Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh kết hợp với phân chuồng đến năng suất và chất lượng của lúa nếp trên đất phù sa cổ ở huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 88)

Qua theo dõi, đánh giá đặc tính chống chịu sâu bệnh hại chính của các công thức thí nghiệm trong 2 vụ chúng tôi thu đƣợc kết quả sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh và phân chuồng đến khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng chống đổ

Chỉ tiêu Công thức Rầy nâu (điểm) Sâu cuốn lá (điểm) Sâu đục thân (điểm) Bệnh khô vằn (điểm) Bệnh đạo ôn (điểm) Bệnh đạo ôn cổ bông (điểm) Khả năng chống đổ (điểm) Vụ mùa 2008 1 (Đ/C) 1 3 3 1 2 1 5 2 1 3 1 1 1 3 5 3 1 1 1 1 2 3 3 4 1 1 1 1 1 1 5 5 1 1 1 3 1 1 5 6 1 1 1 1 1 3 3 7 1 1 1 1 2 1 3 8 1 1 1 3 1 1 3 9 1 1 1 1 1 1 3 10 1 1 1 1 1 1 3 11 1 1 1 1 1 1 3 12 1 1 1 1 1 0 3 Vụ xuân 2009 1 (Đ/C) 1 1 1 1 2 3 3 2 1 1 1 1 2 3 3 3 1 1 1 1 2 3 1 4 1 1 1 1 2 1 3 5 1 1 0 1 1 1 3 6 1 0 0 0 2 3 1 7 1 1 1 0 1 3 3 8 1 1 0 1 2 3 3 9 1 0 0 0 1 1 1 10 1 0 1 1 1 1 3 11 1 0 0 0 1 1 3 12 1 0 0 0 1 1 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 4.7 cho thấy: Trong các công thức tham gia thí nghiệm lúa bị những sâu hại chính: Rầy nâu, Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân. Bệnh hại chính: Khô vằn, đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bạc lá. Trên các công thức ở các vụ khác nhau thì mức độ gây hại cũng khác nhau.

* Rầy nâu

- Ở vụ mùa 2008: Nhìn chung là các công thức thí nghiệm đều bị nhiễm rầy nâu ở mức độ nhẹ, đƣợc đánh giá ở điểm 1 (biểu hiện vàng ở một số cây).

- Ở vụ xuân 2009: Các công thức thí nghiệm cũng đều bị nhiễm rầy nâu ở mức độ nhẹ, đƣợc đánh giá ở điểm 1 (biểu hiện vàng ở một số cây).

Nhìn chung rầy nâu gây hại không đáng kể ở cả 2 vụ, không ảnh hƣởng lớn đến năng suất của lúa ở cả 2 vụ.

* Sâu cuốn lá (Craphalocrocis medinalis Guene)

Xuất hiện và phá hại nhiều ở giai đoạn từ làm đòng đến trỗ, chúng thƣờng cuốn tròn lá lúa, nằm bên trong gặm hết diệp lục trong lá để lại biểu bì ở mặt dƣới của lá, làm cho diện tích lá bị giảm ảnh hƣởng tới quang hợp. Qua theo dõi chúng tôi thấy:

- Ở vụ mùa 2008: Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện ở tất cả các công thức nhƣng mức độ phá hại khác nhau . Các công thức 1, 2 mức độ hại của sâu đƣợc đánh giá ở thang điểm 3. Các công thức bị hại ở mức độ nhẹ và đƣợc đánh giá ở thang điểm 1.

- Ở vụ xuân 2009: sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở mức độ nhẹ ở các công thức 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8 và đƣợc đánh giá ở thang điểm 1. Các công thức còn lại đều đƣợc đánh giá ở thang điểm 0.

* Sâu đục thân (Chilo suppressalis Walk)

Thƣờng xuất hiện và gây hại ở giai đoạn trƣớc trỗ, chúng phá hoại bằng cách chui vào thân ăn đỉnh sinh trƣởng và gây hại. Kết quả làm héo nõn, chết nhánh, gây bông bạc ảnh hƣởng đến năng suất lúa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ở vụ mùa 2008: Ta thấy tất cả các công thức đều bị sâu đục thân nhƣng ở các mức độ gây hại khác nhau. Trong đó các công thức 1 bị sâu phá hại đƣợc đánh giá thang điểm 3. Các công thức còn lại đƣợc đánh giá ở thang điểm 1.

- Ở vụ xuân 2009: Các công thức 1, 2, 3, 4, 7, 10 bị sâu phá hại nhẹ và đƣợc đánh giá ở thang điểm 1. Các công thức còn lại không bị hại đều đƣợc đánh giá ở thang điểm 0.

* Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Palo)

Đây là bệnh do nấm hại gây ra đƣợc xếp vào loại bệnh nghiêm trọng thứ hai sau đạo ôn. Những ruộng bị ngập úng liên tục thì bệnh phát sinh phát triển mạnh, ở vụ mùa bệnh phát triển nặng hơn, mạnh nhất là từ lúc đẻ nhánh đến làm đòng, khi lúa chín thì bệnh ngừng.

- Ở vụ mùa 2008: Qua theo dõi ta thấy các công thức thí nghiệm đều bị bệnh khô vằn, trong đó công thức 5, 8 đƣợc đánh giá ở thang điểm 3, các công thức còn lại ở thang điểm 1.

- Ở vụ xuân 2009: bệnh khô vằn ở vụ xuân bị nhiễm nhẹ hơn vụ mùa, các công thức 1, 2, 3, 5, 7, 10 và đƣợc đánh giá ở thang điểm 1, các công thức còn lại đều đƣợc đánh giá ở thang điểm 0.

* Bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae)

Là một trong những bệnh phổ biến do nấm Pyricularia oryzae gây nên. Bệnh thƣờng phát sinh và gây hại nặng trong vụ xuân khi cây lúa ở giai đoạn trỗ - chín. Qua theo dõi, chúng tôi thấy:

- Ở vụ mùa 2008: tất cả các công thức đều bị nhiễm bệnh đạo ôn ở mức độ nhẹ. Các công thức 1, 3, 7 có mức độ nhiễm đạo ôn lá nặng hơn các công thức khác và đƣợc đánh giá ở thang điểm 2. Các công thức 2, 3, 6 có mức độ nhiễm đạo ôn cổ bông nặng hơn các công thức khác và đƣợc đánh giá ở thang điểm 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ở vụ xuân 2009: các công thức đều bị nhiễm đạo ôn ở các mức độ khác nhau. Trong đó các công thức 1, 2, 3, 4, 6, 8 có mức độ nhiễm đạo ôn lá nặng hơn các công thức khác và đƣợc đánh giá ở thang điểm 2. Các công thức còn lại nhiễm đạo ôn lá nhẹ hơn và đƣợc đánh giá ở thang điểm 1. Các công thức 1, 2, 3, 6, 7, 8 có mức độ nhiễm đạo ôn cổ bông nặng hơn các công thức khác và đƣợc đánh giá ở thang điểm 2. Các công thức còn lại nhiễm đạo ôn cổ bông nhẹ hơn và đƣợc đánh giá ở thang điểm 1.

Tóm lại, qua 2 vụ chúng ta thấy các công thức thí nghiệm khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng thì khả năng bị sâu bệnh hại đều ở mức độ thấp. Sâu bệnh gây hại chủ yếu ở vụ mùa 2008. Sâu bệnh gây hại không đáng kể dẫn đến không ảnh hƣởng lớn tới năng suất

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh kết hợp với phân chuồng đến năng suất và chất lượng của lúa nếp trên đất phù sa cổ ở huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)