0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH SÔNG GIANH KẾT HỢP VỚI PHÂN CHUỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA LÚA NẾP TRÊN ĐẤT PHÙ SA CỔ Ở HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH (Trang 54 -111 )

3.2.1. Địa điểm

Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại xã Phú Lâm của huyện Tiên Du.

3.2.2. Thời gian tiến hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dải bảo vệ

3.3. NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh kết hợp với phân chuồng đến năng suất và chất lƣợng của lúa nếp trên đất phù sa cổ ở huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

3.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu * Phƣơng pháp thí nghiệm: * Phƣơng pháp thí nghiệm:

- Thí nghiệm phân bón trồng trên đất phù Sa cổ: vụ xuân sử dụng giống lúa nếp BM9603; vụ mùa sử dụng giống lúa nếp hoa trắng.

- Các thí nghiệm phân bón đƣợc tiến hành từ vụ mùa năm 2008 đến vụ xuân năm 2009 đều đƣợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô là 12 m2. Mật độ cấy 30 khóm/m2

(hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 15-16cm). Cấy 2-3 dảnh/khóm (vụ xuân), cấy 1-2 dảnh/khóm (vụ mùa).

Sơ đồ thí nghiệm I 11 8 1 7 10 9 2 6 5 3 4 12 II 4 7 5 3 1 8 12 10 9 2 1 6 III 2 12 11 9 6 3 7 4 8 1 5 10 Dải bảo vệ * Công thức thí nghiệm: - CT1: Nền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vụ mùa 2008 công thức nền là: 50N, 50P2O5, 60K2O đƣợc rút ra từ kết quả nghiên cứu ở nghiên cứu luận án tiễn sĩ của thạc sĩ Nguyễn Văn Tình trong vụ xuân và vụ mùa năm 2007.

Vụ xuân 2009 công thức nền là: 80N, 80P2O5, 75K2O đƣợc rút ra từ kết quả nghiên cứu ở nghiên cứu luận án tiễn sĩ của thạc sĩ Nguyễn Văn Tình trong vụ xuân và vụ mùa năm 2007.

- CT2: Nền + 4 tấn phân chuồng - CT3: Nền + 8 tấn phân chuồng

- CT4: Nền + 500kg VSSG/ha (Vi sinh Sông Gianh) - CT5: Nền + 500kg VSSG + 4 tấn phân chuồng - CT6: Nền + 500kg VSSG + 8 tấn phân chuồng - CT7: Nền + 1000kg VSSG - CT8: Nền + 1000kg VSSG + 4 tấn phân chuồng/ha - CT9: Nền + 1000kg VSSG + 8 tấn phân chuồng/ha. - CT10: Nền + 1500kg VSSG - CT11: Nền + 1500kg VSSG + 4 tấn phân chuồng/ha - CT12: Nền + 1500kg VSSG + 8 tấn phân chuồng/ha.

Kỹ thuật cấy và chăm sóc theo qui trình của Viện Khoa học kỹ thuật Việt Nam.

* Phƣơng pháp lấy mẫu đất phân tích trƣớc thí nghiệm

Trƣớc khi bón lót lấy 5 điểm của ruộng thí nghiệm, mỗi điểm lấy 1kg đất tầng canh tác, sau đó trộn đều, chỉ lấy thành 1 mẫu 3kg để chỗ mát cho ráo đất, khô dần rồi đem phân tích các chỉ tiêu nhƣ: pH, Mùn, N, P2O5 tổng số, P2O5 dễ tiêu, K2O tổng số, K2O dễ tiêu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau khi thu hoạch lúa xong lấy 3 điểm của từng ô thí nghiệm (12 ô thí nghiệm) mỗi điểm lấy 1kg đất tầng canh tác, sau đó trộn đều chỉ lấy thành 1 mẫu khoảng 2kg rồi đem phân tích các chỉ tiêu nhƣ: pH, Mùn, N, P2O5 tổng số, P2O5 dễ tiêu, K2O tổng số, K2O dễ tiêu.

* Các chỉ tiêu về đặc tính cơ bản của đất

Tiến hành phân tích các chỉ tiêu cơ bản trƣớc và sau thí nghiệm tại Viện khoa học và sự sống của trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Xác định hàm lƣợng mùn theo phƣơng pháp Walk ley- Black. - Xác định hàm lƣợng đạm tổng số theo phƣơng pháp Kjeldall.

- Xác định hàm lƣợng lân tổng số và dễ tiêu theo phƣơng pháp quang kế ngọn lửa.

