Kết quả điều tra, nghiên cứu cho thấy, họ trai tai tượng Tridacnidae nói chung và loài Tridacna squamosa nói riêng phạm vi phân bố từ vùng triều đến vùng dưới triều trên các vùng rạn đá và rạn san hô ở nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau hoặc ở các độ sâu khác nhau trong hệ sinh thái vùng triều. Tuy nhiên, cũng có một số loài chỉ thích nghi phân bố hẹp trong một khu vực hoặc phân bố hẹp theo giới hạn độ sâu, hoặc trong các kiểu sinh cảnh đặc trưng ở vùng triều
Sự phân bố theo vùng địa lý thể hiện sự sai khác về cấu trúc thành phần loài giữa các vùng đảo, đây là những loài có khả năng thích ứng sinh thái rộng. Trong khi đó, một số loài chỉ gặp phổ biến hoặc mới chỉ phát hiện thấy ở vùng đảo khác.
Kết quả điều tra nghiên cứu trên tổng số 80 mặt cắt trong một năm tại 4 khu vực nghiên cứu đảo Cù Lao Chàm, vịnh Nha Trang, đảo Nam Yết, đảo Phú Quốc cho thấy. Về phân bố loài trai tai tượng Tridacna squamosa thể hiện sự phân bố khá phổ biển trên phần lớn 4 khu vực khảo sát. Tuy nhiên xét trên mỗi đảo nghiên cứu mật độ cá thể trung bình thấp nhất lại đảo Cù Lao Chàm 0,2 cá thể, vịnh Nha Trang 0,2 cá thể tính trên đơn vị diện tích 500m2.
Hình 3.4: Phân bố mật độ cá thể loài Tridacna squamosa tại 4 đảo nghiên cứu
Kết quả của luận văn cũng phù hợp với nhận xét của Nguyễn Quang Hùng và ctv 2011: loài Tridacna squamosa thể hiện xu thế phân bố mật độ cá thể giảm dần từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.Tương tự như vậy đối với loài Tridacna maxima về mật độ cá thể cao nhất lại đảo Nam Yết 5,4 cá thể, Riêng loài Tridacna crocea mật độ phân bố tập trung theo vùng địa lý thể hiện rất rõ, tại khu vực ven biển Côn Đảo 299 cá thể [17]
3.2.2. Phân bố nguồn lợi loài trai tai tượng trên nền đáy rạn và địa hình đới rạn. * Phân bố theo cấu trúc nền đáy rạn: