Nghiên cứu đặc điểm sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn lợi và một số đặc điểm sinh học của loài trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa lamarck, 1819) tại Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Nam Yết, Phú Quốc ở biển Việt Nam (Trang 45)

Đặc điểm cấu tạo và các chỉ tiêu sinh học:

Loài Tridacna squamosa (Trai tai tượng vảy): Trên bề mặt vỏ có các vẩy lớn tạo thành các rãnh sâu, có dạng hình máng. Màng áo có các vết chấm lốm đốm màu xanh da trời, màu nâu và màu xanh lá cây. Kích thước của vỏ có thể đạt tới khoảng 40cm.

Đặc điểm hình thái ngoài: Dựa theo các đặc điểm nghiên cứu phân loại của Rosewater (1965; 1982), bao gồm: đỉnh vỏ, lỗ tơ chân, gờ phóng xạ, phiến phóng xạ, mép bụng vỏ, đường vân màng áo.

(Nguồn ảnh :Nguyễn Quang Hùng, 2011)

Hình 2.4. Một số đặc điểm hình thái ngoài để nhận dạng các loài trai tai tượng vẩy

Đo chỉ tiêu hình thái ngoài: Bao gồm các chỉ tiêu về chiều dài, chiều rộng (dày), chiều cao vỏ, khối lượng toàn thân, khối lượng vỏ, khối lượng tuyến sinh dục, khối lượng dạ dày - ruột, giới tính…

(Nguồn ảnh : Nguyễn Quang Hùng, 2011)

Hình 2.5. Phương pháp đo và xác định các chỉ tiêu hình thái ngoài

Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo trong: Bao gồm tuyến sinh dục, dạ dày, ruột, mang, thận, cơ khép vỏ, màng áo, răng giữa, răng bên …

Phiến phóng xạ Gờ phóng xạ Lỗ tơ chân Đỉnh vỏ Đường vân màng áo Mép bụng vỏ Chiều dài vỏ

(Nguồn ảnh : Nguyễn Quang Hùng, 2011)

Hình 2.6. Một số đặc điểm cấu tạo trong của trai tai tượng

Các thiết bị sử dụng nghiên cứu bao gồm: Thước pamle, cân bàn, cân điện tử, kính hiển vi soi nổi Nikon, kính hiển vi Olympus, máy ảnh kĩ thuật số Canon, bộ đồ giải phẫu (dao mổ, kẹp, kéo, que đếm, ghim mẫu…) và một số dụng cụ chuyên dùng khác phục vụ nghiên cứu đặc điểm sinh học trai tai tượng.

Phương pháp phân tích dinh dưỡng

Phân tích trong phòng thí nghiệm. Hệ thống tiêu hoá gồm mang, thực quản, dạ dày và ruột được giải phẫu một cách tỉ mỉ để phân tích. Phần mang và thực quản được nghiền nhỏ, được rửa bằng nước cất trong ống nghiệm và lắc đều. Phần dạ dày và ruột (phần chứa chất màu đen) được rửa bằng nước cất trong ống nghiệm và lắc đều. Dùng ống nhỏ giọt hút dung dịch lên lam kính và quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại 200 và 400 lần để xác định thành phần loài TVPD trong hệ thống tiêu hoá của trai tai tượng.

Phân loại thành phần loài TVPD trong hệ thống tiêu hoá trai tai tượng cũng dựa theo phương pháp hình thái so sánh, căn cứ theo tài liệu của các tác giả: Trương Ngọc An (1993); Dương Đức Tiến (1996); Dương Đức Tiến, Võ Hành (1997); Kim Đức Tường (1964); Shirota A (1966); Isamu Yamaji (1973); Taylor (1976); Takaaki Yamagishi (1992); Tomas (1995); Guiry, M.D., Rindi, F. & Guiry, G.M., (2005).

Phương pháp phân chia nhóm tuổi:

Tham khảo tài liệu về phân chia giai đoạn phát triển của T. squamosa của Beckvar (1981). Đỉnh vỏ Cơ khép vỏ Cơ co rút Đường màng áo Lỗ tơ chân Dây chằng Răng

Cơ khép vỏ Cơ co rút Màng áo

Mang Thận

Tơ chân

Bảng 2.3: Phân chia giai đoạn phát triển theo nhóm kích thước chiều dài cơ thể T. squamosa

Giai đoạn

Con non Cá thể trưởng

thành Bố mẹ lưỡng tính Kích thước chiều dài cơ thể

(mm) <100 100-200 >200

Phương pháp phân tích sinh sản.

Việc phân tích các đặc điểm sinh học sinh sản theo Elizabeth Gosling (2004). Một số chỉ tiêu sinh học sinh sản cụ thể như sau:

* Sức sinh sản tuyệt đối (S): là toàn bộ số lượng trứng đếm được trong giai đoạn III.

