Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón vi sinh trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh kết hợp với phân chuồng đến năng suất và chất lượng của lúa nếp trên đất phù sa cổ ở huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 46)

Ngày nay nhiều nƣớc trên thế giới đã sản xuất chế phẩm vi sinh theo nhiều hƣớng khác nhau, nhiều dạng khác nhau. Nó tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ, trình độ dân trí của mỗi quốc gia. Nhƣng tất cả đều hƣớng tới một mục tiêu chung là: Tiện lợi cho ngƣời sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các kết quả nghiên cứu từ các nƣớc Mỹ, Canada, Nga, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản cho thấy sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh vật có thể cung cấp cho đất và cây trồng từ 30 đến 60kg N/ha/năm hoặc thay thế ½ đến 1/3 lƣợng lân vô cơ bằng quặng phốt phát. Ngoài ra, thông qua các hoạt động sống của vi sinh vật, cây trồng đƣợc nâng cao khả năng trao đổi chất, khả năng chống chịu bệnh và qua đó góp phân nâng cao năng suất và chất lƣợng nông sản.

Ở Ấn Độ do sử dụng phân bón vi sinh vật cho các cây bộ đậu (lạc, đậu tƣơng), lúa, cao lƣơng đã mang lại lợi nhuận tƣơng ứng là: 1204, 1015, 1149 và 343 rupi/ha tƣơng đƣơng với sự tăng năng suất lạc, đậu tƣơng là 13,9%, lúa là 11,4%, cao lƣơng là 18,2% và bông là 6,8% (Juwarka, 1994) [27].

Bảng 2.4. Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật ở Ấn Độ Cây trồng/phân bón

VSV Tỷ lệ tăng năng suất % Lợi nhuận (R/ha)

Đậu, lạc /Rhizobium 13,9 1240

Lúa /Cyanophyta 11,4 1015

Cao lƣơng /Azpspirllum 18,2 1149

Bông /Azotobacter 6,8 343

(Nguồn: A.S Jwarkar và cộng sự 1994)

Tại Thái Lan lợi nhuận đem lại do nhiễm vi khuẩn cho đậu tƣơng 126,7 - 144 USD/ha, lạc 36,2 - 91,5 USD/ha, hay một gói chế phẩm /200g có thể thay thế cho 28,6kg Urê.

Tại Trung Quốc phân bón vi sinh vật cố định đạm làm tăng năng suất cây trồng từ 7 - 15% tiết kiệm 20% phân khoáng, phân vi sinh vật phân giải lân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tăng năng suất cây trồng từ 5 - 30%, phân hỗn hợp vi dinh tăng năng suất cây lƣơng thực 10 - 30% cây ăn quả trên 40% (Limin P.J.2001- Bảng 2.7) [27].

Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật ở Trung Quốc Chủng loại phân vi

sinh vật

Hiệu quả sử dụng

% tăng năng suất % tiết kiệm phân vô cơ

Cố định Nitơ 7 - 15 20

Phân giải Lân 5 - 30 10 - 15

Hỗn hợp 10 - 30 30 - 50

(Nguồn: Pan jiarong Lin Min, 2001)

Hiện nay phân bón vi sinh vật đã trở thành hàng hoá đƣợc sử dụng tại nhiệu quốc gia trên thế giới. Riêng vi khuẩn nốt sần hàng năm đem lại 25 triệu USD, trong đó tại Mỹ sản phầm này đƣợc bán ra với doanh số 19 triệu USD. Tại Thái Lan tỷ lệ tăng trƣởng của phân vi khuẩn nốt sần từ năm 1980 đến 1993 cho đậu tƣơng là 199%, lạc 280%. Tổng giá trị sản phẩm này năm 1995 đạt 406.571USD (Cong ngoen, 1997) [27].

