Moodle là phần mềm thiết kế chuyên nghiệp cho dạy học trực tuyến

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng mô hình dạy học kết hợp chương ii – tính quy luật của hiện tượng di truyền (sinh học 12 thpt) với sự hỗ trợ của phần mềm moodle (Trang 45 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Moodle là phần mềm thiết kế chuyên nghiệp cho dạy học trực tuyến

Nhƣ đã nói ở trên Moodle đƣợc xây dựng, phát triển chủ yếu từ những ngƣời làm trong lĩnh vực giáo dục nên nó có đầy đủ các module hỗ trợ hoạt động học tập trực tuyến và ngày càng đáp ứng tốt các yêu cầu trong DH - DH trực tuyến.

Đầu năm 2007, Moodle đã giành đƣợc nhiều giải thƣởng quan trọng trong danh mục LMS của eLearning Guild, một hiệp hội về lĩnh vực E – Learning có uy tín tại Mỹ. Các giải thƣởng đó chính là [36]:

1) Hệ thống E – Learning dùng trong chính phủ và trƣờng học:  Giải nhất về Mức độ hài lòng.

 Giải nhì về Thị phần.

2) Hệ thống E – Learning dùng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ:  Giải nhất về Mức độ hài lòng.

 Giải nhất về Thị phần.

Moodle cung cấp cho ngƣời sử dụng những module theo ba dạng (1) các module tạo tài nguyên tĩnh nhƣ: soạn thảo một trang văn bản hoặc một trang web, hiển thị các thƣ mục, link tới một file hoặc một website, tạo một light books, hiển thị một thƣ mục, ... (2) các module tạo tài nguyên tƣơng tác với các nội dung học nhƣ các bài tập, bài thi, kiểm tra đánh giá, cuộc khảo sát, câu hỏi thăm dò, ... (3) các module tạo tài nguyên tƣơng tác với ngƣời khác nhƣ chat, forum, bảng thuật ngữ, wiki,...

Với nhiều module chức năng phong phú nhƣ vậy, Moodle có thể đáp ứng đƣợc những yêu cầu trong việc xây dựng Website môn học. Đó là:

+ Cho phép tạo lập và quản lý ngƣời dùng (GV, học viên, ngƣời quản trị, khách vãng lai, ngƣời tạo các khóa học).

+ Cho phép tạo lập và quản lý nhiều môn học.

+ Cho phép GV đƣa tài liệu và các bài giảng lên Website, cũng nhƣ quản lý các bài giảng của mình dƣới nhiều dạng khác nhau, với nhiều mức quyền truy cập và nhiều cách bố trí khác nhau (theo chủ đề, theo thời gian, theo kiểu diễn đàn, ...). + Cho phép ngƣời học đọc và sử dụng đƣợc các bài giảng mà GV đƣa lên.

- 38 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Có diễn đàn (với nhiều loại khác nhau) giúp dễ dàng trong việc GV đƣa ra thông báo, thảo luận sinh viên - sinh viên, GV - sinh viên.

+ Cho phép GV đƣa ra bài tập và thu bài qua mạng, cũng nhƣ các bài kiểm tra và đánh giá trên mạng.

+ Cho phép GV theo dõi đƣợc hoạt động của ngƣời học (thông qua thời lƣợng truy nhập) để đánh giá hoạt động học tập của ngƣời học.

+ Tối ƣu hóa lƣợng thông tin đến ngƣời học bằng việc đa dạng hóa các hình thức thể hiện thông tin, khối lƣợng thông tin, cƣờng độ thông tin, khả năng liên hệ thông tin.

+ Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá, trong đó có những hình thức kiểm tra tiên tiến nhƣ trắc nghiệm, trả lời nhanh, áp dụng kiểm tra thƣờng xuyên, liên tục.

Nhƣ vậy, với tất cả các tính năng chính của các hệ thống thƣơng mại, và có một số tính năng mà các hệ thống khác không có chúng tôi đã chọn PM Moodle với phiên bản mới nhất Moodle 2.2 để xây dựng website DH kết hợp của mình.

2.1.4. Ƣu điểm nổi bật của phần mềm Moodle để xây dựng các khóa học trực tuyến

PM Moodle là PM quản lý tài nguyên, học tập trực tuyến hiệu quả và đang đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới. Moodle ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến bởi nó là PM miễn phí mã nguồn mở và đã đƣợc Việt hóa với các ƣu điểm nổi bật sau:

+ Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, GV chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể tự cài đặt và nâng cấp Moodle.

