tế như du lịch v.v. trên các đảo đã làm tăng nhu cầu khai thác nguồn lợi cho nhu cầu thực phẩn của người dân trên đảo, tiêu thụ trong nước và cả xuất khẩu. Các phương tiện khai thác cũng được cải tiến nhằm nâng cao sản lượng khai thác. Điều đó đã dẫn đến sự giảm sút nhanh chóng nguồn lợi đối tượng này.
Khai thác huỷ diệt và môi trường ô nhiễm
Nhằm tăng hiệu quả khai thác trong điều kiện nguồn lợi đang trở nên nghèo nàn, việc khai thác bằng các hình thức, công cụ huỷ diệt là giải pháp tiêu cực đang được ngư dân trên đảo sử dụng rất tuỳ tiện theo nhu cầu của thị trường nhưng mà không tuân thủ theo các quy định, chế tài của các cơ quan chức năng. Biểu hiện của kiểu tác động này là việc sử dụng mọi hình thức, phương tiện như dùng thuốc để đánh bắt ảnh hưởng đến các rạn san hô, dao quốc xẻng để đào bới loài trai phần này đã phá vỡ các rạn san hô làm mất môi trường sinh sống của trai tai tượng vẩy v.v.
Tai biến thiên nhiên
Biến đổi khí hậu đang là thách thức lớn đối với toàn nhân loại, hậu quả của nó gây nên tác hại vô cùng to lớn, khiến hàng trăm triệu người phải lâm vào cảnh đói nghèo, thiếu lương thực. Nhiệt độ nước biển tăng/giảm, hay mực nước biển dâng lên là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hệ sinh thái rạn san hô. Trong khi hệ sinh thái rạn san hô là nơi sinh sống quan trọng của loài trai tai tượng vẩy. Dưới những tác động này, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính đa dạng sinh học trên hệ sinh thái rạn.
3.3. Các giải pháp khai thác hợp lý, bảo vệ và quản lý bền vững nguồn lợi trai tai tượng vẩy. tượng vẩy.
Mặc dù đã có qui định cụ thể về kích cỡ được phép xuất khẩu, nhưng chưa nêu rõ về kích thước khai thác ngoài tự nhiên, do vậy vẫn còn hiện trạng ngư dân khai thác các cá thể nhỏ, chưa đến tuổi trưởng thành, bán cho các doanh nghiệp để tiếp tục nuôi thương phẩm đến kích cỡ qui định thì xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý thủy sản địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc
thực thi kích cỡ khai thác cho phép, dựa trên hiện trạng nguồn lợi thì tạm thời cần tuân theo qui định kích cỡ được phép xuất khẩu của từng loài (T. squanmosa ≥ 350mm,).
Ngoài ra, mặc dù đã có qui định cấm khai thác trong mùa sinh sản từ tháng 5- tháng 8 hàng năm. Nhưng trên thực tế, tại hầu hết các đảo ngư dân vẫn khai thác trong thời gian này.
Nguồn lợi các loài Trai tai tượng vẩy có mối liên hệ khá chặt chẽ với sự tồn tại, phát triển của hệ sinh thái rạn san hô và các quần xã sinh vật trong vùng rạn. Vì vậy, cần tăng cường bảo vệ môi trường sống và hệ sinh thái rạn san hô. Một trong những giải pháp hiệu quả hiện nay là cần xúc tiến nhanh hơn nữa việc triển khai thực hiện xây dựng hệ thống các khu bảo tồn biển Việt Nam.
Giải pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng
Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng
Các cơ quan quản lý thuỷ sản địa phương cần chủ động phổ biến và hướng dẫn thực thi nghiêm túc Luật thuỷ sản, trước mắt kiên quyết xử lý triệt để hiện tượng đánh mìn, khai thác bất hợp pháp, sử dụng hoá chất độc hại trong vùng rạn san hô.
Xây dựng các mô hình quản lý nguồn lợi trai tai tượng có sự tham gia của cộng đồng tại các khu vực đảo chưa có quyết định thành lập khu bảo tồn biển, để họ thấy rõ được vai trò và lợi ích từ việc bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi trai tai tượng vẩy.
Vai trò và trách nhiệm của ngư dân
Ngư dân là những người trực tiếp sử dụng nguồn lợi trai tai tượng, nên các hoạt động khai thác thiếu trách nhiệm, khai thác quá mức và sử dụng các ngư cụ khai thác khai thác huỷ diệt sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của chính họ. Vì vậy, ngư dân cần tăng cường nhận thức trong việc khai thác hợp lý nhằm bảo vệ và duy trì sản lượng khai thác trai tai tượng vẩy hàng năm.
