng cụ và bao bì luân chuyển
+ Chí phí sản xuất kinh doanh dở dang: CPSX KDDD của công trình xây dựng để bán: DA số 3 Mai Hắc Đế, chương trình kết cấu thép và nhà xã hội.
+ Thành phẩm: OT mạ kẽm, OT đen, tôn các loại, giằng chéo, khung giáo, thành phẩm tháo dỡ nhà xưởng như Bulông, ống mạ kẽ, cột, gạch, giằng chéo, khung giáo,…
Mô tả quy trình quản lý HTK, xuất nhập HTK của khách hàng
+ Cán bộ kỹ thuật của các công trình lập dự trù vật tư gửi cho phòng vật tư ghi rõ định mức vật tư cho từng hạnh mục công trình. Phòng vật tư căn cứ vào dự trù vật tư để mua vật tư.
+ Lưu dự trù vật tư tại phòng vật tư (nhưng không đầy đủ).
+ Nguyên tắc ghi nhận HTK của công ty là ghi nhận theo giá mua thực tế ( giá mua nguyên vật liệu và tiền vận chuyển). Khi hàng về, kế toán căn cứ vào hóa đơn mua hàng để nhập kho và ghi chép theo danh mục từng loại hàng mua.
+ Khi xuất hàng, kế toán áp dụng phương pháp bình quân gia quyền tháng. + Quy trình xuất vật tư thủ kho căn cứ vào định mức vật tư cho từng phần của từng hạng mục của từng công trình, dự trù vật tư, lệnh xuất vật tư để tiến hành xuất kho. Và chỉ xuất kho theo định mức của từng hạng mục của từng công trình.
Như vậy, công tác quản lý và hạch toán kế toán đối với HTK của công ty XYZ khá chặt chẽ, phù hợp với tình hình hoạt động của công ty: từng loại vật tư, CCDC, thành phẩm đã được theo dõi theo mã số; xuất vật tư đã theo dõi được cho từng hạng mục công trình. Tuy nhiên, đến cuối năm tài chính, công ty chưa thực hiện lập dự phòng giảm giá HTK cho một số vật tư tồn kho.
Đánh giá hệ thống KSNB của công ty XYZ: Công ty có hệ thống KSNB tương đối tốt.( Giấy tờ làm việc 5420)
Đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát của công ty XYZ: Tổng hợp từ các phân tích và khảo sát sơ bộ kiểm toán viên đưa ra nhận xét: “Công ty XYZ có hệ thống kiểm soát nội bộ tương đối tốt. Các kiểm toán viên nhận định sẽ thực hiện phần lớn các thủ tục kiểm soát, giảm bớt các thử nghiệm cơ bản để thu thập bằng chứng kiểm toán cần thiết.”
Kết luận sơ bộ của KTV: Mức rủi ro kiểm toán được xác định đối với công ty là mức trung bình, do đó khi tiến hành kiểm toán kiểm toán viên phải tiến hành kiểm tra trên một lượng mẫu lớn.
Thiết kế chương trình kiểm toán:
Sau quá trình tìm hiểu, kiểm toán viên đã có cái nhìn tổng thể về công ty XYZ. Từ đó Ban giám đốc đưa ra quyết định thành lập đoàn kiểm toán.
Chương trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho được cơ bản dựa theo chương tình kiểm toán hàng tồn kho của Công ty.
Thời gian tiến hành kiểm toán là khoảng từ 5 đến 7 ngày.
3.4.2.2.Thực hiện kế hoạch kiểm toán:
Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, các kiểm toán viên tuân theo các thủ tục cơ bản:
-Thực hiện các thủ tục phân tích; -Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Tùy theo từng đối tượng khách hàng cụ thể mà các kiểm toán viên có sự điều chỉnh linh hoạt đối với từng thủ tục để đảm bảo mục tiêu đưa ra là thu được bằng chứng kiểm toán đầy đủ tính hiệu lực, tính pháp lý làm cơ sở đưa ra nhận xét chính xác đồng thời tiết kiệm được chi phí kiểm toán:
(1) Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát:
-Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra các chứng từ gốc như Phiếu yêu cầu mua hàng, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho hay Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư. Qua kiểm tra các kiểm toán viên đưa ra nhận xét: Các chứng từ đều được đánh số thứ tự liên tục, Quá trình sử dụng có đầy đủ chữ ký phê duyệt, có dấu hiệu kiểm tra của Kế toán trưởng (đóng dấu phê duyệt).
