Kết quả nghiên cứu về phân đạm đối với cây lúa

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh kết hợp với phân chuồng đến năng suất và chất lượng của lúa nếp trên đất phù sa cổ ở huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 29)

Nhu cầu đạm của cây lúa đã đƣợc nhiều nhà khoa học trên thế giới đi sâu nghiên cứu và có nhận xét chung là: nhu cầu đạm của cây lúa có tính chất liên tục từ đầu thời kỳ sinh trƣởng cho đến lúc thu hoạch. Trong suốt quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây lúa, có hai thời kỳ mà nhu cầu dinh dƣỡng đạm cao nhất đó là thời kỳ đẻ nhánh rộ và thời kỳ làm đòng. Ở thời kỳ đẻ nhánh rộ cây hút nhiều đạm nhất [6], [19].

Theo Yoshida (1976), lƣợng đạm cây hút ở thời kỳ đẻ nhánh quyết định tới 74% năng suất. Bón nhiều đạm làm cây lúa đẻ nhánh khoẻ và tập trung, tăng số bông /m2; số hạt/ bông, nhƣng trọng lƣợng nghìn hạt (P1000) ít thay đổi [58].

Theo Đào Thế Tuấn (1980) đã nhận xét: cây lúa đƣợc bón đạm thoả đáng vào thời kỳ đẻ nhánh rộ thúc đẩy cây lúa đẻ nhánh khoẻ và hạn chế số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhánh bị lụi đi. Ở thời kỳ đẻ nhánh của cây lúa, đạm có vai trò thúc đẩy tốc độ ra lá, tăng tỉ lệ đạm trong lá, tăng hàm lƣợng diệp lục, tích luỹ chất khô và cuối cùng là tăng số nhánh đẻ [38].

Theo tác giả Bùi Đình Dinh (1983), cây lúa cũng cần nhiều đạm trong thời kỳ phân hoá đòng và phát triển đòng thành bông, tạo ra các bộ phận sinh sản. Thời kỳ này quyết định cơ cấu sản lƣợng: số hạt/bông, trọng lƣợng nghìn hạt (P1000) [9].

S. Yoshida (1976) cho rằng: ở các nƣớc nhiệt đới lƣợng các chất dinh dƣỡng (N, P, K) cần để tạo ra một tấn thóc trung bình là: 20,5 kg N; 5,1 kg P2O5 và 44 kg K2O. Trên nền phối hợp 90 P2O5 - 60 K2O hiệu suất phân đạm và năng suất lúa tăng nhanh ở các mức bón từ 40 - 120 kgN/ha [58].

Theo S. Yoshida (1976), đạm là nguyên tố dinh dƣỡng quan trọng nhất đối với cây lúa trong các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển [58].

Theo Nguyễn Thị Lẫm (1994), sau khi tăng lƣợng đạm thì cƣờng độ quang hợp, cƣờng độ hô hấp và hàm lƣợng diệp lục của cây lúa tăng lên, nhịp độ quang hợp, hô hấp không khác nhau nhiều nhƣng cƣờng độ quang hợp tăng mạnh hơn cƣờng độ hô hấp gấp 10 lần cho nên vai trò của đạm làm tăng tích luỹ chất khô [20].

Theo S. Yoshida (1976), nếu bón đạm với liều lƣợng cao thì hiệu suất cao nhất là bón vào lúa đẻ nhánh và sau đó giảm dần. Với liều lƣợng bón đạm thấp thì bón vào lúc lúa đẻ và trƣớc trỗ 10 ngày có hiệu quả cao [58].

Theo Nguyễn Thị Lẫm (1994), khi nghiên cứu về bón phân đạm cho lúa cạn đã kết luận: liều lƣợng đạm bón thích hợp cho các giống có nguồn gốc địa phƣơng là 60Kg N/ha. Đối với những giống thâm canh cao nhƣ CK136 thì lƣợng đạm thích hợp từ 90Kg - 120Kg N/ha [20].

Theo Nguyễn Nhƣ Hà (1999), ảnh hƣởng của mật độ cấy và ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm tới sinh trƣởng của giống lúa ngắn ngày thâm canh cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấy: tăng liều lƣợng đạm bón ở mật độ cấy dày có tác dụng tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu [13].

Phân đạm đối với lúa lai là rất quan trọng. Lúa lai có bộ rễ khá phát triển, khả năng huy động từ đất rất lớn nên ngay trƣờng hợp không bón phân, năng suất lúa lai vẫn cao hơn lúa thuần. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã kết luận: cùng một mức năng suất, lúa lai hấp thu lƣợng đạm và lân thấp hơn lúa thuần, ở mức năng suất 75 tạ/ha, lúa lai hấp thu đạm thấp hơn lúa thuần 4,8%, hấp thu P2O5 cao hơn 18,2% nhƣng hấp thu kali cao hơn 30%. Với ruộng lúa cao sản thì lúa lai hấp thu đạm cao hơn lúa thuần 10%, hấp thu K2O cao hơn 45% còn hấp thu P2O5 thì bằng lúa thuần [2].

Kết quả thí nghiệm trong chậu cho thấy: trên đất phù sa sông Hồng, bón đạm đơn độc làm tăng năng suất lúa lai 48,7%, trong khi đó năng suất giống lúa CR203 chỉ tăng 23,1%. Với thí nghiệm đồng ruộng, bón đạm, lân cho lúa lai có kết quả rõ rệt. Nhiều thí nghiệm trong phòng cũng nhƣ ngoài đồng ruộng cho thấy, 1 kgN bón cho lúa lai làm tăng năng suất 9- 18 kg thóc, so với lúa thuần thì tăng 2- 13 kg thóc. Nhƣ vậy, trên các loại đất có vấn đề nhƣ đất bạc màu, đất glây, khi các yếu tố khác chƣa đƣợc khắc phục về độ chua, lân, kali, thì vai trò của phân đạm không phát huy đƣợc, nên năng suất lúa lai tăng có 17,7% trên đất bạc màu và 11,5% trên đất glây [8].

Với đất phù sa sông Hồng, bón đạm với mức 180 kgN/ha trong vụ Xuân và 150 kgN/ha trong vụ Mùa cho lúa lai vẫn không làm giảm năng suất lúa. Tuy nhiên, ở mức bón 120 kgN/ha làm cho hiệu quả cao hơn các mức khác [20].

Thời kỳ bón đạm là thời kỳ rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực của phân để làm tăng năng suất lúa. Với phƣơng pháp bón đạm (bón tập trung vào giai đoạn đầu và bón nhẹ vào giai đoạn cuối) của Việt Nam vẫn cho năng suất lúa cao, năng suất lúa tăng thêm từ 3,5 tạ/ha [6], [20].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh kết hợp với phân chuồng đến năng suất và chất lượng của lúa nếp trên đất phù sa cổ ở huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)