Đặc điểm dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn lợi và một số đặc điểm sinh học của loài trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa lamarck, 1819) tại Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Nam Yết, Phú Quốc ở biển Việt Nam (Trang 54)

Đặc điểm dinh dưỡng của trai tai tượng vẩy (T. squamosa)

Hầu hết các loài hai mảnh vỏ đều có tập tích dinh dưỡng bằng cách lọc thức ăn và lấy các hợp chất hữu cơ trong môi trường nước. Nhưng ở loài trai tai tượng vẩy thì quá trình dinh dưỡng rất đặc biệt. Ban đầu, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trai tai tượng vẩy chỉ có hình thức dinh dưỡng nhờ vào quá trình lọc nước để lấy thức ăn là mùn bã hữu cơ và các phần tử li ti trong nước. Tuy nhiên, sau đó qua quá trình nghiên cứu sâu hơn, các tác giả như Nguyễn Quang Hùng, 2011. Đều kết luận rằng: Hầu hết

Tuyến sinh dục

Thận Đường tiêu hoá

Mép vỏ Màng áo Phiến sinh trưởng Phiến sinh trưởng Màng áo

các loài thuộc họ Trai tai tượng Tridacnidae trong đó có loài T. squamosa có 2 hình thức dinh dưỡng chủ yếu là: Tự dưỡng thông qua ăn lọc các mảnh vụn hữu cơ ngoài môi trường nước và cộng sinh với một số loài tảo quang hợp (Symbiodinium microadriaticum) sống bám trên phần màng áo nhô ra ngoài vỏ để lấy nguồn dinh dưỡng nuôi cơ [64]

Bước đầu nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng nên đề tài chưa có kết quả sâu về phần dinh dưỡng cộng sinh với một số loài tảo quang hợp, số liệu chủ yếu ở dạng tổng hợp để tham khảo. Về phần dinh dưỡng tự dưỡng thông qua ăn lọc, do một số hạn chế đề tài luận văn chưa thể đánh giá được tỷ lệ phần trăm dinh dưỡng của trai ở từng hình thức dinh dưỡng mà chỉ đưa ra được những số liệu nghiên cứu về thành phần một số loài thực vật phù du trong hệ thống ống tiêu hoá của chúng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn lợi và một số đặc điểm sinh học của loài trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa lamarck, 1819) tại Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Nam Yết, Phú Quốc ở biển Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)