Đặc điểm dinh dƣỡng kali của cây lúa đã đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu.
S. Yoshida (1976) cho biết, chỉ khoảng 20% tổng lƣợng kali cây hút là đƣợc vận chuyển vào hạt, lƣợng còn lại đƣợc tích luỹ trong các bộ phận khác của cây (trong rơm rạ) [58].
Theo Đinh Dĩnh (1970), cây lúa hút kali tới tận cuối thời kỳ sinh trƣởng. Nhu cầu kali rõ nét nhất ở hai thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Thiếu kali vào thời kỳ đẻ nhánh ảnh hƣởng mạnh đến năng suất, lúa hút kali mạnh nhất vào thời kỳ làm đòng [10].
Bùi Đình Dinh (1993) cho biết: tỷ lệ kali cây lúa hút trong các thời kỳ sinh trƣởng tuỳ thuộc vào giống lúa, giai đoạn từ cấy đến đẻ nhánh là 20,0 -21,9%; từ phân hoá đòng đến trỗ là 51,8 - 61,9%; từ vào chắc đến chín là 16,9 -27,7% [9].
Theo Đào Thế Tuấn (1970), lƣợng kali cây lúa hút và năng suất lúa có mối quan hệ thuận. Vào những thập kỷ 60-70, hiệu lực phân kali bón cho lúa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
rất thấp, ở hầu hết các loại đất đã nghiên cứu: ở đồng bằng sông Hồng, hiệu quả chỉ đạt 0,3-0,8kg thóc/1kg kali. Hiện nay, hiệu lực của phân kali bón cao hơn trƣớc, với lúa trên đất bạc màu, hiệu quả cao nhất đạt 8,1-21,0kg thóc/1kg kali. Trên đất bạc màu, trữ lƣợng kali trong đất ít, do vậy cần phải cung cấp phân kali từ phân bón thì lúa mới có đủ dinh dƣỡng kali, đồng thời cây lúa cũng hút đạm đƣợc dễ dàng hơn. Hiệu suất của phân kali trên đất phù sa sông Hồng chỉ đạt 1,0-2,5 kg thóc/1kg phân kali (KCl), trong khi đó nếu trên đất bạc màu hay đất cát ven biển có thể đạt 5-7 kg thóc/1kg KCl. Vì vậy, trên đất nghèo kali, bón cân đối đạm-kali có ý nghĩa rất quan trọng [37].
Theo Vũ Hữu Yêm (1995), hiệu suất phân kali cao nhất trên đất bạc màu với mức bón 30kg K2O/ha. Bón đến 120kg K2O/ha thì hiệu suất kali vẫn còn cho 4-6 kg thóc/1kg K2O [41].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Nhƣ Hà (1999) cho thấy, trong điều kiện thâm canh cao, lúa ngắn ngày, lƣợng kali cây hút đạt tới 28-31 kg K2O/tấn thóc [13].
Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu kali bƣớc đầu cho thấy có nhiều ý kiến khác nhau:
Theo Trần Thúc Sơn (1995), lƣợng kali lúa ngắn ngày hút để tạo 1 tấn thóc trên đất phù sa sông Hồng là 14,2-21,8 kg K2O/ha [25].
Dinh dƣỡng kali là một trong 3 yếu tố dinh dƣỡng quan trọng đối với cây lúa, trƣớc tiên là cây lúa hút kali, sau đó hút đạm. Để thu đƣợc 1 tấn thóc, cây lúa lấy đi 22- 26 kg K2O nguyên chất, tƣơng đƣơng với 36,74- 43,4 kg KCl (60% K), kali là nguyên tố điều khiển chất lƣợng tham gia vào các quá trình hình thành các hợp chất và vật chất các hợp chất đó, kali còn làm tác dụng cho tế bào cây cung cấp, tăng tỷ lệ đƣờng, giúp vận chuyển chất dinh dƣỡng nhanh chóng về hoa và tạo hạt [6], [9], [25].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
canh lúa ngắn ngày, để đạt đƣợc năng suất lúa hơn 5 tấn/ ha ở vụ Mùa và trên 6 tấn/ha ở vụ Xuân, nhất thiết phải bón kali. Để đạt năng suất lúa Xuân 7 tấn/ha, cần bón 102- 135 kg K2O/ha/vụ (với mức 193 kg N/ha, 120 kg P2O5/ha) và năng suất lúa vụ mùa đạt 6 tấn cần bón 88-107 kg K2O/ha/vụ (với mức 160kg N/ha/vụ, 88kg P2O5/ha/vụ). Hiệu suất phân kali có thể đạt 6,2- 7,2 kg thóc/ kg K2O [13].
