Đặc điểm sinh thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn lợi và một số đặc điểm sinh học của loài trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa lamarck, 1819) tại Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Nam Yết, Phú Quốc ở biển Việt Nam (Trang 55)

Phân bố

Trai tai tượng vẩy T. squamosa ở Việt Nam chỉ phân bố tập trung từ vùng biển miền Trung trở xuống đến vùng biển phía Nam. Phạm vi phân bố từ vùng triều đến vùng dưới triều trên các vùng rạn đá và rạn san hô, Trai tai tượng vẩy T. squamosa

Phú Quốc phân bố độ sâu từ 1 đến 16m nước, tập trung ở độ sâu 3-10m và hiếm gặp ở độ sâu cao hơn. Phân bố trên nền rạn san hô sống và bám chắc xuống nền đáy bằng các sợi tơ bám, những khu vực nền đáy đá gốc và nền đáy mềm (cát, cát bùn) đều không có ghi nhận về sự phân bố của trai tai tượng.

Môi trường sống.

Trai tai tượng vẩy T. squamosa sống ở những vùng rạn san hô ở vực nhiệt đới với nhiệt độ nước biển tối thích dao động trong khoảng 25 – 300C, độ muối 32 – 35‰. Ánh sáng mặt trời là nhân tối quan trọng cho quá trình quang hợp của tảo Zooxanthelle.

Tập tính sống

Cũng như các loài hai mảnh vỏ khác, trai tai tượng vẩy T. squamosa là loài ăn lọc, thức ăn được hấp thu qua màng áo. Chúng khác biệt với hầu hết các loài hai mảnh vỏ khác có 2 hình thức dinh dưỡng chủ yếu là : Tự dưỡng thông qua ăn lọc các mảnh vụn hữu cơ ngoài môi trường nước và cộng sinh với hàng triệu tảo Zooxanthelle (Symbiodinium micriadriaticum). Loài tảo này sống trong cơ thịt trong xoang màng áo của Trai tai tượng. Tảo Zooxathelle ngoài việc tạo ra các đường tổng hợp mà còn sản sinh ra một lượng amino axit, các axit béo giải phóng trực tiếp từ màng tế bào tảo vào hệ thống mạch máu Trai tai tượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn lợi và một số đặc điểm sinh học của loài trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa lamarck, 1819) tại Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Nam Yết, Phú Quốc ở biển Việt Nam (Trang 55)