8. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Quy trình xây dựng bài học theo hình thức dạy học giáp mặt
Bảng 2.4. Các bƣớc xây dựng bài học theo hình thức dạy học giáp mặt Bƣớc 1 Xác định mục tiêu DH.
Bƣớc 2 Phân tích logic cấu trúc nội dung DH
Bƣớc 3 Sƣu tầm và xây dựng các PTDH ở dạng kỹ thuật số Bƣớc 4 Thiết kế kịch bản bài học trên lớp
Bƣớc 5 Nhập liệu thông tin từ kịch bản vào PM Adobe Flash Professional
CS5 để hình thành bài học đa phƣơng tiện
2.3.1.1. Xác định mục tiêu dạy học
- Yêu cầu sư phạm
Mục tiêu phải đƣợc diễn đạt bằng một động từ hành động để có thể lƣợng hóa đánh giá đƣợc mức độ hoàn thành công việc học tập của HS. Qua đó xác định đƣợc sự chuyển biến của HS đƣợc thể hiện bằng các hoạt động tự lực, tích cực, chủ động chiếm
- 49 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và hình thành nhân cách cho HS dƣới sự chỉ đạo, tổ chức, điều khiển của GV.
Mục tiêu càng cụ thể thì càng thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả và điều chỉnh hợp lý quá trình dạy - học để từng bƣớc thực hiện mục đích dạy - học một cách vững chắc. HS thực hiện các mục tiêu này dƣới sự chỉ đạo, tổ chức, điều khiển của thầy.
- Phương pháp thực hiện
Khi viết kịch bản GV phải xây dựng các câu hỏi và sƣu tầm các hình ảnh, đoạn băng hƣớng về mục tiêu. HS trả lời các câu hỏi qua việc quan sát hình ảnh nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đã đặt ra.
Khi xác định mục tiêu cần quan tâm ba thành phần:
+ Nêu rõ hành động mà HS cần phải thực hiện. Phần này chứa một động từ chỉ cái đích HS phải đạt tới.
+ Xác định những điều kiện HS cần có để thực hiện các hoạt động học tập. + Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ đạt mục tiêu của HS.
Việc xác định mục tiêu bài học làm cơ sở cho việc phân tích logic nội dung DH.
2.3.1.2. Phân tích logic cấu trúc nội dung dạy học
- Yêu cầu sư phạm
Phân tích nội dung kiến thức của chƣơng trình và từng bài trong chƣơng trình để tìm ra các kiến thức cơ bản của bài định hƣớng cho việc sƣu tầm tƣ liệu.
Xác định những kiến thức có thể mã hóa thành các dạng câu hỏi và thiết kế thành hệ thống câu hỏi cho phù hợp với nội dung.
- Phương pháp thực hiện
Nội dung phần năm Di truyền học (Sinh học 12 THPT) gồm 5 chƣơng với 22 tiết. Chƣơng I: Cơ chế di truyền và biến dị (7 tiết): Chƣơng này cho thấy bản chất của cơ chế di truyền là cơ chế truyền đạt thông tin. Cách thức tổ chức thông tin thành các đơn vị di truyền (gen); cách thức truyền đạt thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác (nhân đôi ADN), từ ADN sang tính trạng thông qua phiên mã và dịch mã; quá trình điều hoà hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ; các dạng đột biến gồm đột biến gen và đột biến NST; cấu trúc của NST ở sinh vật nhân thực.
Chƣơng II: Tính quy luật của hiện tƣợng di truyền (8 tiết): Những kiến thức ở chƣơng I là cơ sở để HS hiểu những mối quan hệ nhân quả đã chi phối tính qui luật
- 50 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của hiện tƣợng di truyền và biến dị. Trong đó, gồm các quy luật Menden; sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen; di truyền liên kết: Liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn; di truyền liên kết với giới tính; di truyền ngoài nhiễm sắc thể; ảnh hƣởng của môi trƣờng đến sự biểu hiện của gen; Bài tập và thực hành: lai giống.
Chƣơng III: Di truyền học quần thể (2 tiết): Gồm các nội dung: Cấu trúc di truyền của quần thể; Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối ngẫu nhiên: Định luật Hacđi – Vanbec và ý nghĩa của định luật.
Chƣơng IV: Ứng dụng di truyền học (3 tiết): Giới thiệu về các phƣơng pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp , tạo nguồn đột biến nhờ công nghệ tế bào và công nghệ gen.