Trong vụ Xuân ở miền Bắc, nhiệt độ thấp, thời tiết âm u nên hiệu lực sử dụng phân kali cao hơn, cho nên cần bón kali nhiều ở vụ này [9].
Theo Nguyễn Thị Lang (1994), lúa lai sử dụng kali cao hơn đạm, hút kali mạnh vào giai đoạn lúa làm đòng đến giai đoạn lúa trỗ hoàn toàn. Thời gian lúa hút kali kéo dài hơn lúa hút đạm và lân, lúa hút kali đến cuối thời kỳ sinh trƣởng. Kali đƣợc sử dụng trong nguyên sinh chất tế bào nhƣ một tác nhân kích thích các hoạt động chuyển hoá vật chất vô cơ thành hữu cơ, đồng thời thúc đẩy quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp vận chuyển lên lá, vào hoa và hạt. Sự có mặt của kali thời kỳ sau trỗ của lúa lai là một ƣu thế thúc đẩy quá trình mẩy của hạt, giúp nâng cao năng suất. Lúa lai có khả năng đồng hoá dinh dƣỡng cao nhất là đạm với kali. Lƣợng đạm hút thƣờng trên 20- 22 kg N/tấn thóc và lƣợng hút kali cũng tƣơng tự. Trong vụ Xuân, để đạt năng suất cao thì cần phải bón sớm. Bón kali là yêu cầu bắt buộc với lúa lai ngay cả trên đất giàu kali [19].
Nhu cầu kali của cây lúa rõ nhất ở 2 thời kỳ: thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Nếu thời kỳ đẻ nhánh thiếu kali thì ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Tuy nhiên, lúa hút kali nhiều nhất ở thời kỳ làm đòng, từ cuối giai đoạn đẻ nhánh đến trỗ, lúa lai hấp thu kali nhiều hơn lúa thuần. Sau khi trỗ bông, lúa thuần giảm dần hút kali, trong khi lúa lai vẫn hấp thu kali mạnh [6], [9].
Hiện nay, Việt Nam là nƣớc sử dụng phân bón tƣơng đối cao so với những năm trƣớc đây do ngƣời dân áp dụng đƣợc rất nhiều biện pháp kỹ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trong thâm canh. Theo Vũ Hữu Yêm (1995), Việt Nam hiện đang là một trong 20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế giới [41].
Bảng 2.3: Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020
Các loại phân bón Năm
2005 2010 2015 2020 Urê Tổng số 1.900 2.100 2.100 2.100 Sản xuất trong nƣớc 750 1.600 1.800 2.100 Nhập khẩu 1150 500 300 0.0 KCL Tổng số 500 500 500 500 Sản xuất trong nƣớc 0 0 0 0 Nhập khẩu 500 500 500 500
(Nguồn: Phòng QL đất và phân bón, Cục Trồng trọt, Bộ NN& PTNT, 5/2007)
Theo Nguyễn Văn Bộ (2003), mỗi năm nƣớc ta sử dụng 1.202.140 tấn đạm, 456.000 tấn lân và 402.000 tấn kali, trong đó sản xuất lúa chiếm 62%. Song do điều kiện khí hậu còn gặp nhiều bất lợi cho nên kỹ thuật bón phân mới chỉ phát huy đƣợc 30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối với lân và kali. Nhƣng hiệu quả bón phân đối với cây trồng lại tƣơng đối cao, do vậy mà ngƣời dân ngày càng mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong tƣơng lai, vẫn hứa hẹn sử dụng một lƣợng phân bón rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù nƣớc ta chủ yếu vẫn phải nhập khẩu phân bón [4].