- Xác định độ PH của đất theo phƣơng pháp Aliamovxki.

3.3.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi

3.3.3.1. Thời gian sinh trưởng

- Ngày gieo mạ và ngày cấy

- Thời gian sinh trƣởng: Tính từ khi gieo đến khi thu hoạch đƣợc. - Thời gian đẻ nhánh : Tính từ khi cấy đến khi có 50% số cây bắt đầu xuất hiện nhánh đầu tiên .

- Thời gian kết thúc đẻ nhánh : Tính từ khi cấy đến khi có 50% số cây đạt nhánh tối đa.

- Thời gian trỗ bông : Tính từ khi cấy đến khi có 50% số bông vƣơn ra khỏi bẹ lá đòng.

- Thời gian chín: Tính từ khi cấy đến khi có 85% số hạt chín trên bông.

3.3.3.2. Chiều cao cây

- Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng đo từ gốc đến đỉnh lá cao nhất. - Thời kỳ trỗ và chín đo từ gốc đến đỉnh bông cao nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiến hành đo chiều cao cây của các cây đã định sẵn trên mỗi ô thí nghiệm. Rồi đánh giá theo thang điểm IRRI (Inger, 1996)[29].

+ Điểm 1: Bán lùn (< 90cm)

+ Điểm 5: Trung bình (90 - 125cm) + Điểm 9: Cao (> 125cm)

3.3.3.3. Khả năng đẻ nhánh

Dùng que đánh dấu 12 khóm (4 khóm/điểm x 3 điểm/ô), sau 20 ngày bắt đầu theo dõi khả năng đẻ nhánh. Cứ 7 ngày đếm 1 lần, đếm toàn bộ số nhánh trên những cây đã định sẵn. Đếm đến khi số nhánh đạt tối đa (không tăng thậm chí giảm) và đánh giá theo thang điểm 5 cấp của IRRI.

+ Điểm 1: Rất cao (> 25 dảnh/cây) + Điển 3: Tốt ( 20 - 25 dảnh/cây)

+ Điểm 5: Trung bình (10 - 19 dảnh/cây) + Điểm 7: Thấp ( từ 5 - 9 dảnh/cây) + Điểm 9: Rất thấp (< 5 dảnh/cây) Theo dõi khả năng đẻ nhánh gồm + Dảnh cơ bản (dảnh/khóm) + Dảnh tối đa (dảnh/khóm)

+ Nhánh hữu hiệu (số bông/khóm) Từ đó tính các chỉ tiêu:

Sức đẻ nhánh chung  Dảnh tối đa Dảnh cơ bản

Sức đẻ nhánh hữu hiệu  Dảnh hữu hiệu Dảnh cơ bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu (%) = Dảnh hữu hiệu × 100 Dảnh tối đa

3.3.3.4. Chỉ tiêu về diện tích lá

Xác định chỉ số diện tích lá theo phƣơng pháp của Suichi Yosida (1996). - Lấy ngẫu nhiên 1 khóm/1ô, 3 khóm/1công thức. Cắt toàn bộ phần lá xanh và tính bằng phƣơng pháp cân nhanh nhƣ sau:

+ Cắt 1dm2

lá của một khóm cân đƣợc a (gam) + Cắt toàn bộ số lá còn lại của khóm đƣợc b (gam) - Chỉ số diện tích lá đƣợc tính theo công thức

a + b mật độ

LAI = --- x --- (m2 lá/m2 đất) a 100

Tính chỉ số diện tích lá (LAI) ở 4 thời kỳ: đẻ nhánh, làm đòng, trỗ bông và chín.

3.3.3.5. Khả năng tích luỹ vật chất khô

Lấy ngẫu nhiên 1 khóm/ô, 3 khóm/công thức ở cả 3 lần nhắc lại. Rửa sạch rễ, sau đó phơi khô. Trƣớc khi cân đem sấy khô ở 1500

C trong 5 phút và cân đến khi các lần không đổi về khối lƣợng. Sau đó lấy giá trị trung bình rồi tính khả năng tích luỹ vật chất khô. Mẫu đƣợc lấy tập trung ở các thời kỳ: Đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông và chín.

3.3.3.6. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu

3.3.3.6.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh

Các loại sâu bệnh và mức độ hại đƣợc điều tra và báo cáo ở giai đoạn nặng nhất. Phƣơng pháp theo dõi và đánh giá theo tiêu chuẩn của viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI.