+ Moodle cho phép chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme có trƣớc hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình. Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết so với nhiều dự án mã nguồn mở khác.

+ Cho phép cập nhật đầy đủ, chính xác các nội dung kiến thức môn sinh học phổ thông bằng đa phƣơng tiện. Ngoài ra còn có thể bổ sung các kiến thức nâng cao để phục vụ nhu cầu học tập của các HS khá giỏi.

+ Cho phép trình bày các kiến thức một cách trực quan, sinh động giúp HS dễ dàng tự chiếm lĩnh đƣợc kiến thức mới.

- 39 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Cho phép tạo ra các dạng bài tập phong phú, tùy theo yêu cầu và các mức độ nhận thức của HS.

+ Cho phép đánh giá khách quan chất lƣợng học tập của HS, đặc biệt là khả năng đánh giá kết quả học tập bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

+ HS có thể trao đổi trực tiếp với nhau và với GV trong quá trình học. + Cho phép mở nhiều lớp học với sự tham gia của nhiều GV.

+ Cho phép hỗ trợ ngƣời quản trị trong việc quản lý dữ liệu.

2.2. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng mô hình dạy học kết hợp

“HTTCDH là hình thái tồn tại của QTDH - là mặt bên ngoài phản ánh mối quan hệ biện chứng có tính qui luật giữa các yếu tố cấu trúc của QTDH, trong đó đặc biệt là mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa: Mục tiêu, Nội dung và Phương pháp dạy học.

Do đó, khi kết hợp các HTTCDH với nhau, ta không nên chỉ nhấn mạnh sự kết hợp về hình thức là mặt bên ngoài mà không quan tâm đến mặt bên trong phản ánh mối quan hệ biện chứng có tính qui luật giữa các yếu tố cấu trúc của QTDH” [10]. Về cơ bản khi thực hiện mô hình DH kết hợp cần thực hiện các nguyên tắc quán triệt đầy đủ các yếu tố cấu trúc của QTDH nhƣ sau:

2.2.1. Nguyên tắc quán triệt mục tiêu dạy học

Mục tiêu DH là mục tiêu đặt ra cho HS thực hiện, nó phải đƣợc diễn đạt ngắn gọn, cụ thể bằng những động từ dễ dàng cho phép đo đƣợc kết quả của các hành động học tập của HS. Mục tiêu DH có vai trò quan trọng trong việc định hƣớng QTDH, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá chất lƣợng DH. Căn cứ vào mục tiêu mà GV thiết kế các hoạt động học tập cho HS, định hƣớng cách suy nghĩ tìm tòi nội dung học tập đáp ứng yêu cầu của mục tiêu nhằm giúp HS tự lực phát hiện tri thức mới, phát triển tƣ duy và giáo dục nhân cách cho HS.

Để quán triệt nguyên tắc này, cần tuân thủ những qui tắc viết mục tiêu bài học sau đây:

+ Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của HS; nghĩa là cần chỉ rõ học xong bài này HS phải đạt đƣợc cái gì, chứ không phải là trong bài này GV phải làm gì.

- 40 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Mục tiêu phải nói rõ “đầu ra” của bài học chứ không phải chỉ nêu lên tiến trình bài học hay tóm tắt nội dung bài học.

+ Mục tiêu không đơn thuần là chủ đề bài học mà là cái đích bài học phải đạt tới. + Mỗi mục tiêu chỉ nên phản ánh một “đầu ra” để thuận tiện cho việc đánh giá kết

quả bài học. Nếu bài học có nhiều mục tiêu thì nên trình bày riêng từng mục tiêu, với mức độ phải đạt về mỗi mục tiêu đó.

+ Mỗi “đầu ra” trong mục tiêu nên đƣợc diễn đạt bằng một động từ đƣợc lựa chọn để xác định rõ mức độ HS phải đạt bằng hành động. Những động từ nhƣ “nắm đƣợc”, “hiểu đƣợc” thƣờng thích hợp cho những mục tiêu chung.

QTDH cần hình thành ở HS 3 loại mục tiêu dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng. Để diễn đạt mục tiêu cụ thể cần chọn những động từ nhƣ gợi ý dƣới đây:

a. Về kiến thức:

- Mức biết: Nêu lên đƣợc, trình bày đƣợc, phát biểu đƣợc, kể lại đƣợc, mô tả đƣợc, chỉ ra đƣợc...