S = Tổng số trứng giai đoạn III (hạt)Cá thể

* Sức sinh sản tương đối (s) được tính theo công thức sau:

s = WS

0

Trong đó: s: là sức sinh sản tương đối (trứng/g) S: là sức sinh sản tuyệt đối (trứng ). Wo: là khối lượng của cơ thể (g).

Phương pháp phân tích các giai đoạn phát triển của trứng và tinh

Thực hiện tại Viện Nuôi trồng Thuỷ sản I bằng phương pháp mô bệnh học truyền thống. Phương pháp nhuộm Hematocyline và Eosin (D.V. Lightner, 1996).

* Phương pháp xử lý mẫu

Chuẩn bị mẫu

- Lấy mẫu ra khỏi cồn 70% đặt lên khay sạch

- Dùng lưỡi dao lam cắt một phần nhỏ của cơ quan cần nghiên cứu sao cho các khối mô chỉ có độ dày nhỏ hơn 8 mm.

- Đưa các khối mô đã cắt vào trong cattsete và ghi lại kí hiệu mẫu để tránh nhầm lẫn khi xử lý.

Xử lý mẫu bằng máy xử lý mô tự động qua 12 bể chứa các loại hóa chất khác nhau theo quy trình sau (Hình 2.7)

- Bể 2: cồn 70% trong 30 – 60 phút - Bể 3: cồn 95% trong 30 – 60 phút - Bể 4: cồn 95% trong 30 – 60 phút - Bể 5: cồn 95% trong 30 – 60 phút - Bể 6: cồn 100% trong 30 – 60 phút - Bể 7: cồn 100% trong 30 – 60 phút - Bể 8: cồn 100% trong 30 – 60 phút - Bể 9: Xylen trong 60 – 90 phút - Bể 10: Xylen trong 60 – 90 phút - Bể 11: Parafine ở 650C trong 90 phút - Bể 12: Parafine ở 650C trong 120 phút Đúc parafin

- Sử dụng máy đổ để đổ parafin đã nóng chảy vào khuôn đã có mẫu, sau đó đặt khuôn lên dàn lạnh, sau ít phút có thể tạo ra các khuôn có chứa mẫu (hình 6). - Dùng dao gọt và cắt mẫu thành các khối hình thang cân hoặc hình chữ nhật.

Hình 2.7 Xử lý mẫu bằng máy xử lý mô tự động

Hình 2.8: Máy đúc mẫu Thermo shadon Histocentre 2

* Cắt lát mẫu (Hình 2.9)

- Gắn khối parafin có mẫu vào máy microtom - Cắt lát có độ dày từ 4-5 microm.

- Đưa lát cắt vào nước ấm (40-500C) có bỏ thêm lòng trắng trứng gà khoảng 1-2 phút để lát cắt giãn, không bị nhăn.

- Đặt lên máy sấy slide ở nhiệt độ 45-600C trong thời gian từ 1-4 giờ (tùy theo nhiệt độ).

* Nhuộm Hematocyline và Eosin

Ở nghiên cứu này thuốc nhuộm sử dụng là Hematocyline-Mayer, khi nhuộm thực hiện theo các bước sau (Hình 2.10):

- Làm mất parafin: Xylen I: 5 phút Xylen II: 5 phút

- Làm no nước mẫu: Etanol 100%: 2-3 phút Etanol 100%: 2-3 phút Etanol 95%: 2-3 phút Etanol 95%: 2-3 phút Etanol 70%: 2-3 phút - Rửa nước ( nhúng trong nước 3-6 lần) - Nhuộm Hematocyline-Mayer; 4-6 phút - Rửa qua nước chảy nhẹ: 4-6 phút - Nhuộm Eosin: 2 phút

- Làm mất nước mẫu: Etanol 75%: 10 lần nhúng Etanol 95%: 10 lần nhúng Etanol 95%: 10 lần nhúng Etanol 100%: 10 lần nhúng Etanol 100%: 10 lần nhúng

- Làm trong mẫu: Xylen III: 2-3 phút Xylen IV: 2-3 phút

- Dán lamel lên lam có chứa mẫu bằng Bom canada pha sao cho khi Xylen bay hơi không tạo ra những vùng không có keo trên tiêu bản.

- Đậy lamel sao cho tiêu bản không có bọt khí. - Sau khi đậy xong tiêu bản cần dán nhãn đầy đủ.

Hình 2.9: Quy trình cắt lát, làm nhãn và sấy khô mẫu

Hình 2.10: Buồng chứa các bể hóa chất nhuộm mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn lợi và một số đặc điểm sinh học của loài trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa lamarck, 1819) tại Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Nam Yết, Phú Quốc ở biển Việt Nam (Trang 45)