* Rầy nâu:

Theo dõi ở giai đoạn sinh trƣởng 3-9 trên đồng ruộng. Sự đánh giá này chỉ có ý nghĩa khi mật độ rầy tối thiểu trên đối chứng nhiễm cần có nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 10 con/ khóm lúc đẻ 10-15 ngày sau cấy. - 25 con/ khóm lúc đẻ nhánh rộ.

- 120 con/ khóm khi bắt đầu làm đòng.

Lúc đó theo dõi các cây và đánh giá theo thang điểm: - Điểm 0: không bị hại

- Điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây

- Điểm 3: Lá biến vàng bộ phận chƣa bị cháy rầy

- Điểm 5: Những lá vàng rõ, cây lùn hoặc héo, 10-25% số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng.

- Điểm 7: Hơn nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, cây còn lại lùn nghiêm trọng. - Điểm 9: Tất cả các cây chết.

* Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guene): Đánh giá từ giai đoạn đẻ nhánh đến chín. Điều tra 5 điểm theo đƣờng chéo góc, mỗi điểm 5 khóm. Đếm số cây bị hại và tổng số cây của 5 khóm rồi tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống:

% cây bị hại = Số cây bị hại ×100% Tổng số cây điều tra

Sau đó đánh giá theo thang điểm: - Điểm 0: Không có cây bị hại - Điểm 1: 1 - 10% cây bị hại - Điểm 3: 11 - 20% cây bị hại - Điểm 5: 21 - 35% cây bị hại - Điểm 7: 36 - 60% cây bị hại - Điểm 9: 61 - 100% cây bị hại

* Sâu đục thân (Chilo suppressalis Walker): Theo dõi tỷ lệ dảnh chết ở giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng và bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến chín. Điều tra 5 điểm theo đƣờng chéo góc, mỗi điểm 5 khóm theo phƣơng pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chọn tự do. Đếm số dảnh bị hại, số khóm bị hại, số khóm điều tra, sau đó tính % hại theo công thức chuẩn thƣờng đƣợc dùng phổ biến là:

% bông bị bạc =

Số khóm bị hại trên diện tích lấy mẫu × Số bông bị hại × 100% Tổng số khóm lấy mẫu Tổng số bông trong những khóm bị hại Đánh giá theo thang điểm:

- Điểm 0: Không bị hại

- Điểm 1: 1 - 10% dảnh hoặc bông bị hại - Điểm 3: 11 - 20% dảnh hoặc bông bị hại - Điểm 5: 2 - 30% dảnh hoặc bông bị hại - Điểm 7: 31 - 50% dảnh hoặc bông bị hại - Điểm 9: 51 - 100% dảnh hoặc bông bị bạc

* Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Palo): Đánh giá bệnh ở giai đoạn từ chín sữa đến vào chắc. Quan sát độ cao tƣơng đối của vết bệnh trên lá hoặc trên bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao).

- Điểm 0: Không có triệu chứng

- Điểm 1: Vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây - Điểm 3: Vết bệnh từ 21 - 30% chiều cao cây - Điểm 5: Vết bệnh từ 31 - 45% chiều cao cây - Điểm 7: Vết bệnh từ 46 - 65% chiều cao cây - Điểm 9: Vết bệnh trên 65% chiều cao cây

* Bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae)

Bệnh đạo ôn lá: Theo dõi ƣớc lƣợng thực tế % diện tích lá bị bệnh với hình dạng vết bệnh phổ biến.

- Điểm 0: Không thấy có vết bệnh

- Điểm 1: Các vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chƣa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Điểm 2: Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đƣờng kính 1 - 2mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết các lá dƣới đều có vết bệnh.

- Điểm 3: Dạng hình vết bệnh nhƣ ở điểm 2 nhƣng vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá trên.

- Điểm 4: Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài  3mm, diện tích vết bệnh trên lá < 4% diện tích lá.

- Điểm 5: Vết bệnh điển hình chiếm 4 - 10% diện tích lá - Điểm 6: Vết bệnh điển hình chiếm 11 - 25% diện tích lá - Điểm 7: Vết bệnh điển hình chiếm 26 - 50% diện tích lá - Điểm 8: Vết bệnh điển hình chiếm 51 - 75% diện tích lá - Điểm 9: Vết bệnh điển hình chiếm > 75% diện tích lá

Bệnh đạo ôn hại bông

- Điểm 0: Không có vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông - Điểm 1: Vết bệnh có trên một vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2 - Điểm 3: Vết bệnh có trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông - Điểm 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dƣới trục bông

- Điểm 7: Vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc ở phần trục gần cổ bông.