- Mức hiểu: Xác định đƣợc, so sánh đƣợc, phân biệt đƣợc, phát hiện đƣợc, tóm tắt đƣợc…

- Mức vận dụng: Giải thích đƣợc, chứng minh đƣợc, liên hệ đƣợc, vận dụng đƣợc… b. Về kĩ năng: Cần chú trọng phát triển các kỹ năng tƣ duy; kỹ năng thực hành; kỹ năng học tập, đặc biệt tự học nhƣ:

- So sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa...

- Lập đƣợc, viết đƣợc, tính đƣợc, vẽ đƣợc, đo đƣợc, thực hiện đƣợc, biết cách, tổ chức đƣợc, thu thập đƣợc, phân loại đƣợc, biết làm thí nghiệm...

c. Về thái độ:

Chú trọng định hƣớng giáo dục thái độ hành vi bằng việc xác định các hành động nhƣ: tiếp nhận, chấp nhận, tán thành, hƣởng ứng, tham gia, bảo vệ, phản đối, tranh luận… Từ đó giáo dục đƣợc ở HS thế giới quan duy vật biện chứng, tình cảm, đạo đức, tác phong; giá trị và cảm xúc [15].

Ví dụ: mục tiêu bài 11 “Liên kết gene và hoán vị gene” nhƣ sau: a. Về kiến thức:

- 41 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-Trình bày đƣợc cơ sở tế bào học của hiện tƣợng di truyền liên kết gene và hoán vị gene.

-Phân biệt đƣợc một cách bản chất các quy luật di truyền phân li độc lập, liên kết gene và hoán vị gene.

-Chứng minh đƣợc tần số hoán vị gene luôn nhỏ hơn 50%.

-Góp phần giải thích đƣợc hiện tƣơng hiện tƣợng đa dạng và phong phú của các loài sinh sản hữu tính trong tự nhiên.

b. Về kĩ năng:

-Phân tích đƣợc kết quả thí nghiệm của Morgan và các thí nghiệm tƣơng ứng. -Vẽ đƣợc sơ đồ hiện tƣợng tiếp hợp trao đổi chéo của cặp NST tƣơng đồng kép. -Tổ chức đƣợc thí nghiệm xác định tần số hoán vị giữa 2 gene cùng nằm trên

một cặp NST tƣơng đồng. c. Về thái độ:

-Qua thí nghiệm và việc đi phân tích kết quả thí nghiệm HS củng cố niềm tin khoa học.

2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác khoa học của nội dung dạy học

Nội dung DH quyết định PPDH. Khi thiết kế một bài giảng, cần phải chính xác hóa nội dung và căn cứ vào nội dung đó để thiết kế các dạng câu hỏi, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu, các hình ảnh tĩnh hoặc động, các chƣơng trình mô phỏng... nghĩa là phải diễn đạt nội dung dạy - học bằng các dạng ngôn ngữ khác nhau một cách chính xác.

Tính chính xác của nội dung còn thể hiện ở logic cấu trúc nội dung. Điều này không có nghĩa rằng cấu trúc bài giảng phải giống hệt cấu trúc bài học trong SGK mà chúng ta có thể sắp xếp lại logic cấu trúc sao cho phù hợp với sự phát triển của nội dung và trình độ nhận thức của HS mà vẫn đảm bảo nội dung chƣơng trình. Do đó cần căn cứ vào nội dung chƣơng trình và SGK, nghiên cứu kĩ bài học để đƣa ra cấu trúc nội dung phù hợp.

Ví dụ: Trên cơ sở nội dung SGK, chúng tôi đã thiết kế cấu trúc lại bài 9 “Liên kết gene và hoán vị gene” nhƣng vẫn đảm bảo tính chính xác về thông tin khoa học cũng nhƣ nội dung bài học (Bảng 2.3).

- 42 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cấu trúc bài học trong SGK Cấu trúc Bài giảng của chúng tôi

I - LIÊN KẾT GENE

II – HOÁN VỊ GENE 1. Thí nghiệm

2. Cơ sở tế bào học của hiện tƣợng hoán vị gene

II – Ý NGHĨA CỦA HIỆN TƢỢNG LIÊN KẾT GENE VÀ HOÁN VỊ GENE

1. Ý nghĩa của hiện tƣợng liên kết gene 2. Ý nghĩa của hiện tƣợng hoán vị gene

I – THÍ NGHIỆM 1. Đối tƣợng 2. Các bƣớc và kết quả II – GIẢI THÍCH 1. Nhận xét 2. Cơ sở tế bào học 3. Sơ đồ lai III – Ý NGHĨA 1. Liên kết gene 2. Hoán vị gene