Tuyên truyền, giáo dục ngư dân có ý thức tìm hiểu, học hỏi các chương trình chính sách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản để thấy rõ được tầm quan trọng và lợi ích, từ đó họ sẽ tự nguyện cùng tham gia thực hiện một cách hiệu quả.
Vai trò và trách nhiệm của các nhà quản lý, tổ chức chính quyền địa phương:
Nhà quản lý và các tổ chức chính quyền địa phương liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện, giám sát việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi trai tai tượng phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi khu vực.
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục chính sách quản lý, biện pháp thực hiện cũng như lợi ích của việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản nói chung và nguồn lợi trai tai tượng nói riêng tới cộng đồng địa phương.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
• Kết luận:
Hiện trạng nguồn lợi trai tai tượng vẩy.
+ Phân bố nguồn lợi của loài trai tai tượng vẩy có sự biến động rất lớn và khác nhau giữa các vùng địa lý, với loài trai tai tượng vẩy bám đáy và chỉ bám trên bề mặt các dạng nền san hô, chủ yếu mặt bằng đới rạn san hô chiếm 50%, sườn rạn 36%, chân rạn 14%, chiếm ưu thế nhiều tại vùng biển Phú Quốc
+ Phân bố địa lý: Mật độ phân bố của loài T.squamosa có xu hướng giảm dần từ Nam ra Bắc. Cao nhất là Phú Quốc (2,25 cá thể/500m2).
+ Phân bố theo địa hình rạn: Loài T.squamosa bắt gặp chủ yếu ở mặt bằng rạn (chiếm 55,97%).
+ Phân bố theo độ sâu: Phân bố chủ yếu trong khoảng độ sâu từ 4-8m nước. + Sinh khối tính trung bình 4,6kg/500m2. Về trữ lượng đã ước tính được tổng thể trữ lượng loài 20178.
Đặc điểm dinh dưỡng
Loài T.squamosa có hai hình thức dinh dưỡng chủ yếu là tự dưỡng thông qua ăn lọc và cộng sinh với loài tảo quang hợp (Symbiodinium microadriaticum). Kết quả phân tích dinh dưỡng trong hệ tiêu hóa của T.squamosa thu được 61 loài thực vật phù du thuộc 3 ngành tảo Silic, tảo Giáp và Vi khuẩn Lam.
Đặc điểm sinh sản của T.squamosa
+ Đặc điểm giới tính: Là loài lưỡng tính, tính đực chín trước, tính cái chín sau + Kích thước và tuổi sinh sản: Trai tai tượng vảy có chiều dài từ 101-410 mm bắt đầu tham gia sinh sản là khoảng > 3,8 năm tuổi.
+ Sức sinh sản tuyệt đối: Sức sinh sản tuyệt đối của trai tai tượng vẩy (21.977.246 trứng) (n=42) và sức sinh sản tương đối của nó là 5.612 trứng/g.
+ Sự phát triển của tuyến sinh dục: Loài T.squamosa chia làm 6 giai đoạn.
• Kiến nghị
Cần có những nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm phân bố sinh thái và đặc điểm sinh học sinh sản để từ đó có những biện pháp khôi phục nguồn lợi trai tai tượng vẩy hiệu quả nhất.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý, thực thi nghiêm túc quy định kích cỡ khai thác cũng như quy hoạch khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi trai tai tượng vẩy ở vùng rạn san hô.
Tuyên truyền người dân trên đảo cần tham gia khai thác và bảo vệ các loài nhỏ chưa đủ kích thước khai thác.
Cần vận động và nâng cao nhận thức trong việc khai thác hải sản có tính tàn và hủy diệt hệ sinh thái như khai thác bằng xianua, mìn và các phương tiện làm thay đổi các hệ sinh thái trong quá trình khai thác.
Cần tuyên truyền cho người dân ven đảo loài trai tai tưởng vẩy đang được hạn chế và cấm khai thác các loài chưa đủ kích thước khai thác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.
1. Trương Ngọc An, (1993), Phân loại tảo Silic phù du biển Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1993, 315 trang
2. Thái Trần Bái, 2004. Ngành thân mềm, Động vật học không xương sống, chương X, Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội, tr. 188-196.
3. Lê Huy Bá, 1997. Môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
4. Lã Văn Bài và cs, 1997. “Đặc điểm phân bố và cấu trúc nhiệt - muối vùng nước trồi mạnh Nam Trung Bộ”, Các công trình nghiên cứu vùng nước trồi mạnh Nam Trung Bộ, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
5. Đoàn Bộ, 2001. Hóa học biển. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. Quyết định ban hành quy chuẩn Quốc gia về môi trường. Hà Nội, 2008.
