Thực trạng dạy học Sinh học trực tuyến trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng mô hình dạy học kết hợp chương ii – tính quy luật của hiện tượng di truyền (sinh học 12 thpt) với sự hỗ trợ của phần mềm moodle (Trang 34 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Thực trạng dạy học Sinh học trực tuyến trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.3.1. Thực trạng dạy học Sinh học trực tuyến ở một số nƣớc trên thế giới

Thông qua công cụ tìm kiếm google, có thể thấy hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều có website DH Sinh học. Tuy nhiên do hạn chế về mặt công nghệ nên chủ yếu mới là các blog, website, diễn đàn, … của các cá nhân cung cấp thông tin cũng nhƣ dùng để trao đổi kiến thức Sinh học. Khi tìm kiếm bằng các từ khóa chung chung về DH trực tuyến thì chúng ta có thể thấy chủ yếu là các bài dạy, các trang DH là của Mỹ.

Hình 1.3. Hình thức dạy học trực tuyến môn Sinh học của Mỹ trên youtube [28]. Phần lớn bài dạy trực tuyến này (Hình 1.3) là việc quay video GV giảng bài hoặc quay bài giảng của GV và đƣa lên mạng, chủ yếu là đƣa lên trang http://youtube.com. Những bài học này không có tính tƣơng tác, giao tiếp giữa GV với HS và với máy tính, nó không khác gì hình thức GV thuyết trình trên lớp học truyền thống.

- 27 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Còn website DH trực tuyến của Đại học California (Mỹ) thể hiện chuyên nghiệp hơn, tuy nhiên các bài giảng chủ yếu là dƣới dạng văn bản và tốc độ load chậm (Hình 1.4). Một số bài học khác thì thiết kế hoàn toàn bằng flash nhƣng tính tƣơng tác rất hạn chế, và cũng chƣa khai thác đƣợc tính năng tƣơng tác của Moodle.

1.3.3.2. Thực trạng dạy học Sinh học trực tuyến ở Việt Nam

DH Sinh học qua mạng ở Việt Nam đã đƣợc triển khai với một số địa chỉ:

http://www.sinhhocvietnam.com/, http://nhasinhhoctre.com, http://violet.vn/,

http://thuviensinhhoc.com, ... Đây là những trang thông tin tổng hợp, diễn đàn trao đổi kiến thức, bài tập sinh học đƣợc thể hiện dƣới dạng trình chiếu các đoạn video quay bài giảng, giải đáp đề thi, giải đáp thắc mắc của HS và cả GV, cung cấp kiến thức tham khảo, ... đƣợc lập ra phục vụ nhu cầu của số ít ngƣời học. Tính tƣơng tác, giao tiếp giữa GV với HS và với máy tính cũng rất hạn chế.

Ví dụ, một số GV sử dụng youtube để đăng tải các bài giảng trực tuyến với hình thức GV đọc bài giảng và quay video nhƣ sau:

Hình 1.5. Hình thức dạy trực tuyến môn Sinh học ở Việt Nam trên youtube [32]. Một trang DH trực tuyến đƣợc thiết kế bằng PM Moodle khá nổi tiếng ở Việt Nam, đó là trang http://hocmai.vn [33].

- 28 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 1.6. Cấu trúc một chuyên đề trong khóa học Luyện thi đảm bảo

Chúng ta có thể thấy một khóa học nhƣ trên (hình 1.6) đƣợc chia thành các chuyên đề, trong đó gồm các bài học, mỗi bài học gồm có Bài giảng, tài liệu bài giảng, bài tập tự luyện và đáp án bài tập tự luyện. Cấu trúc nhƣ vậy không chỉ sẽ rất hạn chế sự tƣơng tác, giao tiếp giữa GV với HS và với máy tính, mà còn không phù hợp với một khóa học ôn thi đại học đòi hỏi phải hệ thống hóa kiến thức.

Hình 1.7. Cấu trúc một bài giảng trên websitehttp://hocmai.vn

Về cấu trúc một Bài giảng (Hình 1.7), bên trái bài giảng chỉ gồm các chủ đề bài học, còn lại là vùng giành cho việc chạy đoạn video quay GV đang giảng bài trên bảng. Nhƣ vậy, thay vì việc thiết kế các “tổ hợp nghe nhìn” bao gồm các hình ảnh trực quan tĩnh và động kết hợp với câu hỏi tìm tòi dƣới các dạng khác nhau để HS tự khám

- 29 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phá, tự chiếm lĩnh kiến thức theo hƣớng tăng cƣờng tính tƣơng tác, giao tiếp giữa GV với HS và với máy tính để tự học thì bài giảng trên cũng giống nhƣ việc quay video cho HS xem. Hình thức DH “trực tuyến” này không khác gì DH trên lớp. Ngoài ra, bài giảng phải upload các video trực tiếp lên hosting của website, làm tốn rất nhiều hosting.

Về Tài liệu bài giảng chỉ là các file pdf chứa nội dung DH ở dạng kênh chữ mà hoàn toàn không có kênh hình, không có phiếu học tập hay hoạt động học tập. Do đó sẽ không hấp dẫn và không kích thích đƣợc các em tƣ duy.