Chƣơng V: Di truyền học ngƣời (2 tiết): Đề cập tới di truyền y học và vấn đề bảo vệ vốn gen của loài ngƣời; hƣớng dẫn ôn tập phần di truyền học.
Chƣơng II “Tính quy luật của hiện tƣợng di truyền” thuộc Phần năm "Di truyền học" gồm có tám bài từ bài 8 đến bài 15 chiếm thời lƣợng tám tiết trong phân phối chƣơng trình. Cụ thể, có năm bài dạy kiến thức mới (bài 8, 9, 10, 11, 12), một bài trình bày những kiến thức vận dụng và liên hệ thực tế (bài 13), một bài thực hành (bài 14) và một bài ôn tập cho chƣơng I và chƣơng II (bài 15). Chúng tôi nhận thấy cấu trúc của chƣơng đƣợc phân phối theo tỉ lệ là 62,5% kiến thức cơ bản, 12,5% kiến thức vận dụng, 12,5% kiến thức thực hành và 12,5% kiến thức ôn tập, hệ thống hóa kiến thức. Nội dung của chƣơng này đề cập tới tính quy luật của hiện tƣợng di truyền, nó giúp HS giải thích một cách bản chất sự truyền đạt tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau. Những kiến thức về cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và biến dị ở chƣơng I làm nền tảng để tìm hiểu chƣơng này và lý giải đƣợc mối liên hệ giữa các thành phần giúp chúng vận động có tính qui luật. Quá trình nhân đôi của ADN dẫn tới sự nhân đôi của NST; sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của NST dẫn tới sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các gene; hiện tƣợng tiếp hợp trao đổi chéo trong giảm phân dẫn đến sự hoán đổi vị trí của các gen, ... là những cơ chế chính giải thích một cách bản chất tính quy luật của hiện tƣợng di truyền.
So với sách sinh học 12 nâng cao, nội dung chƣơng II “Tính quy luật của hiện tƣợng di truyền” không có nhiều thay đổi, chỉ khác một điểm là trong chƣơng trình nâng cao quy luật di truyền ngoài tế bào chất đƣợc bố trí thành một bài riêng.
- 51 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bài 9, bài 11 cũng nhƣ các bài 8, 10, 12 là những bài đều có nội dung về các quy luật di truyền với cấu trúc nội dung gồm các phần: Thí nghiệm, giải thích – biện luận, cơ sở tế bào học, sơ đồ lai và ý nghĩa. Còn bài 13 với bản chất của sự biểu hiện kiểu hình do sự chi phối tƣơng tác giữa kiểu gene và môi trƣờng nên nội dung gồm: Bản chất của sự biểu hiện kiểu hình, sự tƣơng tác giữa kiểu gene và môi trƣờng, mức phản ứng và ý nghĩa của mối quan hệ đó trong thực tiễn, đời sống [3].
2.3.1.3. Sƣu tầm và xây dựng các phƣơng tiện dạy học kỹ thuật số
- Yêu cầu sư phạm
Sƣu tầm, xây dựng tƣ liệu, hình ảnh, đoạn phim, phim khoa học…phù hợp với các nội dung dạy-học trong kịch bản.
Gia công sƣ phạm các tƣ liệu, hình ảnh, đoạn phim thu đƣợc cho phù hợp với nội dung từng bài trong SGK để đƣa vào kịch bản.
- Phương pháp thực hiện
Để tránh mất thời gian, trƣớc khi vẽ hoặc thiết kế một sơ đồ nào đó chúng tôi tìm kiếm trên mạng tranh ảnh, sơ đồ, video liên quan đến bài học. Ở đây chúng tôi tìm kiếm bằng trình duyệt Firefox trên trang tìm kiếm: http://google.com.vn.
Giai đoạn này chúng tôi thực hiện theo quy trình: Sƣu tầm tranh ảnh, sơ đồ, mô hình động flash, tài liệu văn bản Gia công sƣ phạm và gia công kĩ thuật các PTDH kỹ thuật số Quay video tổ chức, hƣớng dẫn HS học bài qua các PTDH kĩ thuật số.
Để không tốn diện tích bài giảng, cũng nhƣ không phải tốn công sức quay và biên tập video, chúng tôi hầu nhƣ không quay GV giảng bài mà chúng tôi chỉ quay quay màn hình bài giảng, ở đó GV tổ chức, hƣớng dẫn cho HS khai thác nội dung bài học.