7. Nguyễn Tiến Cảnh. 1993. Sinh vật phù du biển gần bờ đông, tây nam bộ.Hội thảo khoa học quốc gia “nghiên cứu và quản lý vùng ven biển Việt Nam”. Viện khoa học Việt Nam.
8. Nguyễn Chính, 1996. Một số loài động vật nhuyễn thể (Mollucs) có giá trị kinh tế lớn ở biển Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, tr. 65 – 80. 9. Nguyễn Văn Chung và ctv, 1977. Tổng kết tình hình và kết quả điều tra nghiên
cứu cơ bản động vật đáy biển Việt Nam, Viện Hải Dương Học Nha Trang, tr. 24-36. 10. Nguyễn Văn Chung và Đào Tấn Hổ, 2003. Sinh vật đáy, Biển Đông, tập IV, Sinh
vật và sinh thái biển, Nhà xuất bản KHKT Hà nội, tr. 37-50.
11. Cục Môi trường - Bộ KHCN&MT, 1999. Quy định phương pháp quan trắc - phân tích môi trường và quản lý số liệu, Hà Nội.
12. Cục môi trường, 2002. Đề tài ″Xây dựng triển khai chương trình bảo đảm chất
lượng, kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quan trắc và phân tích môi trường”.
Phần 1: Quan trắc và phân tích chất lượng nước biển. Phần 3: Quan trắc và phân tích sinh vật phù du và động vật đáy.
13. Nguyễn Xuân Dục và cs, 1999. “Bước đầu nghiên cứu đánh giá tác động sinh thái của các chất ô nhiễm do sông tải ra ở các vùng cửa sông ven biển Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo khoa học, Hội nghị KHCN Biển toàn quốc lần thứ IV, Nxb Thống kê, Hà Nội.
14. Sở thuỷ sản tỉnh Kiên Giang, 2006. Đề án thiết lập khu bảo tồn biển Phú Quốc. Tháng 10 năm 2006. trang 9-17.
15. Bùi Vĩnh Hiến, 1993. Tìm hiểu nguồn lợi và đặc điểm sinh học của một số loài hải đặc sản có giá trị kinh tế ở vùng ven biển miền Trung, Viện Nghiên cứu Thuỷ sản III, Nha Trang, tr. 42-54.
16. Nguyễn Chu Hồi và ctv, 1999. Cơ sở khoa học Quy hoạch các khu bảo tồn biển Việt Nam. Cục Môi trường, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường.
17. Nguyễn Quang Hùng, 2011. Nghiên cứu phục hồi và phát triển nguồn lợi trai tai tượng (Họ Tridacnidae) ở vùng biển Việt Nam.
18. Đỗ Văn Khương, 2008. Báo cáo tổng kết đề tài “Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa việt nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi”. Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.
19. Đỗ Văn Khương (2011..) Điều tra tổng thể đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở vùng Biển Việt Nam phục vụ phát triển Bền vững
20. Nguyễn Hữu Phụng, 1995. Điều tra nguồn lợi đặc sản vùng biển ven bờ và ven đảo Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài KT.03.08, Viện Hải Dương Học Nha Trang, tr. 34-42.
21. Nguyễn Hữu Phụng và Võ Sỹ Tuấn, 1996. Nguồn lợi thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) chủ yếu ở biển Việt Nam, Tuyển tập nghiên cứu biển, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập VII, tr. 9-16.
22. Sách đỏ Việt Nam, 2000 và 2007. Phần động vật, Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội, tr. 379-382.
23. Tài nguyên và môi trường biển, tập 8 - Tuyển tập các công trình nghiên cứu. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
24. Dương Đức Tiến – Võ Hành, (1997), Tảo nước ngọt Việt Nam – Phân loại Bộ tảo Lục (Chlorococcales), NXB Nông Nghiệp, Hà Nội 1997, 504 trang.
25. Dương Đức Tiến, (1996), Phân loại vi khuẩn lam ở Việt Nam (Cyanobacteria),
NXB Nông Nghiệp, Hà Nội 1996, 220 trang.
26. Lê Đức Tố và ctv, 2003. Biển Đông - Phần I: Khái quát về biển Đông. Chương trình điều tra nghiên cứu biển KC-06 (1996-2000).
27. Kim Đức Tường, (1965), Phân loại tảo phù du biển Trung Quốc, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Thượng Hải 1965, 228 trang.