Về Bài tập tự luyện là các câu trắc nghiệm đƣợc đóng gói thành file pdf và ngay phía sau là file Đáp án bài tập tự luyện. Đây có thể nói là một nhƣợc điểm rất lớn của các khóa học trên website này. Kết quả các em không có động lực để làm, động lực để tƣ duy cũng nhƣ các em không biết các câu các em sai là vì lý do gì, làm xong các em phải tự đếm và tính xem mình làm đƣợc bao nhiêu điểm trong khi tất cả các điều này Moodle đều có thể làm đƣợc.

Hình 1.8. Một đề thi thử đại học trên trang http://hocmai.vn

Đồng thời các khóa học ở đây vẫn chƣa khai thác đƣợc một số chức năng hữu ích của Moodle, đó là chức năng tạo Diễn đàn, Phòng họp trực tuyến cho mỗi bài học để các em HS có thể tìm câu trả lời cho mình cũng nhƣ tạo điều kiện cho các em trao với nhau và với GV.

Ngoài ra, theo định kì còn có các Đề kiểm tra, tiêu biểu là các Đề thi thử đại học (Hình 1.8), là hình thức các em không chỉ kiểm tra đƣợc kiến thức của mình mà còn đƣợc tập rƣợt trƣớc khi bƣớc vào đợt kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên vẫn có một số

- 30 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đƣợc đóng gói thành file pdf và một số đã sử dụng chức năng của Moodle nhƣng rất tiếc trong quá trình thiết kế các bài kiểm tra đánh giá GV chƣa đi phân tích cụ thể từng đáp án ở mỗi câu hỏi. Để khi các em làm sai hệ thống sẽ thông báo hoặc đƣa ra hƣớng dẫn để các em biết mình sai ở chỗ nào và cần phải làm gì.

Sinh học là môn có nhiều kiến thức thực nghiệm, khó có thể biểu diễn trong môi trƣờng lớp học. DH qua mạng với sự hỗ trợ của công nghệ hứa hẹn sẽ khắc phục đƣợc điều này. Tuy vậy, vấn đề này đa số các website DH Sinh học chƣa thực hiện đƣợc.

GV và HS hiện nay còn thiếu kỹ năng dạy và học qua mạng, không chỉ về mặt sử dụng và khai thác công nghệ mà cả về phƣơng pháp dạy và học, đây là một trở ngại không nhỏ cho việc DH Sinh học nói riêng và DH nói chung, cả ở trong nhà trƣờng và trong đào tạo qua mạng. Bởi lẽ, một Website đƣợc xây dựng hết sức công phu, nội dung hữu ích nhƣng không đƣợc khai thác hết để đem lại hiệu quả sẽ gây lãng phí. Do vậy kiến thức đƣợc đƣa lên phải khắc phục đƣợc tính khô cứng, tránh những kiến thức gây nhàm chán đối với HS, tăng lƣợng kiến thức mang tính ứng dụng cao, kiến thức liên quan theo chủ đề đƣợc quan tâm, kiến thức bổ sung cho SGK và kiến thức trên lớp, có thể dựa theo nhu cầu của ngƣời học nhƣng vẫn phải đảm bảo nội dung chƣơng trình. Đặc biệt là những kiến thức mang tính thực tế, ứng dụng vào trong cuộc sống hàng ngày nhƣ vấn đề môi trƣờng, giáo dục giới tính, kỹ năng sống, vấn đề bệnh truyền nhiễm, công nghệ sinh học và ứng dụng của công nghệ sinh học, chắc chắn sẽ thu hút đƣợc ngƣời học.

1.3.3.3. Đánh giá chung về thực trạng dạy học Sinh học trực tuyến

Nhƣ vậy có thể thấy DH Sinh học trực tuyến còn nhiều hạn chế nhƣ chƣa đƣa ra đƣợc cấu trúc bài học hợp lí. Cách thể hiện bài học trực tuyến chỉ là việc quay video bài giảng của GV và đƣa lên mạng. Đặc biệt là chƣa khai thác đƣợc thế mạnh của CNTT & TT để tích hợp truyền thông đa phƣơng tiện và tính tƣơng tác, giao tiếp giữa GV với HS và với máy tính còn nhiều hạn chế.

Tóm tắt chƣơng 1: Trên cơ sở tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu về DH kết hợp trên thế giới và ở Việt Nam, chƣơng 1 tập trung vào việc xây dựng cơ sở lí luận về DH kết hợp, cập nhật một số khái niệm then chốt có liên quan đến đề tài nhƣ: Khái niệm về các HTTCDH, từ đó nêu bật xu thế tất yếu của DHkết hợp; Phân tích vai trò

- 31 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và đặc điểm của DH kết hợp trong nền giáo dục hiện đại cũng nhƣ các phƣơng án DH kết hợp và lộ trình triển khai DH kết hợp. Đây là cơ sở lí luận làm điểm tựa về mặt lí thuyết cho đề tài. Đồng thời, điều tra tình hình thực trạng những vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài nhƣ: thực trạng khai thác và sử dụng Internet trong DH ở trƣờng THPT; thực trạng tình hình triển khai mô hình đào tạo trực tuyến ở Việt Nam nói chung; thực trạng DH Sinh học trực tuyến trên thế giới và ở Việt Nam. Đó là cơ sở thực tiễn nói lên tính cấp bách của vấn đề nghiên cứu.

- 32 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP CHƢƠNG II - TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƢỢNG DI TRUYỀN (SINH HỌC 12 THPT) VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM MOODLE

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng mô hình dạy học kết hợp chương ii – tính quy luật của hiện tượng di truyền (sinh học 12 thpt) với sự hỗ trợ của phần mềm moodle (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)