-Tiến hành phỏng vấn các nhân viên về việc quản lý vật tư. Qua phỏng vấn cho thấy khi tiếp nhận hàng hóa vật tư đều phải có Biên bản kiểm nghiệm vật tư. Qua xem xét chứng từ gốc, kiểm toán viên phát hiện có một số chứng từ nhập kho không có biên bản kiểm kê đi kèm.
-Kiểm tra sự tồn tại của Báo cáo chi tiết về tình hình sử dụng vật tư, kiểm toán viên thấy rằng các báo cáo được lập và chuyển cho các bộ phận có liên quan.
-Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn được biết bộ phận kiểm kê hàng tồn kho do đơn vị lập ra đã đảm bảo tính độc lập, có sự tốn tại của ban kiểm kê cũng như sự đối chiếu với kế toán đơn vị.Tuy nhiên, do đơn vị hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên nên chỉ trong trường hợp cần thiết như có quyết định kiểm kê hàng tồn kho của Giám đốc thì cuộc kiểm toán mới được thực hiện.
-Nghiên cứu hệ thống kế toán của đơn vị, thấy có sự phân công trách nhiệm cao trong công tác hạch toán hàng tồn kho giữa thủ kho, nhân viên kế toán hàng tồn kho, người chịu trách nhiệm ký duyệt.
(2)Thực hiện các thủ tục phân tích:
Kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phân tích đối với hàng tồn kho để đánh giá sự biến động của hàng tồn kho năm 2010 so với năm 2009. KTV tiến hành
nghiên cứu sự biến động với các số liệu về Tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn, Tỷ lệ lợi nhuận gộp, Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho. Xem xét các biến động và tìm hiểu nguyên nhân của các biến động này, đặc biệt là các biến động bất thường.
(3)Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết: Kiểm tra HTK cuối kỳ
Do kiểm toán viên không thể tham gia kiểm kê tại thời điểm kết thúc niên độ nên KTV tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm kê mà khách hàng đã thực hiện : báo cáo kiểm kê, cách thức kiểm kê, các chỉ dẫn đối với nhân viên thực hiện .
Phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm kê mà họ đã thực hiện để đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu kiểm kê đã nhận được.
Kiểm toán viên tiến hành kiểm kê thành phẩm tồn kho có đến ngày 01/01/2011. Kết quả kiểm kê được trình bày trên Giấy làm việc ( Xem Giấy tờ làm việc 5432)
Thu thập danh mục hàng tồn kho tại thời điểm khoá sổ (sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, bảng kê nhập xuất tồn và Biên bản kiểm kê) và thực hiện các công việc đối chiếu số dư của các mặt hàng có giá trị lớn trên sổ kế toán chi tiết, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp, BCTC, báo cáo nhập xuất tồn và số liệu kiểm kê. KTV công nhận kết quả kiểm kê của đơn vị.
Dựa vào số liệu HTK trên BCTC, sổ Cái, sổ Chi tiết về HTK, KTV tổng hợp và đối chiếu số liệu số dư HTK.( Xem Giấy tờ làm việc 5410, 5440)
Kiểm tra tính trình bày của HTK
KTV xét xem các loại HTK như NVL, thành phẩm, CPSX KDDD có được phân loại và trình bày hợp lý không, cơ sở hạch toán HTK cho các loại HTK có được có được thuyết minh đầy đủ không. Xét xem những số dư về hàng hóa nhập từ các đơn vị liên quan, các khoản dự phòng giảm giá HTK, HTK được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay, các thỏa thuận mua hàng với giá trị lớn,…( Xem Giấy tờ làm việc 5441)
KTV chọn một số nghiệp vụ mua hàng được ghi sổ 10 ngày trước ngày khóa sổ, kiểm tra tới phiếu nhập kho và báo cáo nhập kho hoặc chứng từ liên quan khẳng định hàng mua đang đi đường, khẳng định rằng các nghiệp vụ mua hàng được hạch toán đúng kỳ. Đánh giá kết quả kiểm tra..( Xem Giấy tờ làm việc 5441)
Kiểm tra tính đúng kỳ của chi phí NVL.
KTV chọn một số nghiệp vụ ghi nhận chi phí nguyên vật liệu 10 ngày trước ngày kết thúc năm. Sau khi kiểm tra, KTV nhận thất NVL được hạch toán đúng kỳ.
Kiểm tra chí phí sản xuất chung
KTV Lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung theo từng yếu tố chi phí theo từng kỳ báo cáo. Kiểm tra số tổng cộng và đối chiếu với sổ cái.So sánh số liệu và tham chiếu các yếu tố chi phí đã được kiểm tra tại các phần hành khác như chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí nguyên vật liệu. KTV phát hiện công ty XYZ còn treo lại 362.601.028 chi phí khấu hao trên TK154, chưa phân bổ cho các công trình trong kỳ làm giảm chi phí trong năm 2010.
