Kết quả nghiên cứu về phân lân đối với cây lúa

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh kết hợp với phân chuồng đến năng suất và chất lượng của lúa nếp trên đất phù sa cổ ở huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 30)

Theo Katyal J. C (1978), thời kỳ phân lân có hiệu suất cao nhất là thời kỳ đầu sau cấy 10 - 20 ngày. Hiệu quả của bón phân lân cho lúa nƣớc thấp hơn so với cây trồng cạn. Tuy nhiên, bón lân xúc tiến quá trình sinh trƣởng của cây trong thời kỳ đầu, có thể rút ngắn thời gian sinh trƣởng, đặc biệt là những vùng lạnh thì hiệu quả đó càng rõ. Kết quả của Cuba năm 1960 cho biết, lúa nƣớc là loại cây trồng cần ít lân, do đó khả năng hút lân từ đất mạnh hơn cây trồng cạn. Hầu hết các loại cây trồng hút không quá 10 - 13% lƣợng lân bón vào đất trong năm, đặc biệt là cây lúa, chỉ cần giữ cho lân có trong đất khoảng 0,2 ppm hoặc thấp hơn một chút là có thể cho năng suất tối đa. Tuy vậy, cần bón lân kết hợp với các loại phân khác nhƣ đạm, kali mới nâng cao đƣợc hiệu quả của nó [48].

Ở mỗi thời kỳ, lúa hút lân với lƣợng khác nhau, trong đó có hai thời kỳ hút mạnh nhất là thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng. Tuy nhiên, xét về mức độ thì lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh [39].

Theo Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh và cộng sự (1995), nhu cầu về lân của lúa lai không có gì khác biệt so với các giống lúa thƣờng có cùng thời gian sinh trƣởng. Lúa lai với năng suất 7 tấn/ha, cây lúa hút 60-70kg P2O5/ha [3].

Theo Lê Văn Tiềm (1996), trên đất phèn nặng, muốn trồng lúa có hiệu quả cần phải liên tục cải tạo: sử dụng nƣớc ngọt tƣới để rửa phèn, bón phân lân liều lƣợng cao trong những năm đầu để tích luỹ lân. Trên đất phù sa sông Cửu Long đƣợc bồi hàng năm, bón lân vẫn có hiệu quả rất rõ. Vụ Đông Xuân 20 Kg P2O5/ha đã tăng năng suất đƣợc 20% so với công thức không bón lân. Tuy nhiên, bón thêm với liều lƣợng cao hơn, năng suất lúa có tăng nhƣng không rõ cho nên ruộng thâm canh thƣờng đƣợc bón phối hợp từ 20- 30 kg P2O5 là đủ. Trong vụ Hè Thu, cây lúa có nhu cầu lƣợng lân cao và hiệu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuất hiện rõ hơn vụ Xuân, bón 20 kg P2O5 thì đã bội thu đƣợc 43,7%, tiếp tục bón tăng lƣợng lân, năng suất lúa có tăng nhƣng không rõ [32].

Theo Nguyễn Văn Uyển (1994), kết quả thí nghiệm bón lân cho lúa của trƣờng Đại học Nông nghiệp II tại xã Thuỷ Dƣơng - Huyện Hƣơng Thuỷ (Thừa Thiên - Huế) cho thấy: trong vụ Xuân, bón lân cho lúa từ 30- 120 kg P2O5/ha đều làm tăng năng suất lúa từ 10- 17%. Với liều lƣợng bón 90 kg P2O5 là đạt năng suất cao nhất và nếu bón hơn liều lƣợng 90 kg P2O5/ha thì năng suất có xu hƣớng giảm. Trong vụ Hè Thu, với giống lúa VM1, bón Supe lân hay lân nung chảy đều làm tăng năng suất rất rõ rệt [39].

Theo Phạm Văn Cƣờng (2005), tất cả các thí nghiệm trong chậu và ngoài đồng đều cho thấy, hiệu suất sử dụng lân ở lúa lai là 10- 12 kg thóc/kg P2O5,so với lúa thuần là 6-8 kg thóc/ kg P2O5 [8].

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh kết hợp với phân chuồng đến năng suất và chất lượng của lúa nếp trên đất phù sa cổ ở huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)