HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH THÁI HÀ
2.3.1. Đánh giá thực trạng
Kết quả đã đạt được
Năm 2012 Ngân hàng TMCP Bắc Á đã được Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 15% - mức cao nhất giành cho các ngân hàng xếp hạng nhóm II. Chỉ tiêu tăng trưởng 15% sẽ là cơ hội để Ngân hàng Bắc Á cũng như chi nhánh Thái Hà tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chiến lược kin doanh nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường quản trị rủi ro và phát triển bền vững. Chi nhánh đã đẩy mạnh các sản phẩm, dịch vụ hiện đại và thuận tiện hơn đối với khách hàng cá nhân.
Trong chiến lược phát triển từ năm 2015 đến năm 2020, ngân hàng đặt mục tiêu đưa thế hệ các nhà đầu tư lên tầm cao mới, hòa nhập với quốc tế, nhằm thức dậy tài nguyên và trí tuệ Việt Nam. Điều đó tạo điều kiện cho chi nhánh có thể mở rộng được hoạt động tín dụng cũng như quản lý tốt rủi ro.
Đa phần chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dành cho các ngân hàng ở mức 12%, cá biệt có Vietinbank được 13%, một số ngân hàng được mức 10%. Với chỉ tiêu được giao tăng “khiêm tốn” như năm nay, một số ngân hàng đã phải điều chỉnh định hướng hoạt động.
Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank) cho biết, ngân hàng này đã nhận được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước giao cho là 12%, thấp hơn mức dự tính của ngân hàng.
Tương tự, dù được áp dụng mức tăng chỉ tiêu tín dụng cao nhất năm 2013 là 13% nhưng Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinkank) cũng đã phải điều chỉnh lại kế hoạch cho khớp với định mức của Ngân hàng Nhà nước. Tại hội nghị
triển khai kế hoạch kinh doanh đầu năm, ngân hàng này công bố mục tiêu tăng trưởng tín dụng và đầu tư ở khoảng 15 - 20%, nhưng hiện tại, Vietinbank đã đưa con số này về mức 13%. Như vậy nếu so sánh trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam thì Ngân hàng Bắc Á vẫn được cho phép với mức tăng trưởng tín dụng lớn nhất. Điều đó cho thấy, sự phát triển ổn định và bền vững của ngân hàng đã đặt được niềm tin trên thị trường.
Chúng ta có thể thấy, trong công tác huy động vốn nguồn vốn huy động được từ khu vực dân cư chiếm tỷ trọng tương đối lớn, khoảng 50% qua những năm gần đây.Việc huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng cao đảm bảo một sự phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng vì nguồn vốn từ khu vực dân cư thường có tiềm năng dồi dào, có chi phí rẻ hơn, ổn định và không chịu nhiều áp lực từ các chủ trương, chính sách của NHNN như vốn vay liên ngân hàng, hay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh đó, hiện nay dư nợ đối với bất động sản đã được ngân hàng giảm thiểu một cách tối đa, thận trọng với các bộ hồ sơ vay vốn. Công tác thẩm định hồ sơ, tài sản thế chấp vay vốn cũng được kiểm tra một cách cẩn thận, liên kết chặt chẽ với Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Hoạt động huy động vốn ngày càng được mở rộng về cả quy mô cũng như chất lượng nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. Trong giai đoạn thị trường BĐS đang đóng băng thì việc giảm tỷ lệ dư nợ đối với cho vay mua BĐS đã góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng, tập trung đầu tư vào các hạng mục cho vay khác. Thêm vào đó là hoạt động thu hồi nợ, nợ khó đòi đối với BĐS không phải là vấn đề cấp thiết nhiết nhất của chi nhánh như các ngân hàng khác.
Tồn tại
• Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép ở mức cao nhưng để đạt được tốc độ tăng trưởng như thế thực sự là cả một thách thức đối với ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng. Thực tế hiện nay, các ngân hàng đang ra sức tiếp thị cho vay với nhiều gói tín dụng lãi suất thấp, thậm chí dưới 10% nhưng doanh nghiệp vẫn thờ ơ. Hiện nay, trừ một số ít ngân hàng nhỏ, yếu kém vẫn đói thanh khoản, còn lại đều dư thừa tiền. Không thể liều lĩnh hạn điều kiện vay vốn, các ngân hàng chủ yếu cạnh tranh bằng lãi suất, chủ động hạ lãi suất để thúc đẩy tín dụng đầu ra. Nhưng hoạt động cho vay vẫn rất khó khăn, chậm chạp vì
vậy mà đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 9-12% là cả một thách thức. Ngân hàng Bắc Á tuy là một ngân hàng có lịch sử phát triển lâu dài nhưng cũng không thể không nhìn nhận rằng những ngân hàng lớn như VietinBank hay BIDV thì mức tăng trưởng tín dụng của họ cũng chưa đạt được mức 15% tại thời điểm hiện nay. Chính vì thế có rất nhiều khó khăn đối với NASB để đạt được mức tăng trưởng lớn như vậy.
• Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn có xu hướng tăng trong 2 năm trở lại đây trong khi tỷ lệ đó có xu hướng giảm ở những năm trước đó, nếu như ngân hàng không tìm cách giảm được tỷ lệ đó sẽ gây khó khăn trong hoạt động tín dụng của mình.
• Do tác động của thị trường BĐS nên tỷ lệ cho vay mua BĐS của chi nhánh đang có xu hướng giảm. Ngân hàng thận trọng hơn trong việc cho vay ở mục đích này, công tác dự báo, đánh giá chưa thực sự tốt. BĐS là một tài sản lớn và tiềm năng cho vay đối với thị trường này rất cao. Tuy nhiên việc dự báo, cũng như giải quyết vấn để xảy ra khi thị trường BĐS có biến động còn kém nên khiến cho chi nhánh ngày càng rời xa nguồn cho vay nhiều tiềm năng này. Chúng ta có thể thấy, NASB cũng như các ngân hàng khác, khi thị trường BĐS phát triển mạnh thì đây là nơi cho vay rất nhiều nhưng khi thị trường suy yếu thì lập tức cắt giảm tối đa. Đó là cách giải quyết không thực sự hiệu quả và thiếu chuyên nghiệp, thụ động chờ đợi động thái tích cực từ phía nhà nước và thị trường.