Phân bố nguồn lợi theo độ sâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn lợi và một số đặc điểm sinh học của loài trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa lamarck, 1819) tại Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Nam Yết, Phú Quốc ở biển Việt Nam (Trang 65)

Đặc điểm phân bố theo dải độ sâu có ý nghĩa quan trọng cho việc xác định vùng sinh thái và là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá trữ lượng nguồn lợi cho loài và trữ lượng tổng thể. Kết quả điều tra, khảo sát của đề tài luận văn tại 04 đảo nghiên cứu cho thấy, về thành phần loài trai tai tượng vẩy phân bố tại hầu hết tại các đới rạn có độ sâu từ 3 đến 15. Trong tất cả các mặt cắt khảo sát tại 4 đảo, không nghi nhận được cá thể nào có độ sâu phân bố sâu hơn 15 m nước. Vì vậy từ kết quả nghiên cứu có thể nhận định rằng vùng phân bố loài Tridacna squamosa chỉ từ 3 đến 15 mét nước, ở mực nước sâu hơn loài không phân bố hoặc rất hiếm gặp.

Trong khi đó đối với loài Tridacna crocea phân bố phổ biến trong khoảng từ 2 đến 6m nước [1] sự phân bố về thành phần loài này có thể liên quan đến thức ăn của chúng. Đới cạn ngần mặt nước, ánh sáng nhiều nên phù hợp cho sự phát triển của loài tảo cộng sinh với chúng.

Như vậy trai tai tượng vẩy là một trong số rất hiếm những loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ có khả năng sống cộng sinh với loài tảo quang hợp Zooxanthellae trong vùng rạn san hô, do vậy độ sâu phân bố có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận ánh sáng để tảo cộng sinh quang hợp và cung cấp dinh dưỡng cho các loài trai tai tượng vẩy sinh trưởng và phát triển.

Hình 3.7 : Dải độ sâu phân bố của loài trai tai tượng vẩy trên 4 đảo nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn lợi và một số đặc điểm sinh học của loài trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa lamarck, 1819) tại Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Nam Yết, Phú Quốc ở biển Việt Nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)