- 52 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.5: Bảng tổng kết các PTDH kĩ thuật số đã sƣu tầm và xây dựng
CHƢƠNG BÀI ẢNH TĨNH ẢNH ĐỘNG, PHIM Tổng
bổ sung Trong SGK Bổ sung Sử dụng Tham khảo Sử dụng Tham khảo II 8 2 16 5 11 8 5 29 9 1 6 4 2 11 6 23 10 2 27 4 23 9 5 40 11 1 41 7 34 11 12 64 12 2 45 8 37 9 11 65 13 1 50 8 42 8 19 77 14 0 21 5 16 2 0 23 15 0 3 3 0 0 0 3 Tổng 9 209 44 165 38 58 323
2.3.1.4. Thiết kế kịch bản bài học trên lớp
Về cơ bản vẫn thiết kế nhƣ một giáo án lên lớp bình thƣờng. Một kịch bản DH trên lớp chúng tôi thiết kế theo mẫu sau:
Bài … : Tên bài I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức. 2. Kỹ năng. 3. Thái độ.
II. PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu. - Các PHT. - Các bản đồ khái niệm. - Các file ảnh tĩnh: +... - Các file ảnh động: +...
(Tên các file viết không có dấu kèm theo định dạng đuôi theo thứ tự được dùng trong bài)
III. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU :
PP trực quan kết hợp vấn đáp tìm tòi và tổ chức hoạt động nhóm
- 53 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số của lớp. 2.Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới (bao gồm các hoạt động, thƣờng từ 1 đến 2 hoặc 3 hoạt động)
HOẠT ĐỘNG (số ...) Tên hoạt động: Mục tiêu: Thời gian:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
Củng cố - hoàn thiện: nhằm chốt lại và chính xác hóa kiến thức vừa học xong đƣợc tiến hành ngay sau mỗi hoạt động học và đƣợc ghi vào cột Nội dung.
V. KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ.
Nhằm kiểm tra để đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu bài học nhƣ thế nào để điều chỉnh QTDH.
Ngoài ra ở nội dung này, chúng tôi xây dựng ma trận, thiết kế bài kiểm tra bằng cách câu hỏi nhiều lựa chọn để từ đó dễ dàng kiểm tra, đánh giá đƣợc kết quả học tập của HS một cách dễ dàng.
VI. BÀI TẬP VÀ HƢỚNG DẪN CÁCH HỌC BÀI MỚI: 1. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Ra câu hỏi, bài tập vận dụng và dặn dò học các nội dung là trọng tâm của bài học (liên quan đến mục tiêu bài học).
2. HƢỚNG DẪN CÁCH HỌC BÀI MỚI:
Hƣớng dẫn HS cách học bài sau nhƣ: tìm ra từ khóa của một câu hay một khái niệm, tóm tắt ý chính của một đoạn hay cả bài, đọc hiểu các kênh hình, lập bảng biểu, graph, bản đồ khái niệm, sơ đồ hóa các nội dung bài học,…
- 54 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3.1.5. Nhập liệu thông tin từ kịch bản vào phần mềm Adobe Professional Flash CS5 để hình thành bài học đa phƣơng tiện
Các Bài học chúng tôi thiết kế thể hiện đầy đủ: tính tƣơng tác, đa phƣơng tiện, liên kết các đề mục lớn nhỏ trong toàn bài (Hình 2.8).
Hình 2.8. Giao diện của một bài học
(Bài 11: Liên kết gene và hoán vị gene)
Quy trình xây dựng gồm 6 bƣớc: (Chi tiết các bƣớc xem tại Error! Reference source not found.)
Bước 1: Tạo giao diện bài giảng
Bước 2: Chèn các button để tạo hệ thống menu thể hiện cấu trúc bài giảng.
Bước 3: Tạo các trang của bài học (Bản chất trong Flash là frame)
Bước 4: Nhập liệu thông tin từ giáo án kịch bản hình thành bài giảng điện tử. + Chèn văn bản.
+ Chèn ảnh, sơ đồ. + Chèn sơ đồ động fash. + Chèn video vào các trang.
Bước 5: Tạo sự kết nối giữa button với nội dung
Bước 6: Đóng gói, xuất ra file .swf