- Điểm 9: Vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.

3.3.3.6.2. Chỉ tiêu về khả năng chống đổ

Theo dõi bằng phƣơng pháp trực quan ở giai đoạn sinh trƣởng của lúa từ vào chắc - chín sau đó đánh giá theo thang điểm của IRRI, đƣợc đánh giá từ điểm 1 đến điểm 9 (điểm càng cao khả năng chống đổ càng kém)

- Điểm 1: Khả năng chống đổ tốt (cây khoẻ không bị đổ) - Điểm 3: Khả năng chống đổ khá (cây hơi nghiêng)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Điểm 5: Khả năng chống đổ trung bình (hầu hết cây nằm nghiêng) - Điểm 7: Khả năng chống đổ yếu (hầu hết các cây nằm nghiêng) - Điểm 9: Khả năng chống đổ rất yếu (toàn bộ các cây nằm nghiêng )

3.3.3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất

Gặt 15 khóm trên 5 điểm theo đƣờng chéo góc trên 1 ô thí nghiệm. Đo đếm số bông, số hạt chắc, số hạt lép. Rồi qui ra số bông/m2, số hạt chắc/bông, tỷ lệ lép. Trọng lƣợng 1000 hạt: phơi khô độ ẩm đạt 13% lấy mẫu theo 5 đƣờng chéo góc, mỗi lần cân 500 hạt.

- Số bông/m2: Đếm toàn bộ số bông có 10 hạt chắc trở lên của từng cây theo dõi sau đó lấy giá trị trung bình rồi suy ra số bông/m2

.

- Số hạt chắc/bông: Đếm tất cả các hạt chắc/bông của các cây theo dõi sau đó lấy giá trị trung bình suy ra số hạt chắc/bông.

- Xác định khối lượng 1000 hạt (P1000 hạt): Hạt thóc đã tách ra khỏi bông của mỗi công thức đƣợc phơi khô quạt sạch đến độ ẩm 13 - 14% sau đó tiến hành cân P1000 hạt.

Tiến hành cân nhƣ sau:

Đếm mỗi lần 500 hạt, cân ở 3 lần nhắc lại đƣợc P1, P2, P3. Đảm bảo sai khác giữa các lần cân < 3%. Sau đó tính khối lƣợng 1000 hạt.

P1000 hạt = P1 + P2 + P3 × 2 3

3.3.3.7.1. Năng suất lý thuyết

Từ các yếu tố: Số bông/m2, số hạt chắc/bông, khối lƣợng 1000 hạt ta tính đƣợc năng suất lý thuyết (NSLT) theo công thức sau:

Số bông/m2

x Số hạt chắc/bông x P1000hạt NSLT (tạ/ha) = ---

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.3.7.2. Năng suất thực thu

Gặt toàn bộ ô thí nghiệm kể cả khóm mẫu, tuốt hạt phơi khô, đến khi ẩm độ của hạt đạt khoảng 13%. Cân toàn bộ khối lƣợng (kg) rồi quy ra tạ/ha.

3.3.3.8. Hiệu qủa kinh tế

- Lãi thuần (đồng/ha) = Giá trị tăng thêm do bón phân so với không bón phân (đồng/ha) – Chi phí tăng thêm do bón phân so với không bón phân (đồng/ha)

+ Giá trị tăng thêm do bón phân đƣợc tính = Năng suất tăng thêm do bón phân so với đối chứng không bón (tạ/ha) x giá thóc (đồng/tạ thóc).

+ Chi phí tăng thêm do bón phân đƣợc tính bằng số kg phân NPK tăng thêm so với đối chứng không bón x giá phân (đồng/kg).

- Giá trị VCR (giá trị đồng vốn) = Giá trị tăng thêm do bón phân (đồng/ha)/chi phí tăng thêm do bón phân.

3.3.3.9. Các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng lúa nếp

- Độ thơm, độ dẻo: Đánh giá bằng phƣơng pháp cảm quang.

- Hình dạng hạt: Dùng thứơc đo chiều dài và chiều rộng của 10-15 hạt gạo lật, trên cơ sở các giá trị trung bình của tỷ lệ chiều dài trên chiều rộng của

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH SÔNG GIANH KẾT HỢP VỚI PHÂN CHUỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA LÚA NẾP TRÊN ĐẤT PHÙ SA CỔ Ở HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH (Trang 54 -111 )

×