Bảng 2.6. Sản xuất phân bón vi sinh vật ở Thái Lan Năm Sản lƣợng sản xuất (tấn) Sản lƣợng sử dụng (tấn) Thành tiền (USD) 1997 5,00 3,36 6.726 1981 7,48 7,36 14.725 1986 78,00 74,78 149.564 1991 73,78 72,30 144.602 1995 211,41 203,28 406.571

(Nguồn: Cong ngoen và cống sự, 1997)

Ngoài phân vi khuẩn nốt sần các loại phân vi sinh vật khác nhƣ cố định nitơ tự do từ Azotobacter, Clostridium, tảo lam, cố định nitơ hội sinh từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sinh vật gây bệnh ở vùng rễ từ Steptomuces, Bacillus... cũng đƣợc sản xuất với số lƣợng lớn. Vời tính hiệu quả cao của phân vi sinh vật đã thúc đẩy các nƣớc phát triển sản xuất không ngừng cả về số lƣợng và chủng loại. Theo số liệu thống kê tại Ấn Độ (năm 1993). Từ năm 1992 - 1993 tổng hợp các dạng phân vi sinh vật bón trực tiếp cho cây trồng là 2.584 tấn và năm 2000 là 818.000 tấn (tăng trên 3 lần) tƣơng đƣơng gần 2,0 tỷ USD (Juwarkar, 1994) [27].

Bảng 2.7. Các loại phân vi sinh vật ở Ấn Độ

Loại phân bón Số lƣợng (tấn)

Rhizobium 35,0

Arotobacter 162,61

Azospirillum 77,16

Tảo lam 267,72

Phân giải lân 275,51

Tổng cộng 818,00

(Nguồn: T. Sing và Subodh K. Dyrin, 1994)

Trung Quốc dự kiến trong vòng 5 - 10 năm tới tổng giá trị phân vi sinh đạt 2,4 tỷ Nhân dân tệ tới năm 2015 đạt 7,2 tỷ NDT qua bảng 2.10

Bảng 2.8. Tình hình sản xuất phân bón vi sinh vật của Trung Quốc Năm Diện tích sử dụng phân vi sinh (ha) Giá trị (NDT)

2001 5.000.000 -

2010 7.000.000 2.400.000.000

2015 21.000.000 7.200.000.000

(Nguồn: Pan Jiarong Lin Min, 2001)

Chế phẩm vi sinh vật có thể sử dụng nhƣ một loại phân bón hoặc phối trộn với nền hữu cơ tạo thành phân bón hữu cơ vi sinh vật.

Hiệu quả phân bón hữu cơ vi sinh đã đƣợc tổng kết tại một số quốc gia châu Á. Kỹ thuật chế biến phân ủ từ phế thải hữu cơ đƣợc trình bày kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hơn trong phần công nghệ vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trƣờng (Nguyễn Văn Sức, 2004) [27].

Bảng 2.9. Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh đối với lúa ở một số quốc gia Tên quốc gia Tỷ lệ % tăng năng suất

Trung Quốc 25,2 - 32,6

Triều Tiên 8,0 - 12,0

Thái Lan 2,5 - 29,5

Ấn Độ 9,9

Trong đất trồng ở Canada, vi sinh vật đất chứa phân hữu cơ vi sinh gần bằng lƣợng phân hữu cơ vi sinh của tất cả cây cối trên 1 ha (cây xanh chứa 19,8). Lƣợng phân hữu cơ vi sinh này đƣợc cố định một cách tạm thời. Bởi vì, khi tế bào chết nó lại đƣợc giải phóng vào đất và cung cấp trở lại cho cây trồng (Bisoyi R.N and Singh P.K, 1998) [42].

Xu thế hiện nay phát triển CNVSV là tạo ra một loại chế phẩm có nhiều công dụng, thuận lợi cho ngƣời sử dụng. Ở Việt Nam nói riêng và nhiều nƣớc trên thế giới nói chung đã sản xuất chế phẩm VSV vừa có tác dụng đồng hoá nitơ không khí vừa có tác dụng phân huỷ chuyển hoá lân khó tan trong môi trƣờng để cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng, hoặc là sản xuất ra một loại chế phẩm VSV vừa có cả hai tác dụng trên, ngoài ra còn có khả năng tiêu diệt sâu bệnh và côn trùng có hại. Những loại chế phẩm nhƣ vậy đƣợc gọi là chế phẩm VSV hay phân VSV đa chức năng.

Hiện nay bên cạnh các chế phẩm phân bón vi sinh vật ở dạng bột, thì dạng phân bón vi sinh vật ở dạng lỏng đang đƣợc quan tâm phát triển vì tính tiện lợi của nó. Phân bón vi sinh vật dạng lỏng trên thế giới hiện nay đã biết đến là E2001, EM.

Phân bón hữu cơ vi sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trƣờng và xây dựng nên nông nghiệp sạch, bền vững. Do vậy, việc nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong nông nghiệp đang đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh kết hợp với phân chuồng đến năng suất và chất lượng của lúa nếp trên đất phù sa cổ ở huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)