28. Đặng Ngọc Thanh và Nguyễn Xuân Dục, 2003. Động vật thân mềm, Sinh vật và Sinh thái biển, tập IV (I), Nhà xuất bản KH&KT, Hà Nội, tr. 164-178.
29. Đỗ Công Thung, M. Sarti và nnk, 2004. Bảo tồn đa dạng sinh học dải ven bờ Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà nội, tr. 36-82.
30. Phạm Thược, 1997. Báo cáo tổng kết đề tài “Điều tra bổ sung nguồn lợi hải sản một số vùng nước trọng điểm gần bờ Việt Nam và đề xuất phương hướng bảo vệ”. Viện Nghiên cứu Hải sản - Bộ Thuỷ sản.
31. Võ Sĩ Tuấn và Nguyễn Huy Yết (2001), Nghiên cứu bổ sung, cập nhật và hệ thống hoá tư liệu về rạn san hô biển Việt Nam. Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang- Trung tâm KHKT tự nhiên và công nghệ Quốc gia
32. Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4/5/2005; Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/03/2006 và Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008.
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
33. Adams, T., Bell, J. and Labrosse, P., 2001. Current status of aquaculture in the Pacific Islands. In R.P. Subasinghe, P. Bueno, M.J. Phillips, C. Hough, S.E. McGladdery & J.R. Arthur, (eds). Aquaculture in the Third Millennium. Technical Proceedings of the Conference on Aquaculture in the Third Millennium, Bangkok, Thailand, 20-25 February 2000. pp. 295-305. NACA, Bangkok and FAO, Rome.
34. ASEAN - Canada - Marine Environmen Quality, Perspectives on ASEAN Critera and Monitoring, Vol I, EVS Environment Consultants Ltd and Indonesian Institute of Science.
35. Barbara G.Moir, 1985. A review of Tridacnid ecology and some possible implications for archaeological research. Asian Perspectives 27.
36. Beckvar, N. 1981. Cultivation, spawning and growth of the giant clams Tridacna gigas, Tridacna derasa and Tridacna squamosa in Palau, Caroline Islands. Aquacult. 24:21-30
37. Bell, J.D., Lane, I., Gervis, M., Soule, S. and Tafea, H., 1997. Village-based farming of the giant clam, T. gigas (L.), for the aquarium market: initial trials in the Solomon Islands, Aquaculture Research, 28, 121- 128.
38. Beverton and Holt, 1957. On the dynamics of exploited fish populations. Fish Invest. Minist. Agric. Fish Food G.B. (2 Sea Fish). 19, 533 p.
39. Bolger and Connolly, 1989. The selection of suitable indices for measurement and analysis of fish conditions. J. of Fisheries Biology. 34(2):171-182.
40. Braley, R.D., 1992. The giant clam: hatchery and nursery culture manual, ACIAR Mongraph No. 15, 144p.
41. Bralay, 1988. Reproductive condition and season of the giant clams Tridacna gigas and T. derasa utilising a gonad biopsy technique. Pages 178-182 in J. Copland and J. Lucas, eds. Giant Clams in Asia and the Pacific. ACIAR Monograph No. 9, Canberra.
42. Calumpong, H.P., 1992. The giant clam: an ocean culture manual, ACIAR Monograph No. 16, 68p.
43. C.L. Griffiths, D.W. Klumpp, 1996. Relationships between size, mantle area and zooxanthellae numbers in five species of giant clam (Tridacnidae). Marine ecology progess series.
44. Carmelo R. Tomas, (1995), Identifying Marine Diatoms and Dinoflagellates. 45. Copland, J .W., and Lucas, J.S., 1988. Giant clam in Asia and the Pacific. .
Australia Centre for International Agricultural Research - Canberra. pp.140 – 166. 46. Dawson R.F., 1986. Report on a study of the market for giant clam products in Taiwan, Japan, Hong Kong and Singapore, FFA Report Number 86/37, Honiara, Solomon Islands, Forum Fisheries Agency.
47. Dawson, R.F and Philipson, P.W., 1989. The market for giant clams in Japan, Taiwan, Hong Kong and Singapore, pp. 90-123, In Philipson, P.W., (ed), The marketing of marine products from the south Pacific, Suva, Fiji, Institute of Pacific Studies, University of the South Pacific.
48. Dawson, R.F., 1984. Can Australia expect a resurgence of Taiwanses clam boat activity? Australian Fisheries 43(2), 20–23.
49. D.V. Lightner, 1996. Phương pháp mô bệnh học truyền thống nhuộm bằng Hematocyline và Eosin.
50. E.D. Gomez and C.A. Belda, 1988. Growth of Giant Clams in Bolinao