8. Cấu trúc luận văn
3.4.2. Kết quả phân tích định tính
Để đánh giá kết quả định tính một cách khách quan, chúng tôi vận dụng thang đo mức độ nhận thức bằng phƣơng pháp lập ma trận các đề kiểm tra thực nghiệm dựa trên sự phân loại mức độ nhận thức của HS theo Benjamin S. Bloom ở 3 mức độ: Biết (Knowledge), hiểu (Comprehension) và vận dụng (Application)
Trên cơ sở cách thiết kế đề thi theo ma trận, phân tích tần số điểm ở lớp TN và ĐC, chúng tôi có tần suất điểm thuộc 3 mức độ nhận thức: Biết (điểm từ 0 đến 5), Hiểu (điểm từ 6 đến 8), Vận dụng (điểm từ 9 đến 10) (Bảng 3.16).
Bảng 3.16. Tần suất các mức độ nhận thức HS đạt đƣợc trong thực nghiệm
Nhóm Biết Hiểu Vận dụng
TN 31,14 54,94 13,92
ĐC 53,54 40,40 6,06
Trên cơ sở chúng tôi vẽ đƣợc biểu đồ:
- 73 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phân tích Bảng 3.16 và Hình 3.6, chúng ta có thể thấy mức độ nhận thức Biết giảm 22,4% từ 53,54% thành 31,14%, còn mức độ Hiểu thì tăng 19,54% từ 40,4% đến 54,94%, mức độ Vận dụng tăng 7,86% từ 6,06% đến 13,92%. Nhƣ vậy có thể thấy Mô hình dạy học kết hợpgiúp nâng cao hiệu quả DH, nâng cao trình độ nhận thức của HS.
Kết quả này có thể giải thích do sự tƣơng tác trực tiếp bằng những kĩ năng cơ bản, đặc biệt là kĩ năng sử dụng CNTT của HS với bài giảng đƣợc tích hợp đa phƣơng tiện. Đó là một sự trải nghiệm sinh động giúp cho các em hiểu bài, nhớ bài lâu hơn. Đồng thời hệ thống câu hỏi trắc nghiệm sau mỗi bài học giúp các em kiểm tra, củng cố nhanh kiến thức khi tự học ở nhà.
Tóm lại
Phân tích kết quả TN sƣ phạm tại trƣờng THPT Đại Từ về mặt định lƣợng và định tính cho thấy hệ thống bài học đƣợc thiết kế theo hƣớng DH kết hợp bằng PM Moodle rất có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả học tập trên lớp của HS, phát huy năng lực tự học của HS, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy - học.
- 74 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn