8. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác khoa học của nội dung dạy học
Nội dung DH quyết định PPDH. Khi thiết kế một bài giảng, cần phải chính xác hóa nội dung và căn cứ vào nội dung đó để thiết kế các dạng câu hỏi, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu, các hình ảnh tĩnh hoặc động, các chƣơng trình mô phỏng... nghĩa là phải diễn đạt nội dung dạy - học bằng các dạng ngôn ngữ khác nhau một cách chính xác.
Tính chính xác của nội dung còn thể hiện ở logic cấu trúc nội dung. Điều này không có nghĩa rằng cấu trúc bài giảng phải giống hệt cấu trúc bài học trong SGK mà chúng ta có thể sắp xếp lại logic cấu trúc sao cho phù hợp với sự phát triển của nội dung và trình độ nhận thức của HS mà vẫn đảm bảo nội dung chƣơng trình. Do đó cần căn cứ vào nội dung chƣơng trình và SGK, nghiên cứu kĩ bài học để đƣa ra cấu trúc nội dung phù hợp.
Ví dụ: Trên cơ sở nội dung SGK, chúng tôi đã thiết kế cấu trúc lại bài 9 “Liên kết gene và hoán vị gene” nhƣng vẫn đảm bảo tính chính xác về thông tin khoa học cũng nhƣ nội dung bài học (Bảng 2.3).
- 42 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cấu trúc bài học trong SGK Cấu trúc Bài giảng của chúng tôi
I - LIÊN KẾT GENE
II – HOÁN VỊ GENE 1. Thí nghiệm
2. Cơ sở tế bào học của hiện tƣợng hoán vị gene
II – Ý NGHĨA CỦA HIỆN TƢỢNG LIÊN KẾT GENE VÀ HOÁN VỊ GENE
1. Ý nghĩa của hiện tƣợng liên kết gene 2. Ý nghĩa của hiện tƣợng hoán vị gene
I – THÍ NGHIỆM 1. Đối tƣợng 2. Các bƣớc và kết quả II – GIẢI THÍCH 1. Nhận xét 2. Cơ sở tế bào học 3. Sơ đồ lai III – Ý NGHĨA 1. Liên kết gene 2. Hoán vị gene