Phương pháp ước tính trữ lượng và khả năng khai thác bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn lợi và một số đặc điểm sinh học của loài trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa lamarck, 1819) tại Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Nam Yết, Phú Quốc ở biển Việt Nam (Trang 44)

* Trữ lượng tức thời của mỗi loài trai tai tượng được ước tính theo phương pháp diện tích của mỗi vùng phân bố theo hướng dẫn của Michael King, 1995 và English & Baker, 1994. Trong đó, trữ lượng của mỗi loài trai tai tượng tại mỗi khu vực nghiên cứu được tính dựa trên sinh khối của mỗi loài trên các mặt cắt khảo sát đại diện (500m2).

* Trữ lượng nguồn lợi (tức thời) của họ trai tai tượng (Tridacnidea) được tính bằng tổng trữ lượng (tức thời) của các loài tại các khu vực. Sử dụng công thức để ước tính trữ lượng cho từng loài tại mỗi khu vực nghiên cứu như sau:

B= S A n W W W W1+ 2+ 3+... n (kg) Trong đó:

• B: Trữ lượng nguồn lợi tức thời mỗi loài trai tai tượng

• W1, W2, ..Wn: là khối lượng nguồn lợi trai tai tượng trên mỗi đơn vị diên tích mặt cắt (500m2).

• n : là số mặt cắt khảo sát tại mỗi khu vực nghiên cứu. • A : là diện tích vùng rạn (vùng phân bố của Trai tai tượng). • S : Đơn vị diện tích khảo sát (500m2).

* Trữ lượng khai thác cho phép đang áp dụng.

Theo quy định của Việt Nam (nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4/5/2005; Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/03/2006 và Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008).

Trong đó đã qui định kích cỡ khai thác cho phép đối với các loài Trai tai tượng như: được phép khai thác các cá thể có chiều dài vỏ nhỏ nhất 140mm đối với loài

Tridacna crocea; 340 mm đối với loài Tridacna maxima và 350 mm đối với loài

Tridacna squamosa; thời gian cấm khai thác từ 1/4 đến 31/7 hàng năm.

* Khả năng khai thác bền vững tối đa (MSY) theo công thức CADIMA (Troadec, 1977):

MSY = 0,5 x Z x Btb

Trong đó:

• MSY: là sản lượng khai thác bền vững tối đa. • Z : là hệ số chết toàn phần.

• Btb: là trữ lượng ước tính trung bình ở cùng thời điểm.

Hệ số chết toàn phần được tính theo công thức của Hoenig (1983) :

ln(Z) = 1,44 – 0,982 ln(tmax)

Trong đó

• Z : là hệ số chết toàn phần;

• Tmax: là tuổi cao nhất có thể đạt được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn lợi và một số đặc điểm sinh học của loài trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa lamarck, 1819) tại Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Nam Yết, Phú Quốc ở biển Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)