Kết quả khảo sát về độ phủ rạn của 4 đảo và các mặt cắt của từng đảo nghiên cứu cho thấy, 30% trong tổng số các điểm rạn có độ phủ ở mức thấp gồm các điểm: MC1-5%, MC2-2%, MC3-6% của Vịnh Nha Trang và Cù Lao Chàm, MC4-7%, MC8- 10%, MC9-14%, các điểm rạn thấp như Vịnh Nha Trang vùng du lịch nên lấn các bãi biển cũng như mở rộng diện tích bờ diền các đảo xây dựng các khu nghỉ mát và đảo Cù Lao Chàm các điểm này nằm gần bờ nên đang trong tình trạng bị phủ rong do tác động bởi sự lắng đọng trầm tích của mùn bã hữu cơ và các tác động nuôi trồng thủy sản. Còn rạn có độ phủ cao 70% ở các mặt cắt đảo Phú Quốc, Nam Yết.
Trai tai tượng vẩy là động vật thân mềm hai mảnh vỏ sống bám cố định trên nền đáy bằng các sợi tơ chân, kết quả điều tra lặn sâu cho thấy loài trai tai tượng vẩy trong chuyến khảo sát đều phân bố trên nền rạn san hô sống. Ngoài vùng rạn san hô với các nền đáy là đá gốc hay nền đáy mềm (cát, cát bùn) đều không phát hiện thấy loài trai tai tượng nào phân bố.
Về đặc tính bám trên nền đáy của loài trai tai tượng vẩy dùng chân tơ bám nhẹ trên nền đáy, hầu như toàn bộ cơ thể nằm trên bề mặt đáy (không vùi thân dưới nền đáy rạn san hô). Ngoài tự nhiên loài T. squamosa thường phân bố ở trong những hốc san hô hoặc những vùng hơi trũng so với xung quanh để giảm thiểu tác động của sóng và dòng chảy, đây được coi là một trong những tập tính phân bố sinh thái nhằm thích nghi với môi trường sống. Ngoài ra, ở tự nhiên, quan sát thấy loài T. squamosa thường có độ mở miệng rộng hình như bông hoa
Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sinh thái học của Trai tai tượng vẩy, hầu hết các loài trai tai tượng vẩy đều sống bám trên nền đáy trong vùng rạn san hô và sống cộng sinh với loài tảo cộng sinh, đây là một trong những loài tảo cộng sinh với các loài san hô. Vì vậy, quần xã Trai tai tượng vẩy có mối quan hệ khá mật thiết với quần xã san hô và quần xã các sinh vật sống trong vùng rạn.
Đối với mỗi đảo khác nhau về đặc điểm và hình thức nền đáy rạn cũng có sự khác nhau khá rõ rệt, dựa trên đặc điểm khác biệt này có thể nhận diện nhanh được loài Trai tai tượng vẩy dưới nước trong quá trình lặn SCUBA khảo sát ngoài tự nhiên.
Hình 3.5 : Đặc điểm phân bố loài Tridacna squamosa thường bám nhẹ và nổi cả cơ thể trên mặt nền đáy
* Phân bố theo đới rạn:
Về phân chia đới rạn san hô, theo Võ Sĩ Tuấn và Nguyễn Huy Yết thì san san hô Việt Nam chủ yếu là kiểu rạn san hô viền bờ không điển hình (không đủ 5 đới cấu trúc). Vì vậy phần lớn các rạn san hô ven biển đảo Việt Nam nói chung và 4 vùng đảo nghiên cứu chỉ hình thành rõ ràng nhất là 3 đới cấu trúc, đới mặt bằng rạn, đới sườn dốc và đới chân rạn, với đặc tính phân bố loài trai tai tượng vẩy phụ thuộc mật thiết và hoàn toàn trên các rạn san hô. Vì vậy từ các số liệu thu thập về vị trí đặt điểm khảo sát trên từng đới tại mỗi vùng rạn, thống kê các chỉ tiêu về phân chia hình thái cấu
trúc đới rạn xem sét đến nguồn lợi phân bố và sinh thái của loài trai tai tượng vẩy nghiên cứu. Mặt bằng 50% Sườn dốc 36% Chân rạn 14%
Hình 3.6: Phân bố loài T. squamosa
Từ kết quả khảo sát trên các mặt cắt tại 4 đảo nghiên cứu, loài trai tai tượng
Tridacna squamosa phân bố ở cả 03 đới rạn, trong đó mật độ trung bình tại 04 đảo nghiên cứu phân bố chủ yếu ở vùng mặt bằng rạn (chiếm khoảng 50%), tiếp đến là đới sườn dốc rạn (chiếm khoảng 36%) và thấp nhất là vùng chân rạn (chiếm khoảng 14%) .Chính đặc điểm sinh học này quyết định sự phân bố của loài trai tai tượng vẩy và họ
Tridacnidae liên quan đến sườn rạn san hô và độ phủ