Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan và tính sƣ phạm

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng mô hình dạy học kết hợp chương ii – tính quy luật của hiện tượng di truyền (sinh học 12 thpt) với sự hỗ trợ của phần mềm moodle (Trang 50 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan và tính sƣ phạm

Nguyên tắc này dựa trên cơ sở bản chất quá trình nhận thức "Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng và từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn - đó là con đƣờng biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan" [9, tr.179]. Tính sƣ phạm thể hiện ở chỗ nội dung DH phải đƣợc bố cục rõ ràng, cấu trúc hợp lí, đầy đủ phù hợp với nội dung trong SGK, dung lƣợng kiến thức phù hợp với sự phân bố thời gian, phù hợp với trình độ nhận thức của HS và thuận lợi cho GV trong quá trình tổ chức các hoạt động trên lớp, câu hỏi phù hợp không quá khó, hoặc quá dễ đối với HS.

Đảm bảo nguyên tắc này là đảm bảo cung cấp tối đa tri thức cho HS. Nguồn tƣ liệu kỹ thuật số đảm bảo tính trực quan trong dạy - học là điều kiện quan trọng hỗ trợ cho quá trình quan sát tìm tòi phát hiện tri thức mới của HS. Vì vậy, khi gia công kỹ thuật và gia công sƣ phạm các tƣ liệu kỹ thuật số cần phải đạt đƣợc các yêu cầu sau:

+ Hình ảnh về các đối tƣợng đủ lớn để HS có thể quan sát đƣợc dễ dàng.

+ Cụ thể hoá những kiến thức lý thuyết cơ bản, đơn giản hoá các kiến thức phức tạp để HS tiếp thu một cách đầy đủ và sâu sắc.

+ Gây sự chú ý, hứng thú, kích thích đƣợc sự tìm tòi, sáng tạo, phát hiện những tri thức mới.

- 43 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Phát huy đƣợc tính tích cực của HS, làm nảy sinh nhu cầu nhận thức, phát triển năng lực tƣ duy và năng lực hành động.

+ Giáo dục và làm tăng lòng ham mê nghiên cứu môn học, hình thành thói quen liên hệ giữa lý thuyết và thực tế.

Ví dụ: Khi xây dựng tài liệu, bài giảng dạy bài 11 “Liên kết gene và hoán vị gene” theo Mô hình DH kết hợp, chúng tôi đã thiết kế: Nội dung của các hình ảnh (tĩnh và động) và các đoạn phim DH ở bài giảng liên hệ chặt chẽ với nội dung bài học, rõ ràng, phù hợp với nội dung, chƣơng trình dạy của cấp học, khối học và với trình độ nhận thức của HS. Trong đó, sơ đồ động về Cơ sở tế bào học (Hình 2.3) là một sơ đồ có vai trò quan trọng giúp HS thể dễ dàng hiểu một nội dung khó, trừu tƣợng của hiện tƣợng di truyền hoán vị gene.

Hình 2.3. Hình chụp sơ đồ động cơ sở tế bào học quy luật di truyền hoán vị gene Từ bức ảnh Morgan, bức ảnh ruồi giấm chúng tôi đã xử lý tạo nên một sơ đồ động, miêu tả một cách trực quan thí nghiệm của Morgan (Hình 2.4).

- 44 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng mô hình dạy học kết hợp chương ii – tính quy luật của hiện tượng di truyền (sinh học 12 thpt) với sự hỗ trợ của phần mềm moodle (Trang 50 - 52)