2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan và tính sƣ phạm

Nguyên tắc này dựa trên cơ sở bản chất quá trình nhận thức "Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng và từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn - đó là con đƣờng biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan" [9, tr.179]. Tính sƣ phạm thể hiện ở chỗ nội dung DH phải đƣợc bố cục rõ ràng, cấu trúc hợp lí, đầy đủ phù hợp với nội dung trong SGK, dung lƣợng kiến thức phù hợp với sự phân bố thời gian, phù hợp với trình độ nhận thức của HS và thuận lợi cho GV trong quá trình tổ chức các hoạt động trên lớp, câu hỏi phù hợp không quá khó, hoặc quá dễ đối với HS.

Đảm bảo nguyên tắc này là đảm bảo cung cấp tối đa tri thức cho HS. Nguồn tƣ liệu kỹ thuật số đảm bảo tính trực quan trong dạy - học là điều kiện quan trọng hỗ trợ cho quá trình quan sát tìm tòi phát hiện tri thức mới của HS. Vì vậy, khi gia công kỹ thuật và gia công sƣ phạm các tƣ liệu kỹ thuật số cần phải đạt đƣợc các yêu cầu sau:

+ Hình ảnh về các đối tƣợng đủ lớn để HS có thể quan sát đƣợc dễ dàng.

+ Cụ thể hoá những kiến thức lý thuyết cơ bản, đơn giản hoá các kiến thức phức tạp để HS tiếp thu một cách đầy đủ và sâu sắc.

+ Gây sự chú ý, hứng thú, kích thích đƣợc sự tìm tòi, sáng tạo, phát hiện những tri thức mới.

- 43 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Phát huy đƣợc tính tích cực của HS, làm nảy sinh nhu cầu nhận thức, phát triển năng lực tƣ duy và năng lực hành động.

+ Giáo dục và làm tăng lòng ham mê nghiên cứu môn học, hình thành thói quen liên hệ giữa lý thuyết và thực tế.

Ví dụ: Khi xây dựng tài liệu, bài giảng dạy bài 11 “Liên kết gene và hoán vị gene” theo Mô hình DH kết hợp, chúng tôi đã thiết kế: Nội dung của các hình ảnh (tĩnh và động) và các đoạn phim DH ở bài giảng liên hệ chặt chẽ với nội dung bài học, rõ ràng, phù hợp với nội dung, chƣơng trình dạy của cấp học, khối học và với trình độ nhận thức của HS. Trong đó, sơ đồ động về Cơ sở tế bào học (Hình 2.3) là một sơ đồ có vai trò quan trọng giúp HS thể dễ dàng hiểu một nội dung khó, trừu tƣợng của hiện tƣợng di truyền hoán vị gene.

Hình 2.3. Hình chụp sơ đồ động cơ sở tế bào học quy luật di truyền hoán vị gene Từ bức ảnh Morgan, bức ảnh ruồi giấm chúng tôi đã xử lý tạo nên một sơ đồ động, miêu tả một cách trực quan thí nghiệm của Morgan (Hình 2.4).

- 44 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.4. Nguyên tắc rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian của các đối tƣợng nghiên cứu tƣợng nghiên cứu

Nguyên tắc này dựa trên việc khai thác triệt để sức mạnh của CNTT & TT để mô phỏng lại tất cả các đối tƣợng nghiên cứu của Sinh học diễn ra bất kỳ thời gian, không gian, địa điểm nào từ cấp độ phân tử đến sinh thái quyển một cách nhanh chóng, chính xác. Các sản phẩm mô phỏng đó rất hữu ích có thể sử dụng vào DH để nâng cao hiệu quả DH. Đảm bảo nguyên tắc này trong DH là nguyên tắc biến cái không thể thành có thể, cho phép đƣa vào lớp học trong khuôn khổ giới hạn về mặt thời gian của một tiết học, giúp HS tƣơng tác tối đa với các chƣơng trình mô phỏng nhằm phát huy tín tích cực tìm tòi trong quá trình tự chiếm lĩnh kiến thức, và giúp GV thuận lợi phát triển các PPDH tích cực.

Trong DH Sinh học cần phải vận dụng nguyên tắc này cho các nội dung kiến

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng mô hình dạy học kết hợp chương ii – tính quy luật của hiện tượng di truyền (sinh học 12 thpt) với sự hỗ trợ của phần mềm moodle (Trang 45 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)