Nếu phân bổ theo tổng chi phí phát sinh, bút toán đề nghị là: Nợ TK 632: 186.093.587,48
Có TK 154: 186.093.587,48
Kiểm toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang bao gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC. KTV tìm hiểu quy trình sản xuất và cách thức phân bổ, kết chuyển các loại chi phí trên vào từng công trình xây dựng.
Lập bảng tổng hợp Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang các công trình kết cấu thép
KTV yêu cầu Công ty XYZ cung cấp bảng tính toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại ngày cuối kỳ, kiểm tra bảng tính và đối chiếu với số liệu trên sổ Cái.
Kiểm tra việc tính toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và đưa ra các điều chỉnh, chú ý.
Công trình Bắc An Khánh phát sinh chi phí trong năm 2010 là 4.211.319.288VNĐ vẫn còn đang treo lại trên TK 154, tuy nhiên Doanh thu dã tạm ghi nhận trong các năm trước là: 28.277.757.490VNĐ đúng bằng giá trị thực hiện hợp đồng. KTV đưa ra cảnh báo một khoản lỗ tiềm tàng cho các năm tiếp theo là 4.211.319.288VNĐ còn treo trên TK154. Công ty đã hạch toán chi phí vận chuyển của công trình này vào chi phí bán hàng.
Bút toán điều chỉnh: Nợ TK154- CT An Khánh: 6.295.407
Có TK 641: 6.295.407
Công trình Núi Béo(Quảng Ninh) đã hoàn thành, chưa quyết toán, công ty XYZ đã phát hành hoá đơn ghi nhận doanh thu theo giá trị thực hiện hợp đồng là 1.037.710.876VNĐ, tuy nhiên chi phí tập hợp sản xuất vẫn treo lại trên TK154 với số tiền là 983.659.331VNĐ tại ngày 31/12/2010(chương trình chưa có quyết toán). Điều này dẫn đến giá vốn công trình bị thiếu và tăng lợi nhuận năm 2010(không phù hợp doanh thu, chi phí).
Bút toán điều chỉnh: Nợ TK632: 833.659.331 Có TK154- Ctrình Núi Béo 833.659.331
Công trình nhà Đa năng Huế: Cũng giống công trình Núi Béo, đã phát hành hoá đơn, ghi nhận doanh thu theo giá trị hợp đồng là 927.033.636VNĐ trong năm 2010, tuy nhiên toàn bộ chi phí chưa được ghi nhận giá vốn vẫn treo trên TK154 (công trình chưa có quyết toán). Điều này dẫn đến hạch toán thiếu giá vốn công trình và tăng lợi nhuận năm 2010 (không phù hợp doanh thu chi phí).
Bút toán điều chỉnh: Nợ TK632: 553.342.784 Có TK154- Ctrình Nhà Đnăng Huế 553.342.784
Công trình Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã hoàn thành nhưng chưa có quyết toán, các năm trước Công ty đã hạch toán ghi nhận doanh thu tạm tính là 6.233.212.364VNĐ trong khi giá trị thực hiện hợp đồng chỉ là 5.256.760.741VNĐ chênh lệch là 967.451.623VNĐ và chi phí còn treo trên TK154 tại ngày 31/12/2010 là 1.503.832.785VNĐ. KTV cảnh báo một khoản lỗ tiềm tàng cho năm tới do
1.503.832.785 VNĐ treo lại trên TK154 và khoản doanh thu tạm tính đã hạch toán vượt trong năm trước là 967.451.623VNĐ
Một số chi phí còn lại trên TK154: Theo ý kiến của KTV chi phí tập hợp cho các công trình còn chưa kịp thời, dịch vụ thuê ngoài đã hoàn thành từ năm trước, doanh thu và chi phí đã được hạch toán và ghi nhận từ năm trước, tuy nhiên đến năm nay đối tác mới phát hành hoá đơn ghi nhận chi phí treo trên TK154. Theo ý kiến của KTV, điều này làm ảnh hưởng đến nguyên tắc kế toán phù hợp doanh thu và chi phí, làm lợi nhuận trong năm nay phản ánh không chính xác hoạt động kinh doanh trong năm của công ty.
Đối với dự án Mai Hắc Đế: Qua kiểm tra, KTV phát hiện sai sót của công ty: - Nhà xưởng ống thép: Trong năm 2010, giá trị còn lại của Nhà xưởng Ống thép với