ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH SÔNG GIANH VÀ PHÂN

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh kết hợp với phân chuồng đến năng suất và chất lượng của lúa nếp trên đất phù sa cổ ở huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 68 - 72)

CHUỒNG ĐẾN THỜI GIAN SINH TRƢỞNG

Sinh trƣởng, phát triển là đặc tính di truyền của cây phản ứng lại điều kiện nuôi dƣỡng. Sinh trƣởng không phải là chức năng sinh lý đơn thuần mà nó là kết quả tổng hợp của nhiều chức năng sinh lý trong cây. Sinh trƣởng và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển là 2 quá trình xen kẽ không tách rời. Sinh trƣởng là cơ sở cho phát triển và phát triển tạo điều kiện sinh trƣởng.

Sinh trƣởng của cây là một chỉ tiêu quan trọng và ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Các chỉ tiêu sinh trƣởng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dƣỡng. Cây lúa có chế độ chăm sóc tốt, đặc biệt là chế độ bón phân, nếu đƣợc cung cấp tốt, là cơ sở để cây lúa có năng suất cao và phẩm chất hạt tốt.

Viện lúa Quốc tế IRRI đã nghiên cứu và đƣa ra kết luận: Thƣờng những giống lúa có thời gian sinh trƣởng quá dài hoặc quá ngắn đều cho năng suất không cao, còn những giống lúa có thời gian sinh trƣởng trung bình từ 120 - 150 ngày thì có khả năng cho năng suất cao hơn và trong phạm vi ngắn hơn 150 ngày thì thời gian sinh trƣởng tƣơng quan thuận với năng suất.

Thời gian sinh trƣởng của cây trồng là tổng độ dài thời gian của các thời kỳ sinh trƣởng và phát triển. Đối với cây lúa là thời gian tính từ ngày hạt lúa bắt đầu nảy mầm đến khi chín, hoặc kể từ lúc gieo đến lúc thu hoạch. Đó

cũng chính là thời gian để hoàn thành chu kỳ phát dục của cây lúa. Thời kỳ sinh trƣởng của một giống trải qua hai quá trình (sinh trƣởng dinh dƣỡng và

sinh trƣởng sinh thực). Quá trình này phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống và sự ảnh hƣởng của điều kiện thời tiết, điều kiện chăm sóc, dinh dƣỡng… mà hai giai đoạn này trùng nhau hoặc cách xa nhau. Việc nghiên cứu thời gian sinh trƣởng của cây lúa là việc làm quan trọng, làm cơ sở cho việc bố trí cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng hợp lý tăng hiệu quả sử dụng đất và chọn biện pháp kỹ thuật chăm sóc thích hợp ở từng giai đoạn, sao cho đạt đƣợc năng suất cao nhất.

Đề tài chúng tôi tiến hành trong 2 vụ trên 2 giống khác nhau, cùng điều kiện ngoại cảnh thời tiết, khí hậu. Tuy nhiên chế độ dinh dƣỡng trên mỗi công thức thí nghiệm có sự khác nhau nên thời gian sinh trƣởng của giống trên mỗi công thức thí nghiệm cũng khác nhau. Kết quả theo dõi thời gian sinh trƣởng đƣợc thể hiện ở bảng 4.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh và phân chuồng đến thời gian sinh trƣởng

Đơn vị: ngày

Công thức

Thời gian từ cấy đến… (ngày) Tổng TGST (ngày) Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Trỗ bông Chín Vụ mùa 2008 1 (ĐC) 6 37 66 100 132 2 6 37 66 100 132 3 6 38 67 101 133 4 6 38 67 101 133 5 6 38 67 101 133 6 6 38 67 101 133 7 6 38 67 101 133 8 6 39 68 102 134 9 6 39 68 102 134 10 6 39 68 102 134 11 6 39 68 102 134 12 6 39 68 102 134 Vụ xuân 2009 1 (ĐC) 10 28 67 92 142 2 10 28 67 92 142 3 10 28 67 92 142 4 10 29 68 93 143 5 10 29 68 93 143 6 10 29 68 93 143 7 10 29 68 93 143 8 10 29 68 93 143 9 10 29 68 93 143 10 10 30 69 94 144 11 10 30 69 94 144 12 10 30 69 94 144

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy:

Vụ mùa 2008 thời gian sinh trƣởng của các công thức thí nghiệm biến động từ 132 - 134 ngày, thuộc nhóm có thời gian sinh trƣởng trung bình. Vì chúng có thời gian đẻ nhánh, trỗ bông khác nhau nên tổng thời gian sinh trƣởng cũng khác nhau giữa các công thức thí nghiệm.

Trong cùng điều kiện thí nghiệm về đất đai, thời gian gieo cấy, cùng chịu ảnh hƣởng của điều kiện thời tiết, khí hậu nhƣ nhau. Nhƣng do liều lƣợng phân bón trên các công thức thí nghiệm khác nhau dẫn đến thời gian sinh trƣởng của giống trong từng giai đoạn cũng khác nhau.

- Thời gian từ khi cấy đến đẻ nhánh: Thời gian đẻ nhánh của giống trên các công thức không có sự khác nhau.

- Thời gian từ khi cấy đến kết thúc đẻ nhánh: Thời gian từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh của các công thức có sự khác nhau, dao động từ 37 - 39 ngày. Sớm nhất là công thức 1 (đối chứng) và công thức 2 với 37 ngày. Các công thức còn lại muộn hơn so với đối chứng nhƣng cũng chỉ từ 1 - 2 ngày. Thời gian phân hoá đòng sớm hay muộn quyết định đến thời gian trỗ sớm hay muộn của giống.

- Thời gian từ cấy đến trỗ: Thời gian từ cấy đến trỗ của các công thức có sự khác nhau dao động từ 66 - 68 ngày. Dài nhất là các công thức 8, 9, 10, 11, 12 với 68 ngày, ngắn nhất là công thức đối chứng và công thức 2 với 66 ngày. Ta thấy sự biến động giữa các công thức thí nghiệm là không nhiều.

- Thời gian từ cấy đến chín: Thời gian từ cấy đến chín của các công thức biến động trong khoảng 100 - 102 ngày.

Vụ xuân 2009 tổng thời gian sinh trƣởng của các công thức biến động từ 142 - 144 ngày. Trong đó, công thức 1, 2, 3 có thời gian sinh trƣởng ngắn hơn các công thức khác 1 ngày. Công thức 10, 11 , 12 có thời gian sinh trƣởng dài hơn các công thức còn lại 1 ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung thời gian sinh trƣởng của giống trên các công thức có sự khác nhau ở giai đoạn từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh. Còn thời gian từ kết thúc đẻ nhánh - trỗ bông - chín trên các công thức thí nghiệm khác nhau không đáng kể. Qua đây cho thấy liều lƣợng phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh đã ảnh hƣởng đến thời gian sinh trƣởng của giống ở giai đoạn từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh kết hợp với phân chuồng đến năng suất và chất lượng của lúa nếp trên đất phù sa cổ ở huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 68 - 72)