Nguyên tắc quán triệt mục tiêu dạy học

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng mô hình dạy học kết hợp chương ii – tính quy luật của hiện tượng di truyền (sinh học 12 thpt) với sự hỗ trợ của phần mềm moodle (Trang 47 - 49)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Nguyên tắc quán triệt mục tiêu dạy học

Mục tiêu DH là mục tiêu đặt ra cho HS thực hiện, nó phải đƣợc diễn đạt ngắn gọn, cụ thể bằng những động từ dễ dàng cho phép đo đƣợc kết quả của các hành động học tập của HS. Mục tiêu DH có vai trò quan trọng trong việc định hƣớng QTDH, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá chất lƣợng DH. Căn cứ vào mục tiêu mà GV thiết kế các hoạt động học tập cho HS, định hƣớng cách suy nghĩ tìm tòi nội dung học tập đáp ứng yêu cầu của mục tiêu nhằm giúp HS tự lực phát hiện tri thức mới, phát triển tƣ duy và giáo dục nhân cách cho HS.

Để quán triệt nguyên tắc này, cần tuân thủ những qui tắc viết mục tiêu bài học sau đây:

+ Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của HS; nghĩa là cần chỉ rõ học xong bài này HS phải đạt đƣợc cái gì, chứ không phải là trong bài này GV phải làm gì.

- 40 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Mục tiêu phải nói rõ “đầu ra” của bài học chứ không phải chỉ nêu lên tiến trình bài học hay tóm tắt nội dung bài học.

+ Mục tiêu không đơn thuần là chủ đề bài học mà là cái đích bài học phải đạt tới. + Mỗi mục tiêu chỉ nên phản ánh một “đầu ra” để thuận tiện cho việc đánh giá kết

quả bài học. Nếu bài học có nhiều mục tiêu thì nên trình bày riêng từng mục tiêu, với mức độ phải đạt về mỗi mục tiêu đó.

+ Mỗi “đầu ra” trong mục tiêu nên đƣợc diễn đạt bằng một động từ đƣợc lựa chọn để xác định rõ mức độ HS phải đạt bằng hành động. Những động từ nhƣ “nắm đƣợc”, “hiểu đƣợc” thƣờng thích hợp cho những mục tiêu chung.

QTDH cần hình thành ở HS 3 loại mục tiêu dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng. Để diễn đạt mục tiêu cụ thể cần chọn những động từ nhƣ gợi ý dƣới đây:

a. Về kiến thức:

- Mức biết: Nêu lên đƣợc, trình bày đƣợc, phát biểu đƣợc, kể lại đƣợc, mô tả đƣợc, chỉ ra đƣợc...

- Mức hiểu: Xác định đƣợc, so sánh đƣợc, phân biệt đƣợc, phát hiện đƣợc, tóm tắt đƣợc…

- Mức vận dụng: Giải thích đƣợc, chứng minh đƣợc, liên hệ đƣợc, vận dụng đƣợc… b. Về kĩ năng: Cần chú trọng phát triển các kỹ năng tƣ duy; kỹ năng thực hành; kỹ năng học tập, đặc biệt tự học nhƣ:

- So sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa...

- Lập đƣợc, viết đƣợc, tính đƣợc, vẽ đƣợc, đo đƣợc, thực hiện đƣợc, biết cách, tổ chức đƣợc, thu thập đƣợc, phân loại đƣợc, biết làm thí nghiệm...

c. Về thái độ:

Chú trọng định hƣớng giáo dục thái độ hành vi bằng việc xác định các hành động nhƣ: tiếp nhận, chấp nhận, tán thành, hƣởng ứng, tham gia, bảo vệ, phản đối, tranh luận… Từ đó giáo dục đƣợc ở HS thế giới quan duy vật biện chứng, tình cảm, đạo đức, tác phong; giá trị và cảm xúc [15].

Ví dụ: mục tiêu bài 11 “Liên kết gene và hoán vị gene” nhƣ sau: a. Về kiến thức:

- 41 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-Trình bày đƣợc cơ sở tế bào học của hiện tƣợng di truyền liên kết gene và hoán vị gene.

-Phân biệt đƣợc một cách bản chất các quy luật di truyền phân li độc lập, liên kết gene và hoán vị gene.

-Chứng minh đƣợc tần số hoán vị gene luôn nhỏ hơn 50%.

-Góp phần giải thích đƣợc hiện tƣơng hiện tƣợng đa dạng và phong phú của các loài sinh sản hữu tính trong tự nhiên.

b. Về kĩ năng:

-Phân tích đƣợc kết quả thí nghiệm của Morgan và các thí nghiệm tƣơng ứng. -Vẽ đƣợc sơ đồ hiện tƣợng tiếp hợp trao đổi chéo của cặp NST tƣơng đồng kép. -Tổ chức đƣợc thí nghiệm xác định tần số hoán vị giữa 2 gene cùng nằm trên

một cặp NST tƣơng đồng. c. Về thái độ:

-Qua thí nghiệm và việc đi phân tích kết quả thí nghiệm HS củng cố niềm tin khoa học.

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng mô hình dạy học kết hợp chương ii – tính quy luật của hiện tượng di truyền (sinh học 12 thpt) với sự hỗ trợ của phần mềm moodle (Trang 47 - 49)