TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG CÁC LOẠI PHÂN BÓN Ở VIỆT

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh kết hợp với phân chuồng đến năng suất và chất lượng của lúa nếp trên đất phù sa cổ ở huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 26)

NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Đối với sản xuất nông nghiệp, phân bón đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã sử dụng phân bón vô cơ trong nông nghiệp và ngày càng tiến bộ. Đặc biệt trong những năm gần đây, có rất nhiều giống lúa lai đƣợc đƣa vào sử dụng, có khả năng chịu phân rất tốt, là tiền đề cho việc thâm canh cao, nhằm không ngừng tăng năng suất lúa. Đối với cây lúa, đạm là yếu tố dinh dƣỡng quan trọng nhất, nó giữ vai trò quyết định trong việc tăng năng suất. Với lúa lai, vai trò của phân bón kali cũng có vai trò quan trọng tƣơng đƣơng với đạm.

Theo Vũ Hữu Yêm (1995), hàm lƣợng đạm trong cây và sự tích luỹ đạm qua các giai đoạn phát triển của cây lúa cũng tăng rõ rệt khi tăng liều lƣợng đạm bón. Nhƣng nếu quá lạm dụng đạm thì cây trồng phát triển mạnh, lá to, dài, phiến lá mỏng, tăng số nhánh đẻ vô hiệu, trỗ muộn, đồng thời dễ bị lốp đổ và nhiễm sâu bệnh, làm giảm năng suất. Ngƣợc lại, thiếu đạm cây lúa còi cọc, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, trỗ sớm. Hiệu lực của đạm còn phụ thuộc vào các yếu tố dinh dƣỡng khác. Thông thƣờng các giống lúa có tiềm năng năng suất cao bao giờ cũng cần lƣợng đạm cao; dinh dƣỡng càng đầy đủ thì càng phát huy đƣợc tiềm năng năng suất [41].

Theo De Datta S.K, Morris R.A (1984) cho rằng, đạm là yếu tố hạn chế năng suất lúa có tƣới. Nhƣ vậy, để tăng năng suất lúa nƣớc, cần tạo điều kiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho cây lúa hút đƣợc nhiều đạm. Sự hút đạm của cây lúa không phụ thuộc vào nồng độ đạm xung quanh rễ mà đƣợc quyết định bởi nhu cầu đạm của cây [45]. Để nâng cao hiệu quả bón đạm thì phƣơng pháp bón cũng rất quan trọng. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì khi bón đạm vãi trên mặt ruộng sẽ gây mất đạm tới 50% do nhiều con đƣờng khác nhau nhƣ rửa trôi, bay hơi, ngấm sâu hay do phản đạm hoá [14].

Theo Đào Thế Tuấn (1970), lại cho rằng khi bón vãi đạm trên mặt ruộng lúa có thể gây mất tới 60 - 70% lƣợng đạm bón. Chính vì vậy, khi bón đạm cần bón sớm, bón tập trung và bón dúi sâu xuống tầng đất nơi có bộ rễ lúa tập trung nhiều [37].

Theo Nguyễn Nhƣ Hà (1999), khi bón đạm ta nên bón sớm, bón tập trung toàn bộ hoặc 5/6 tổng lƣợng đạm cần bón, bón lót sâu vừa có tác dụng tránh mất đạm, lại vừa tăng tính chống lốp đổ cho lúa do bộ rễ cây phát triển mạnh. Nên bón kết hợp giữa phân vô cơ và phân hữu cơ mà cụ thể là phân chuồng [13].

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh kết hợp với phân chuồng đến năng suất và chất lượng của lúa nếp trên đất phù sa cổ ở huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)